Barca trở thành vua kiếm tiền như thế nào?

ĐIỆP ANH
09:27 ngày 13-06-2020
Barcelona chính là CLB bóng đá có doanh thu số một thế giới trong mùa giải 2018/19. Làm thế nào mà Gã khổng lồ xứ Catalunya có thể trở thành vua kiếm tiền trong môn thể thao vua như vậy?
Barca trở thành vua kiếm tiền như thế nào?

Những con số ấn tượng

Trên mặt trận kim tiền, Barca đã vươn tới cột mốc lịch sử trong mùa giải 2018/19. Theo thống kê của hãng tư vấn kiểm toán và các dịch vụ tài chính danh tiếng Deloitte, Barcelona là CLB bóng đá đầu tiên trong lịch sử cán mốc doanh thu 800 triệu euro trong một mùa giải. Con số cụ thể mà Barca kiếm về từ mùa giải 2018/19 là 840,8 triệu euro.

Barca bỏ xa những ông lớn xếp ngay sau mình trên BXH Deloitte Football Money League là Real (757,3 triệu euro) và Man United (711,5 triệu euro). So với chính mình ở mùa giải 2017/18, doanh thu của Barca đã tăng tới 150,4 triệu euro. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của Barca lên tới 18%, vô cùng ấn tượng. Trong cùng mốc so sánh ấy, doanh thu của Real chỉ tăng thêm 6,4 triệu euro, doanh thu của M.U chỉ tăng thêm 45,7 triệu euro.

Nếu so với những đội bóng tên tuổi khác trong BXH Deloitte Football Money League này như Juventus (xếp thứ 10, doanh thu 459,7 triệu euro) và Arsenal (xếp thứ 11, doanh thu 445,6 triệu euro), doanh thu của Barca cao gấp gần 2 lần.

Barca khai thác rất tốt giá trị thương mại của mình

Chiến lược của Barca

Câu hỏi đặt ra: “Nhờ đâu mà Barca có thể đạt doanh thu vô đối như vậy?”.

Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng câu trả lời xuất phát từ những thành công chuyên môn của Barca. Tuy nhiên câu trả lời thực sự lại không hẳn như vậy. Thực tế chứng minh mùa giải Barca vươn lên ngôi vua trên BXH Deloitte Football Money League, mùa 2018/19, lại không phải mùa giải thành công rực rỡ nhất của họ về mặt chuyên môn. Barca “chỉ” có thể vô địch La Liga, dừng bước ở bán kết Champions League và thất bại trong trận chung kết Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha. Thành tích ấy không thể so với những mùa Barca giành cú ăn ba trước đây (Barca là CLB duy nhất đến nay giành cú ăn ba ở châu Âu tới 2 lần, vào mùa 2008/09 và mùa 2014/15).

Chiến lược phát triển của Barca được xác định rõ ràng: tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ bất chấp kết quả thi đấu trên sân cỏ thế nào (tất nhiên việc vô địch các giải đấu mỗi mùa vẫn là mục tiêu mà Barca luôn hướng tới). Chuyện này thoạt nghe có vẻ vô lý nhưng lại là chuyện khả thi. Có thể tham khảo một trường hợp điển hình khác, M.U những mùa gần đây không vô địch Premier League và thậm chí còn không được dự Champions League nhưng vẫn tăng trưởng doanh thu. Vấn đề mấu chốt nằm ở khâu làm thương hiệu. Cái này thì Barca đang làm rất tốt.

Những mùa gần đây, Barca đã xây dựng và phát triển thương hiệu rất mạnh mẽ, nhất là trên bình diện quốc tế. Thương hiệu Barca đã vươn độ phủ khắp nơi, đặc biệt là trên thị trường châu Á đầy tiềm năng. Việc phát triển thương hiệu mạnh mẽ này giúp Barca khai thác tốt giá trị thương mại và tăng doanh thu thương mại ấn tượng.

Đến Pique cũng biết cách mang về hợp đồng tài trợ siêu nặng đô cho Barca

Doanh thu của mỗi CLB bóng đá được tổng hợp từ 3 nguồn chính: bản quyền truyền hình, doanh thu thương mại và nguồn thu trực tiếp từ trận đấu. Trong khi tiền bản quyền truyền hình bị giới hạn về phạm vi (số đối tác) và nguồn thu trực tiếp từ trận đấu (chủ yếu là tiền bán vé) bị giới hạn bởi sức chứa của sân nhà, doanh thu thương mại (từ quảng cáo, tài trợ, bán các sản phẩm gắn với thương hiệu đội bóng…) có biên độ mở rộng và phát triển dồi dào hơn nhiều. Việc tăng trưởng từ doanh thu thương mại vì thế có ý nghĩa rất quan trọng với mục tiêu tăng trưởng doanh thu nói chung của đội bóng. 

Doanh thu thương mại của Barca trong mùa 2018/19 lên tới 385,5 triệu euro, tăng 60,9 triệu euro so với mùa giải 2017/18. Chỉ riêng doanh thu thương mại của Barca đã cao hơn tổng doanh thu của các đội bóng tên tuổi như Dortmund (xếp hạng 12, doanh thu 377,1 triệu euro), Atletico (xếp hạng 13, doanh thu 367,6 triệu euro) hay Inter (xếp hạng 14, doanh thu 364,6 triệu euro).

Không thể phủ nhận giá trị bản quyền truyền hình ngày càng tăng chóng mặt. Cũng chính vì thực tế ấy mà nhiều CLB đang bị phụ thuộc quá nhiều vào tiền bản quyền truyền hình. Cái hay của Barca là tiền thu từ bản quyền truyền hình vẫn tăng cao, nhưng tạo thêm được doanh thu thương mại khổng lồ để giảm bớt sự phụ thuộc vào tiền bản quyền truyền hình.

Không phải ngẫu nhiên mà giới chuyên môn nhận định Barca sẽ là CLB bóng đá đầu tiên chinh phục được mốc doanh thu 1 tỷ euro/mùa.

Cầu thủ cũng kiếm đối tác cho Barca

Cái hay đặc biệt của Barca là cầu thủ cũng biết cách kiếm về hợp đồng tài trợ bom tấn cho đội nhà. Điển hình là việc trung vệ Gerard Pique mai mối để hãng thương mại điện tử khổng lồ của Nhật Bản, Rakuten trở thành nhà tài trợ trên áo đấu của Barca. Tổng giá trị hợp đồng này (4 năm, mỗi năm 55 triệu euro, bắt đầu từ mùa 2017/18) lên tới 220 triệu euro.

XEM THÊM

Ronaldo và dàn sao Juventus nhận 'doping tinh thần' từ người đẹp hở hang

Lee Jina: Ring girl từng làm ở ngân hàng, giỏi 3 ngoại ngữ

WAGs nóng bỏng bị dọa giết vì có chồng người da màu

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x