Magnus Carlsen, một thiên tài không... 'điên'

Cẩm Chi
09:40 ngày 15-06-2020
Đứng trước ống kính máy quay của kênh CNN, Magnus Carlsen nói rằng anh hy vọng mọi người không nhìn mình như một con “quái vật”. Đại kiện tướng cờ vua này muốn định nghĩa bản thân theo một ý niệm khác, như anh mô tả là “không chỉ biết đánh cờ vua”.
Magnus Carlsen, một thiên tài không... 'điên'

“Mozart của cờ vua” 
Lúc 2 tuổi, Carlsen đã cảm thấy mê mẩn trước những bộ lego. Anh bắt đầu xếp các bức tranh ghép từ 50 mảnh và dần dần nâng độ khó trong trò chơi xếp hình trí tuệ. Lớp 1, Carlsen làm quen với cờ vua dưới sự hướng dẫn của bố mình, ông Henrik. 

Năm 2010, Kasparov từng nói với tạp chí TIME: “Chẳng bao lâu nữa, cậu bé đó sẽ thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về cờ vua”. 13 tuổi, Carlsen đánh bại cựu vô địch thế giới Anatoli Karpov, cầm hòa huyền thoại Garry Kasparov và được phong đại kiện tướng. Sáu năm sau, anh là người trẻ nhất lịch sử đứng đầu BXH thế giới. Từ năm 2013, Carlsen đã là nhà vô địch thế giới. Một thập kỷ vừa qua chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Carlsen, một trong những cờ thủ xuất sắc nhất lịch sử và cũng là người định nghĩa lại hoàn toàn môn thể thao dành cho những bộ não phi thường.

Bây giờ, Carlsen là một công dân toàn cầu. 10 năm qua, anh dành thời gian chủ yếu trên máy bay, đi tới các vùng đất trên thế giới. Trung bình, mỗi năm anh xa nhà khoảng 212 ngày. Cho tới bây giờ, Carlsen vẫn là cờ thủ duy nhất được quản lý toàn thời gian bởi một công ty. Đứng sau Carlsen là đội ngũ 18 nhân viên hậu cần, chuyên tâm làm việc phục vụ đảm bảo Carlsen luôn ở trong trạng thái thoải mái nhất. 

Ở Oslo, quê hương của Carlsen, người ta ví von anh với Mozart, nhà soạn nhạc thiên tài của Áo. Trên giá sách trong nhà Carlsen là chi chít huy chương, bảng vị và cúp lưu niệm. Carlsen không thể nhớ chính xác mình đã vô địch bao nhiêu lần, chỉ mang máng ước lệ khoảng… 300 giải.  

Magnus Carlsen có hẳn một công ty hậu cần riêng cho mình

Bình thường nhất trong những kẻ… bất bình thường 
Carlsen thừa nhận, anh kiếm sống chủ yếu bằng cờ vua. Anh dự tính trong 7 năm nữa, mình vẫn sẽ tập trung vào thi đấu. Nhưng Carlsen không muốn định vị bản thân muôn đời là một cờ thủ. Anh bảo rằng, muốn là một người bình thường chứ không phải thiên tài đầu to mắt cận nhìn thế giới xoay quanh bàn cờ. 
Mấy năm qua, Carlsen manh nha một vài dự án chuẩn bị cho tương lai sau này. Anh góp vốn vào G-Star, một công ty thiết kế thời trang của Hà Lan. Anh ký một hợp đồng tài trợ kéo dài tới 8 năm với hãng xe sang Porsche của Đức, trước khi tự mình khởi nghiệp bằng một phần mềm công nghệ dạy đánh cờ. Với Carlsen, cờ vua là sự khởi đầu, chứ không phải điểm kết thúc. 

Sau chiến thắng nghẹt thở trước Fabio Caruana vào năm 2018, Carlsen suy nghĩ lại về mục tiêu cuộc sống. Anh cảm thấy khó thở khi đứng trước những nước cờ quyết định, thấy mình thật nhỏ bé và đầy sợ sệt biết bao nhiêu. Năm đó, Carlsen đã trả lời họp báo rằng nếu thua, anh sẽ không bao giờ trở lại cờ vua. 

Khoảnh khắc ấy, Carlsen nhận ra mình là một người… bình thường, có cảm xúc, có vui buồn và có mong muốn bộc lộ những xúc cảm ấy. “Một cờ thủ kiểu mẫu sẽ không bao giờ để lộ cảm xúc hay suy nghĩ ra khuôn mặt. Với giới cờ vua, lý trí và cảm xúc là hai trạng thái độc lập. Nhưng đó không phải là con người tôi”, Carlsen trả lời họp báo vào đầu năm 2019. 

Tháng trước, Carlsen trải qua một trải nghiệm tương tự, và thậm chí là còn tệ hơn rất nhiều. Anh để thua Alireza Firouzja, tài năng đang lên 17 tuổi người Iran tại vòng 1/16 tại chính giải đấu trực tuyến do mình phát động. “Tôi bước ra khỏi cửa, và có người chạy ra chất vấn rằng tại sao tôi lại thua. Rồi người ta còn chửi rủa, không phải vì họ ghét tôi đâu mà vì họ không quen với cảnh tôi thất bại. Tôi cũng ghét thua lắm, nhưng đâu có gì là bất biến, trường tồn với thời gian. Lúc đó, tôi thấy bi quan lắm”, Carlsen bộc bạch. 

Với Carlsen, cờ vua là quan trọng nhất, nhưng không phải tất cả. Trong những năm tới, anh sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, làm quen các mô hình kinh doanh để định vị bản thân là một “doanh nhân”. “Thể thao có giới hạn, và giới hạn ấy thường xuất hiện sớm hơn ta tưởng tượng”, Carlsen kết luận. 

Treo thưởng bạc triệu cho tour đấu cờ trực tuyến
“Carlsen Tour”, giải đấu cờ trực tuyến do Magnus Carlsen khởi xướng, đang nhận được sự chú ý đặc biệt từ NHM. Ý tưởng tổ chức được Carlsen đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Theo dự kiến, Carlsen Tour gồm 4 giải đấu diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay với tổng số tiền giải thưởng của 4 giải  lên đến 1 triệu USD. Đồng thời, giải cờ chung kết giữa những người chiến thắng ở 4 giải cờ này sẽ được diễn ra vào cuối năm nay.

Vài nét về Magnus Carlsen 

Họ tên đầy đủ: Sven Magnus Oen Carlsen. 
Sinh ngày: 30/11/1990 tại Tonsberg, Vestfold, Na Uy.
Danh hiệu: Đại kiện tướng năm 2004.
Vô địch cờ vua thế giới: 2013, 2014, 2016,  2018.
- BXH hiện tại của FIDE (Liên đoàn cờ vua quốc tế): 2863 (tháng 6/2020), Hạng 1.
- Hệ số ELO cờ tiêu chuẩn cao nhất: 2882 (tháng 5/2014), cao nhất trong lịch sử.
- Kỷ lục có được: Vô địch thế giới cả 3 nội dung cờ tiêu chuẩn, cờ nhanh, cờ chớp vào 2  năm: 2014 và 2019.

XEM THÊM

Lewis Hamilton giàu nhất giới thể thao tại Anh

Federer, Serena & kẻ thù thời gian

Bạo lực & tội ác, những góc khuất của sumo

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x