Solskjaer, 1 năm nhìn lại

Kinh Thi Kinh Thi
11:50 ngày 20-12-2019
Hôm qua (19/12) là cột mốc vừa tròn 1 năm từ khi Man United trao ghế HLV (ban đầu là tạm quyền, về sau là chính thức) cho Ole Gunnar Solskjaer. Nhìn lại 1 năm, số liệu lạnh lùng cho thấy M.U của Solskjaer chẳng tiến bộ chút nào so với thời Jose Mourinho. Nhưng số liệu không nói lên được, rằng M.U của Solskjaer đã rất khác trước đó.

Lịch thi đấu, Kết quả, BXH Premier League 2019/20

Khi Ole Gunnar Solskjaer đến Old Trafford tiếp quản ghế HLV trưởng từ tay Jose Mourinho, M.U đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng Premier League. Cựu cầu thủ này bất ngờ dẫn dắt M.U thắng liền 6 trận đầu tay ở Premier League. Nhưng M.U vẫn chỉ đứng ở vị trí số 6 sau chuỗi trận choáng ngợp ấy. Để rồi bây giờ, người ta nhìn lại một năm dưới thời Solskjaer và thấy rằng M.U vẫn cứ đang đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng!

Đấy là bức tranh tổng quát. Đi vào chi tiết thì Solskjaer thắng đúng 50% số trận trong 1 năm qua. Trong 1 năm trước đó, M.U thắng 50,9%. Một năm trước nữa, M.U thắng 64,1%. Tỷ lệ thắng của Solskjaer như thế là quá tầm thường? Hiệu số bàn thắng-bại của M.U dưới thời Solskjaer là +27. Một năm trước đó là +24.

Một năm trước nữa là +77. Trong 1 năm huấn luyện của Solskjaer, M.U giữ nguyên mành lưới ở 14 trận. Một năm trước đó là 19 trận. Một năm trước nữa là 33 trận. Tóm lại, nhìn vào thống kê nào cũng thấy Solskjaer không thể vực dậy M.U như sự chờ đợi dành cho một cựu cầu thủ mà báo giới từng phóng bút là “thấm đẫm dòng máu M.U”.

Tiếp tục thống kê. M.U của Solskjaer lấy được bình quân 1,71 điểm/trận. Trước đó là 1,82 (Jose Mourinho); 1,84 (Louis Van Gaal); 1,68 (David Moyes). Thời Solskjaer, M.U ghi bình quân 1,63 bàn/trận. Trước đó là 1,42 (Mourinho); 1,63 (Van Gaal); 1,65 (Moyes). Còn nhiều nữa, nhưng... rất chán.

Trong nhiều trường hợp, độc giả có thể tự hỏi: báo giới cứ liên tục trưng ra những con số thống kê (vâng, sẽ công phu để có được số liệu như thế)... để làm gì? Số liệu thống kê có thể nói lên những điều rất hay, nhưng cũng có thể đánh lừa người xem, và trong nhiều trường hợp thì chúng chẳng nói lên điều gì.

Không có cầu thủ nào đứng gần, không chịu áp lực gì, nhưng Paul Pogba vẫn chuyền bóng... thẳng ra biên. Thái độ, tinh thần, suy nghĩ trong một đường chuyền như thế, thì chẳng có hệ thống kỹ thuật nào thống kê được. Đấy chỉ là một ví dụ.

Man United dưới thời Solskjaer có tinh thần thi đấu rất cao

Số bàn thắng mà M.U ghi được trong 1 năm dưới thời Solskjaer không khác bao nhiêu so với 1 năm trước. Nhưng khác biệt nằm ở cách ghi bàn: M.U của Solskjaer giữ bóng ít hơn, nhưng sút cầu môn và ghi bàn nhiều hơn. Leicester là đội duy nhất ở Premier League hơn được M.U về số bàn thắng và cơ hội ghi bàn từ tình huống phản công trong 1 năm qua. Cụ thể, M.U của Solskjaer ghi 7 bàn và có 35 cơ hội dứt điểm từ tình huống phản công. Một năm trước đó: 0 bàn, từ 6 cơ hội!

Dưới thời Solskjaer, M.U trông rõ ràng hơn, từ diện mạo cho đến cách chơi, từ kế hoạch cho đến tinh thần. Lối chơi đơn giản, tốc độ. Khai thác tối đa sức trẻ. Ít ra, đấy cũng là những điều người xem cảm nhận được khi M.U của Solskjaer ra sân.

Người ta hiểu Solsjaer và các cầu thủ của ông muốn gì. Đấy là khác biệt quá lớn, so với hình ảnh 1 năm trước đó: chẳng ai biết ngôi sao Paul Pogba nghĩ gì, muốn gì, trong đường chuyền hỏng mang tính điển hình, chắc sẽ còn ám ảnh giới hâm mộ M.U trong nhiều năm nữa.

Ngày xưa, Solskjaer chỉ là cầu thủ kha khá về đẳng cấp, nên mới được nhớ đến như một “siêu dự bị”. Ông thường làm nên chuyện trong những trận đấu lớn. Bây giờ, M.U của Solskjaer cũng như vậy. Họ lấy đến 14 điểm trong 6 trận gặp Liverpool, Man City, Tottenham, Leicester, Arsenal, Chelsea ở Premier League mùa này.

Nhưng đấy không phải là đẳng cấp thực. M.U của Solskjaer có tinh thần thi đấu rất cao và có khả năng làm được nhiều hơn khả năng thực trong những trận đấu lớn. Đây cũng là khác biệt so với M.U trước khi Solskjaer xuất hiện, mà máy móc không tính toán, thống kê được.

Dưới thời Solskjaer, M.U vươn đến cột mốc 4.000 trận liên tiếp có sử dụng cầu thủ tự đào tạo (ít ra là cũng ngồi ghế dự bị). Đấy tất nhiên là truyền thống kéo dài từ thập niên 1930. Riêng Solskjaer cũng rất mạnh dạn trong vấn đề này. Tuyệt đại đa số bàn thắng của M.U mùa này, ở mọi giải, được ghi bởi các cầu thủ do chính M.U đào tạo. Đây cũng là đặc điểm đáng chú ý khi nhìn lại 1 năm của Solskjaer.

10. “Chỉ” mới cầm quân 1 năm, HLV Ole Gunnar Solskjaer đã cho 10 cầu thủ do chính M.U đào tạo đá trận ra mắt Quỷ đỏ. Tương lai của những cầu thủ như Brandon Williams, Mason Greenwood có vẻ đầy hứa hẹn. Lối chơi của M.U cũng liên quan nhiều đến các cầu thủ trẻ.

Vẫn còn đấy “vấn đề Pogba”

Paul Pogba chấn thương, chỉ mới xuất hiện 5 lần ở Premier League mùa này. Từ khi trở lại M.U năm 2016, chưa bao giờ Pogba thi đấu ít như hiện nay. Trong 5 trận Pogba thi đấu (luôn có mặt đủ 90 phút), M.U chỉ thắng 1. Giả sử có Paul Pogba, M.U có liên tiếp thắng Tottenham và Man City? Bản thân Pogba luôn là một vấn đề - tốt hoặc xấu - mà giới quan sát dường như đã quên tính đến khi đánh giá M.U trong mùa bóng này.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x