Nhượng quyền thể thao, mô hình đề cao sự công bằng

Việt Hà
10:00 ngày 22-04-2021
Ở Mỹ, các giải bóng rổ, bóng đá, bóng chày hay bóng bầu dục đều hoạt động theo mô hình nhượng quyền. Các CLB chịu sự kiểm soát gắt gao về tài chính, giới hạn tiền lương, nhằm thu hẹp tối đa khoảng cách giữa giàu và nghèo.
Nhượng quyền thể thao, mô hình đề cao sự công bằng

Ở bên kia bờ Đại Tây Dương lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Giới hạn tiền lương hầu như không có. Các đội bóng châu Âu mạnh sống, yếu chết. Họ phải xuống hạng nếu thành tích sân cỏ kém, và ngược lại. Mỗi CLB là một thực thể độc lập, tự chủ hoàn toàn, đi lên bằng thành tích sân cỏ, điển hình như RB Leipzig thăng 5 hạng trong 8 năm để có mặt tại Bundesliga. Trong khi, Inter Miami FC của David Beckham vừa thành lập đã “mua suất” chơi tại MLS với mức phí nhượng quyền 25 triệu USD. Và Miami yên tâm không bao giờ xuống hạng. Người châu Âu cười bóng đá Mỹ chẳng có chút cạnh tranh. Nhưng ngược lại, người Mỹ cười vào sự bóc lột, cá lớn nuốt cá bé của bóng đá lục địa già.

Vì sao người Mỹ trung thành với mô hình nhượng quyền trên mọi lãnh địa, từ đồ ăn nhanh như McDonals, KFC, cho tới thể thao bao gồm MLS (Major League Soccer), MLB (Major League Baseball), NFL (National Football League), NBA (National Basketball Association)? Trước hết, phải hiểu khái niệm nhượng quyền trong thể thao hoàn toàn tương tự nhượng quyền trong kinh doanh.

Lấy MLS làm ví dụ thì MLS là franchisor (bên nhượng quyền) còn CLB là franchise (bên nhận nhượng quyền). Một CLB Mỹ (hay Canada) muốn tham gia vào giải MLS thì chỉ phải trả một khoản phí nhượng quyền, thay vì hì hục thăng hạng từ thấp lên cao như bóng đá châu Âu. Nghe có vẻ đơn giản song không hề. Các điều kiện tài chính để một CLB gia nhập MLS đều rất cao, điển hình như việc sở hữu một SVĐ hàng trăm triệu đô. Và một khi đã nằm trong hệ thống MLS thì CLB chịu sự ràng buộc khắt khe về tài chính. 

David Beckham đang là chủ sở hữu Inter Miami, đội bóng vừa thành lập nhưng đã có suất dự MLS

Điểm khác biệt lớn nhất của mô hình nhượng quyền trong thể thao Mỹ là không có lên hạng, xuống hạng. Người châu Âu xem đó là mặt trái của MLS. Còn người Mỹ không xem đó là một vấn đề. Bởi đã là nhượng quyền thì yếu tố kinh doanh phải đặt lên hàng đầu. MLS tạo ra một thiết chế giúp tất cả cùng kiếm tiền, cùng nhau làm giàu. Doanh thu bán vé được chia 70% cho các đội chủ nhà, 30% còn lại chảy về MLS. Bản quyền truyền hình cấp quốc gia thuộc sở hữu của MLS nhưng các CLB được phép có doanh thu từ bản quyền truyền hình địa phương.

CLB bán cầu thủ thì phải chia 25 tới 44% phí chuyển nhượng cho MLS. CLB tự túc 100% mọi chi phí hoạt động trừ…trả lương cầu thủ. MLS hỗ trợ tối đa 4,9 triệu USD/năm cho một CLB để trả lương cầu thủ, với nhiều quy định gắt gao trong đó có việc một CLB chỉ có 3 cầu thủ nhận lương vượt trần (Designated Player). Doanh thu hàng năm của MLS được phân phối lại từ các CLB có doanh thu cao sang các CLB có doanh thu thấp. 

Hiểu nôm na là MLS hay NBA làm tất cả để hệ thống nhượng quyền của họ sống khỏe. Nói như các nhà kinh tế Mỹ, mô hình nhượng quyền tại các giải đấu lớn nước này hoạt động theo “lý tưởng chủ nghĩa xã hội”, nơi mà khoảng cách giàu nghèo bị san lấp, sự công bằng được đề cao tuyệt đối. Câu hỏi đặt ra là tại sao bóng đá châu Âu lại đi theo con đường khác, đầy rẫy sự bóc lột và tính cạnh tranh khốc liệt.

Nhìn vào nước Anh cuối thế kỷ 19, bóng đá đã phát triển chóng mặt với hàng trăm CLB. Thăng hạng và xuống hạng vì thế là giải pháp cho vấn đề của bóng đá Anh lúc đó: sự hỗn loạn. Nếu không có sự xáo trộn giữa các hạng đấu, sự trì trệ sẽ dìm chết cả nền bóng đá.

NBA đi theo mô hình nhượng quyền thể thao

Ngược lại ở Mỹ, các giải đấu thể thao không gặp vấn đề thừa thãi CLB. Chỉ có 32 đội trong NFL và 30 đội dự MLB. Nếu một đội bóng chày chơi tệ trong thời gian dài, họ không bị xuống hạng nhưng bị mất người hâm mộ và có thể phải chuyển tới một thành phố khác (một đòn trừng phạt khá nặng về tài chính).

Thể thao Mỹ không xuống hạng nhưng lại áp dụng luật “promotion” cho cầu thủ, anh ta sẽ phải xuống chơi tại giải AAA (hạng dưới) nếu chơi kém hoặc ngược lại được đôn lên từ AAA. Tất cả các biện pháp nhằm tăng sức cạnh tranh này không thể thúc đẩy tính chiến đấu bằng chiếc vé thăng hạng, xuống hạng của bóng đá châu Âu. Nhưng như đã nói ở trên, mô hình nhượng quyền của thể thao Mỹ hướng tới hiệu quả kinh doanh như thứ mà European Super League hướng tới.

Infantino ủng hộ sáp nhật MLS và giải vđqg Mexico
Chủ tịch FIFA, Gianni Infantino, bày tỏ sự ủng hộ với ý tưởng sáp nhập hai giải vô địch của Mỹ và Mexico. “Tôi nghĩ tiềm năng bóng đá của Mỹ và Mexico rất lớn. Và nếu hợp nhất hai giải đấu thì chúng ta sẽ có một giải vô địch hay nhất thế giới”, người đứng đầu FIFA nói trên Goal.com. Hiện Mỹ và Mexico đang ấp ủ kế hoạch hợp nhất hai giải vô địch MLS và Liga MX, nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng của ba nền bóng đá (Mỹ, Canada, Mexico) sẽ là đồng chủ nhà World Cup 2026.

Miami có thể bị phạt vì trả lương cao cho Matuidi
BTC MLS đang xem xét án phạt với Inter Miami FC vì trả lương vượt trần cho Blaise Matuidi khi chiêu mộ tiền vệ người Pháp vào tháng 8/2020. Theo quy định của MLS, mỗi CLB được có 3 cầu thủ nhận lương vượt trần nhưng phải đăng ký danh sách 3 người này. Nhưng vào thời điểm Matuidi tới Miami, anh nằm ngoài nhóm 3 ngôi sao được biệt đãi (Rodolfo Pizarro, Matias Pellegrini, Gonzalo Higuain). Hiện Miami đã bán Matias Pellegrini để điền Matuidi vào danh sách nhận lương cao. 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x