'Hạn chế lưu lượng máu', cách tập mới tại Olympic Tokyo 2020

LAN HẠ
12:31 ngày 23-07-2021
Không chỉ có những màn so tài đỉnh cao, Olympic còn lôi cuốn NHM qua các phương pháp luyện tập độc đáo của cánh vận động viên. Tại Olympic Tokyo 2020, phương pháp tập luyện bằng cách “hạn chế lưu lượng máu” đang nổi lên như một trào lưu mới…
'Hạn chế lưu lượng máu', cách tập mới tại Olympic 2020

Ở Olympic Rio 2016 tổ chức tại Brazil, hình ảnh các VĐV khoe những vết tròn đỏ trên da đã gây sốt với nhiều người. Trên thực tế, đây là “giác hơi”, một phương pháp từ cổ xưa của Trung Quốc có tác dụng phục hồi các vùng cơ và gân bị đau. Sau 5 năm, “giác hơi” dường như đã trở thành “diễm xưa” khi khá nhiều VĐV tham dự kỳ Olympic năm nay đổ xô vào việc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách hạn chế lưu lượng máu.

Theo đó, khá nhiều VĐV, ví dụ như VĐV bơi người Mỹ, Michael Andrew hay Galen Rupp, người giành huy chương đồng nội dung thi marathon tại Olympic Rio 2016 thường xuyên buộc vào chân hay tay những chiếc vòng giống như kiểu thắt garo. Cả Andrew lẫn Galen đều áp dụng phương pháp tập luyện được gọi là hạn chế lưu lượng máu. Cụ thể hơn, nó có tác dụng giảm lưu lượng máu đến các cơ nhất định trong thời gian giới hạn để vừa tăng cường hiệu quả tập luyện vừa kích thích phục hồi cơ bắp.

Góp công phát triển độc chiêu này là tiến sĩ Jim Stray-Gundersen, một bác sĩ và nhà nghiên cứu y học thể thao vốn có sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan Olympic ở một số quốc gia như Hoa Kỳ hay Na Uy. Theo Stray-Gundersen, kết quả phân tích cho thấy, việc hạn chế lưu lượng máu thúc đẩy phản ứng nhanh hơn từ não để tăng tốc cho quá trình phục hồi các mô bị tổn thương. Trong khi đó, một số nghiên cứu độc lập cũng xác nhận những lợi ích tiềm năng của việc hạn chế lưu lượng máu trong quá trình tập luyện của các VĐV.

Michael Andrew (ảnh nhỏ) và các thành viên của đoàn thể thao Mỹ hào hứng với phương pháp tập luyện mới

Theo chia sẻ từ kình ngư Michael Andrew, anh được Chris Morgan, một HLV bơi kỳ cựu tại Mỹ giới thiệu về phương pháp này. Thoạt đầu, Andrew buộc những vòng đeo vào cánh tay khi chạy nước rút trên cạn để làm quen. “Cảm giác ban đầu thực sự rất khó chịu, vướng víu, thậm chí tôi còn mất cảm giác ở cánh tay bị buộc garo”, Andrew thổ lộ, “Phải mất một thời gian, tôi mới làm quen được và sau đó có thể tăng hay giảm độ căng của garo để kích thích lưu lượng máu nhằm tăng độ phục hồi”.

Từ chỗ cảm thấy bỡ ngỡ, Andrew dần dần nắm vững phương thức tập luyện. Cùng với Andrew, khá nhiều VĐV thuộc đoàn thể thao Mỹ cũng đã “đổi phỏm” sang tập luyện bằng việc hạn chế lưu lượng máu. Cơn sốt về độc chiêu luyện tập này còn lan tỏa đến những VĐV ở các đoàn thể thao Na Uy, Israel, Đan Mạch, Tây Ban Nha… khi đua nhau áp dụng tại Olympic Tokyo 2020.

Phát minh của người Nhật

Cựu võ sĩ Nhật Bản, Yoshiaki Sato được coi là cha đẻ của phương pháp tập luyện bằng cách hạn chế lưu lượng máu vào năm 1966. Nhà khoa học Stray-Gundersen từng có thời gian cộng tác với Sato và sau đó ông tạo ra phương pháp hạn chế lưu lượng máu của riêng mình vào năm 2016.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x