sea games 28 - môn bơi

Siêu kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên: 'Tôi không phải sao và cũng không muốn là sao'

Tài năng 19 tuổi này vừa lập nên một kỳ tích vô song khi đoạt tới 8 HCV kèm theo 8 kỷ lục Đại hội, để trở thành gương mặt nữ xuất sắc nhất của SEA Games 28. Một mình làm thay đổi cả diện mạo lẫn nền tảng bơi Việt Nam, vẽ lại bản đồ ở ĐNÁ song thật khó tin Ánh Viên lại vẫn chưa hài lòng với thành quả quá “khủng” của mình.
Siêu kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên: 'Tôi không phải sao và cũng không muốn là sao'

TẠM HÀI LÒNG VỀ CHUYÊN MÔN 
- BĐ&CS: 8 tấm HCV cùng 8 kỷ lục Đại hội mà Viên giành được quả là một kỳ tích khó tin đối với bơi và TTVN? Nhưng nhiều người vẫn thấy khó hiểu, dù theo cách thú vị, khi Viên vẫn luôn bày tỏ sự không hài lòng, thậm chí còn khóc khi về đích?

+ Ánh Viên: Không phải SEA Games này mà ở mọi giải, tôi đều chuẩn bị, thi đấu theo một lộ trình, mục tiêu được đặt ra rất rõ ràng và chặt chẽ. Còn thành tích chuyên môn hay huy chương cụ thể thực ra chỉ là đích sau đó. Thực tế, ở một số nội dung giành HCV, phá kỷ lục Đại hội, tôi đã không đảm bảo đúng thông số chuyên môn so với tính toán, thực lực, đồng thời mắc một số sai sót về kỹ thuật.

Đúng là nếu nhìn từ huy chương hay kỷ lục, có thể thấy có gì đó kỳ kỳ nhưng sự thật điều thầy trò tôi quan tâm, trước hết phải là sự tiến bộ về chuyên môn. Những lúc buồn hay khóc ấy thực sự tôi cũng hoàn toàn chỉ phản ứng theo tự nhiên.  


- Xin được hỏi, thành tích tại SEA Games 28 có gì bất ngờ với Viên không? Bản thân chị nhìn nhận như thế nào? 
+ Không hề bất ngờ vì theo dự tính của các thầy, tôi sẽ có thể giành từ 6-8 HCV.  Còn bản thân tôi, còn nhắm tới 9 chiếc cơ. Tất nhiên tôi rất vui và tự hào khi đã đóng góp một phần vào thành công chung của đoàn TTVN, được mọi người động viên cổ vũ. Nhưng về chuyên môn, nói thật tôi mới chỉ tạm hài lòng về thành tích của mình. Việc đấu giải SEA Games cũng giống như những buổi đấu tập đặc biệt, mà tôi có thể rút ra được những thu hoạch giá trị về nhiều mặt cho hành trình dài phía trước. 

NGHĨ ĐẾN ĂN VẪN RÙNG MÌNH
- Trong bước tiến thần tốc lên đỉnh cao của Viên, ngoài tố chất hiếm có, chắc chắn có dấu ấn lớn từ chuyến tập huấn dài hạn tại Mỹ? 
+ Phải nói rằng rất may mắn cho tôi ngay từ 15 tuổi đã bắt đầu được đưa sang đào tạo, tập luyện ở một trung tâm tại Mỹ có đầy đủ các điều kiện cần thiết theo đúng chuẩn quốc tế. Và thật may vì tôi cũng có đủ đam mê, nghị lực và sự bền bỉ để phấn đấu đáp ứng được các đòi hỏi vô cùng nghiêm ngặt. Nếu không được quan tâm đầu tư đúng thời điểm, ở một môi trường như thế, chắc chắn tôi sẽ không thể đạt tầm mức như hiện tại. 

- Theo Viên, đâu là những điều căn bản nhất tạo nên khác biệt cho chị? 
+ Theo tôi có lẽ sự khác biệt đến từ chế độ dinh dưỡng, chăm sóc y học - hồi phục và các bài tập đều mang tính chuyên biệt cao. Tất cả đều đảm bảo tạo nên một quy trình phát triển chung rất bài bản, trong đó quan trọng nhất là khối lượng được đẩy lên mức tối đa. Mỗi năm trung bình tôi phải hoàn thành một khối lượng lên tới 5.000 km bơi, gấp tới hơn 2 lần khi còn ở trong nước. 

