Thế vận hội mùa Đông & sự ảm đạm không lời giải đáp

Thanh Thủy
06:57 ngày 01-03-2022
Cho đến tận bây giờ, trải qua 24 kỳ thế vận hội và gần 100 năm tồn tại, Olympic mùa Đông vẫn là “khái niệm” xa lạ với phần lớn người yêu mến thể thao toàn cầu. Sự bí ẩn của đại hội thể thao này là lý do khiến nó trở nên cục bộ, bất chấp quy mô của giải đấu đang ngày càng mở rộng.
Thế vận hội mùa Đông & sự ảm đạm không lời giải đáp

Lạnh giá hơn mùa Đông

Nhiều người hài hước nói rằng, Olympic mùa Đông ít được biết đến, ít được truyền thông và giới mộ điệu quan tâm bởi lẽ thông tin về nó cũng lạnh giá như thời tiết ở địa điểm đăng cai. Olympic mùa Đông là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược với Olympic mùa Hè, về mọi mặt.

Tokyo 2020 đánh dấu kỷ lục 11.417 vận động viên từ 206 quốc gia và khu vực tranh tài ở 33 môn thể thao khác nhau. Bắc Kinh 2022 cũng xác lập kỷ lục 91 đoàn tham gia, gấp 5 lần số đoàn tại Thế vận hội mùa đông đầu tiên ở Chamonix, Pháp năm 1924. Tuy nhiên, không có sự đa đạng kéo theo như người ta mong đợi.

Điều kiện khắc nghiệt của các môn thể thao mùa Đông là lý do quan trọng khiến các kỳ thế vận hội bị bỏ quên. Các quốc gia châu Phi và Nam Á vốn quen với khí hậu nhiệt đới và không thể tiếp cận các môn thể thao mùa Đông phổ biến nhất. Họ thiếu cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và hạn chế về cơ hội tập luyện và thi đấu.

Trong nỗ lực thay đổi tình hình, Ủy ban Olympic (IOC) từng cung cấp hạn ngạch cho phép các quốc gia và khu vực có các đoàn Olympic mùa Đông tham dự Thế vận hội theo suất đặc cách. Saudi Arabia và Haiti đã cử vận động viên trượt tuyết đến Bắc Kinh, trong khi Nigeria và Eritrea tranh tài ở Olympic mùa Đông thứ 2 trong lịch sử, sau lần ra mắt tại PyeongChang 2018.

Tuy nhiên, những nỗ lực của IOC không thể tạo ra bước ngoặt như kỳ vọng. Cách đây 4 năm, có 8 quốc gia châu Phi cử vận động viên đến Hàn Quốc - một con số kỷ lục. Nhưng đến năm nay, chỉ còn 5 quốc gia của lục địa đen tham dự Thế vận hội tại Bắc Kinh. Ngoài vấn đề khí hậu, một yếu tố quan trọng khác khiến Olympic mùa Đông ngày càng trở nên phân hóa, đó là khoảng cách quá lớn giữa nước giàu và nước nghèo.

Tại PyeongChang 2018, không có vận động viên nào đến từ châu Phi, Trung hoặc Nam Mỹ giành huy chương, trong khi Na Uy - một trong những quốc gia giàu nhất thế giới giành ngôi nhất toàn đoàn, cho dù dân số của họ chỉ khoảng 5 triệu người.

“Học bổng” của IOC là vô nghĩa

Trong gần 100 năm, IOC có lẽ đã làm mọi cách để Olympic mùa Đông phát triển và phổ biến hơn. Một trong những nỗ lực đáng ghi nhận nhất của IOC là trao “học bổng” cho các vận động viên trên toàn thế giới, đào tạo họ đủ điều kiện tham dự các môn thể thao mùa Đông ở cấp độ cao nhất.

IOC tuyên bố các học bổng này “nhằm mục đích giúp tất cả mọi người đều có thể thành công tại Thế vận hội”. Nó phân bổ một phần đáng kể lợi nhuận của các kỳ Olympic cho các vận động viên và các huấn luyện viên thông qua từng Ủy ban Olympic Quốc gia (NOC) để giúp họ phát triển bản thân. Theo IOC, có 429 vận động viên từ 80 NOC đã được trao học bổng trước Bắc Kinh 2022.

Thế nhưng, cách tuyển chọn các vận động viên để trao học bổng cũng nhanh chóng lặp lại các vấn đề cũ. Các vận động viên châu Âu đã chiếm gần 69% số trong tổng số 429 suất học bổng mà IOC trao tặng, trong khi những ngôi sao châu Phi chỉ chiếm 4%.

Sau cùng, cũng chỉ có 239 vận động viên có học bổng đủ điều kiện dự Bắc Kinh 2022. Tính tổng cộng, các vận động viên châu Âu vẫn hưởng lợi nhất từ quỹ học bổng này, nhận được hơn 5 triệu USD. Tiếp đó là các vận động viên châu Á với 955.053 USD, Châu Mỹ 944.917 USD, Châu Đại Dương 441.000 USD và Châu Phi 177.000 USD.

Nói cách khác, dù làm nhiều cách khác nhau, tạo ra sự công bằng và phổ biến cho Olympic mùa Đông là điều viển vông. IOC và những quốc gia mạnh nhất buộc phải chấp nhận, những môn thể thao này không dành cho số đông.

Thách thức về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng thể thao mùa đông được thiết lập tốt ở một số khu vực của châu Á - đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhưng nó vẫn là một “đại dương chưa được khám phá” ở Ấn Độ và nhiều khu vực khác có điều kiện khí hậu để chơi thể thao mùa Đông. Lý do đầu tiên vẫn là tiền bạc. Bất chấp lợi thế thiên nhiên, đặc biệt từ dãy núi Himalayan, Ấn Độ không có đủ sức mạnh kinh tế để đầu tư cho các môn thể thao Olympic mùa Đông. Đó là vấn đề chung của nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Những môn thể thao “đốt tiền”
Một vấn đề khác khiến các môn thể thao Olympic mùa Đông không phổ biến là chi phí ăn tập, thi đấu quá tốn kém. Hầu hết các môn thể thao này được cá nhân hóa, giống như tennis, golf… và đi kèm với đó là rất nhiều chi phí để duy trì, cải thiện thành tích. Theo CNN, một vận động viên thể thao mùa Đông đỉnh cao sẽ tiêu tốn ít nhất 250.000 USD mỗi năm và không phải ai cũng có điều kiện để làm như vậy.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x