Nghề caddie cũng lắm chỗ bèo bọt

Kinh Thi Kinh Thi
07:30 ngày 03-12-2020
Nghề nào cũng có mặt trái. Caddie trong môn golf không phải ngoại lệ. Đôi khi cũng lắm đắng cay, bèo bọt. Sẽ là sai lầm nếu nhìn vào những bảng liệt kê thu nhập của caddie ở các giải đấu lớn nhất thế giới rồi hình dung sự béo bở của nghề này.
Nghề caddie cũng lắm chỗ bèo bọt

Năm ngoái, từng có tranh cãi khi caddie David Giral Ortiz trả lời phỏng vấn, rằng chỉ nhận được 5.000 USD tiền thù lao, thay vì 20.000 USD như thỏa thuận, từ VĐV nổi tiếng Matt Kuchar. Một ngôi sao thuộc môn “quý tộc”, đã kiếm được hơn 50 triệu USD tiền thưởng từ hệ thống giải PGA, có thể kỳ kèo “chút tiền lẻ” với người sát cánh với mình ngay trên sân? Chúng ta hiểu thêm về sự bạc bẽo của nghề caddie trong môn golf.

Đúng là caddie “sát cánh” với VĐV, đến một mức độ mà hình như không có nhân vật “phụ việc” nào ở những môn thể thao khác phải, hoặc được làm. Anh ta phải thấu hiểu VĐV - từ tính tình cho đến thói quen, chiến thuật, sở trường chuyên môn. Anh ta phải hiểu rõ địa hình sân bãi; thời tiết, khí hậu... Nói đến caddie là phải nói ngay đến công việc xách bị, xách gậy... Kỳ thực, một caddie giỏi giữ vai trò lớn hơn cả một trợ lý cho VĐV. Anh ta còn là người bạn, cố vấn kỹ thuật, thậm chí là một... triết gia nữa. VĐV thường phải tham khảo ý kiến của caddie trước khi quyết định giải pháp kỹ thuật cũng như chiến thuật. Caddie “sống” cùng ngôi sao của mình, ngay trên sân golf, giữa các đối thủ thượng thặng, trước và sau từng đường bóng. Hiển nhiên, một trong những chi tiết đầu tiên người ta muốn biết, là caddie có thu nhập như thế nào, nhất là khi so sánh với VĐV “của họ”.

Jimmy Johnson (caddie của Justin Thomas) dẫn đầu về thu nhập trong mùa giải 2019/20 của PGA (502.000 USD). Người đứng thứ 20 trong danh sách này là Tim Giuliano (caddie của Richy Werenski) lãnh 183.000 USD. Lương căn bản của cả 20 “ngôi sao caddie” hàng đầu đều là 120.000 USD. Cạnh đó là tỷ lệ % trong tiền thưởng theo thành tích của VĐV. Thông thường, caddie trong hệ thống giải của PGA lãnh 10% tiền thưởng của nhà vô địch, 7% tiền thưởng của VĐV trong “Top 10”, 5% tiền thưởng của các VĐV còn lại. Không phải VĐV nào cũng có thành tích khi dự giải lớn. Vậy nên, caddie cần có lương căn bản - khoảng 2.000 đến 2.500 USD/tuần. Tất nhiên, chúng ta đang nói về dạng caddie có thu nhập cao nhất thế giới. Như thế là cao hay thấp, tùy bạn!

Khi VĐV chọn caddie, họ chỉ “nói miệng” nói miệng với nhau. Có nghĩa, caddie có thể “bị đuổi việc” bất cứ lúc nào. Một đường bóng hỏng bất chợt cũng có thể khiến caddie lo lắng rồi. VĐV có “giận cá chém thớt”, có đổ lỗi cho mình khi thất bại? Có nên nói gì, hoặc không nói gì, với anh ta, trong hoàn cảnh ấy? Tiền chia theo thành tích thì, trong phần lớn trường hợp, cũng như tiền “boa” ở những lĩnh vực khác mà thôi. Đâu phải giải nào cũng có quy củ hoặc thông lệ rõ ràng. Còn việc không ký hợp đồng là bởi, caddie và VĐV tuy “cùng đội” theo một ý nghĩa nào đó, nhưng lại ở hai thế giới hoàn toàn khác nhau. VĐV có những chính sách, quy định riêng về biết bao vấn đề bảo hiểm (xã hội, sức khỏe...), còn caddie coi như chỉ là một nghề tự do.

Vì cái tính chất “nghề tự do” ấy, caddie phải tự bỏ tiền túi để trang trải chi phí đi lại, ăn ở... Forbes có thể nhìn vào cơ cấu giải thưởng để phán ngay thu nhập của những caddie hàng đầu, và quá ác khi những “phán xét” như vậy có phần nào đó lừa dối cảm nhận của những ai quan tâm. Thu nhập 2.500 USD/tuần ư? Nhưng đấy là công việc ổn định quanh năm, cả 52 tuần đều có giải, có việc? Và caddie được bao ăn ở, đi lại?

Giống như bao lĩnh vực khác, nhiều caddie bước vào nghề này trước tiên chỉ vì yêu golf. Thế rồi, trong công việc, một caddie “có tâm” có thể sẽ tìm ra những bài học hay trong cách sống nói chung, chẳng liên quan gì đến “cơm áo gạo tiền”. Có thêm kinh nghiệm về cách đối nhân xử thế chẳng hạn. Từ đó, hình thành một thế giới riêng cho những caddie. Dù sao đi nữa, một với niềm đam mê riêng của mình vẫn có cái hạnh phúc của sự trải nghiệm ngay trong trận đấu, mà bản thân caddie ấy thậm chí còn được tham gia ở một mức độ nào đấy.

Caddie trung thành của Tiger Woods

Tiger Woods may mắn có một caddie trung thành như Joe LaCava. Giai đoạn đen tối 2014-2017 khi Woods liên tục chấn thương, anh từng khuyên LaCava chuyển sang phục vụ tay golf khác. Nhưng LaCava từ chối và tiếp tục trung thành với Woods. Đáp lại, Woods vẫn trả lương cho LaCava ngay cả khi anh không thi đấu. Riêng trong năm 2020, LaCava đã có 5 tháng ngồi không vì Woods ít thi đấu do Covid-19. Tuy nhiên họ vẫn gắn bó không rời như một cặp golfer-caddie tiêu biểu của làng golf thế giới.

Vì sao Woods chia tay Mike Cowan?

Sự nghiệp đánh golf của Tiger Woods mang đậm dấu ấn của Mike Cowan, caddie từng gắn bó với Woods trong giai đoạn 1996-1999. Đây là thời điểm Mike Cowan song hành và hỗ trợ đắc lực giúp Woods gặt hái những thành công vang dội. Tuy nhiên, Woods bất ngờ sa thải Mike vào tháng 3/1999 vì lý do ông này công khai mức lương trên báo (1.000 USD/tuần chưa kể % tiền thưởng từ mỗi chiến thắng của Woods). Dù vậy họ làm bạn tốt của nhau tới tận bây giờ. Mike cũng được xem là một trong những caddie vĩ đại của làng golf. 

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x