Qua 4 năm, giờ nghĩ lại nhiều khi tôi vẫn thấy rùng mình, nhất là chuyện ăn, hệt như một cực hình, vừa ăn vừa khóc mà người bình thường đều thấy lạ, đơn giản vì nó nhiều quá và khó quá. Vô cùng may mắn vì tôi có thầy Đặng Anh Tuấn - người cha thứ 2 - đã luôn  động viên, hỗ trợ để tôi có thể vượt qua được.  


CÒN QUÁ “BÉ” SO VỚI THẾ GIỚI
- Với một ngôi sao mới như Ánh Viên, giờ đây, giới chuyên môn cùng người hâm mộ đã có thể kỳ vọng về những thành tích tầm cỡ thế giới? Chị có đặt ra mục tiêu gì cho riêng mình? 
+ Xin được nói thêm là tôi không phải là “sao” và cũng không muốn là “sao”. Thực ra mình hãy còn quá “bé” so với thế giới khi chưa có nội dung nào lọt vào tới Top 20 thế giới. Còn châu Á đã ở gần hơn với một số nội dung đã nằm trong số có huy chương. Tôi hiểu rằng mình còn phải nỗ lực phấn đấu dài dài cho hy vọng có thể tiếp cận nhóm hàng đầu thế giới, có lẽ trong nhiều năm nữa. 

- Thế còn với các đấu trường trước mắt, chẳng hạn như Olympic 2016?
+ Tôi nghĩ rằng mình sẽ không có gì khó khăn để giành được chuẩn dự tranh Olympic 2016. Vấn đề là làm sao để giành quyền vào chung kết tương ứng với Top 8 ở một vài nội dung mạnh. Rất khó song tôi cho rằng mình phải quyết tâm và có thể làm được với quỹ thời gian 1 năm còn lại. Từng đoạt 2 HCĐ ASIAD 2014 nên đích của tôi ở kỳ Đại hội 2019 sẽ phải là HCV. 


KHÔNG QUAN TÂM VÀ KHÔNG BIẾT TIÊU TIỀN
- Rất đáng ngưỡng mộ về những gì mà Ánh Viên đạt được, kể cả những khoản tiền thưởng lớn xứng đáng từ tài năng, nỗ lực và thành tích. Ánh Viên nghĩ gì khi được coi như tỷ phú đầu tiên của giới VĐV con nhà nghèo? 
+ Tôi chưa bao giờ quan tâm đến chuyện tiền thưởng, hay kể cả tiền nói chung, thậm chí nói thật không hề biết tiêu tiền. Mọi chế độ lương thưởng tôi đều gửi hết về nhà. Cuộc sống của tôi suốt cả chục năm nay, nhất là từ khi sang Mỹ đơn giản lắm, chỉ tập, tập và lại tập, ngoài ra dành thêm thời gian cho việc học văn hóa, ngoại ngữ. 

- Thế nên mới có những câu chuyện thú vị ví như Viên không dùng điện thoại, mạng xã hội hay chưa biết đi xe máy? 
+ Xe máy chắc phải đợt nào được nghỉ ít ngày tôi sẽ tập đi. Mạng xã hội tôi vẫn chưa dùng để tránh ảnh hưởng đển việc tập luyện, thi đấu. Còn điện thoại hay các thiết bị công nghệ tôi đã dùng bình thường song rất hạn chế. Ví như một ngày chỉ giải trí khoảng nửa tiếng với chiếc Ipad. 

- Như thế chắc quá khó để một chàng trai nào đó lọt được vào tầm ngắm của Viên?
+ Hôm trước tôi buồn cười mãi khi thấy có thông tin nói rằng bố mẹ tôi sợ con gái ế, rồi thấy cũng có phần đúng vì mình đã 19 tuổi, nhiều bạn ở quê lấy chồng có con rồi. Nói thế nhưng chắc phải còn lâu tôi mới tính đến chuyện riêng tư vì còn phải dành trọn tâm sức cho đường bơi xanh với nhiều mục tiêu, cơ hội phía trước. Giờ tôi chỉ yêu những đường bơi thôi. 

Với 8 HCV, 8 kỷ lục, Ánh Viên đã trở thành VĐV Việt Nam giành nhiều HCV, phá nhiều kỷ lục nhất tại một kỳ SEA Games. Chị cũng là 1 trong 3 VĐV ĐNÁ đoạt nhiều HCV nhất trong một Đại hội. Riêng số kỷ lục cá nhân, chị đứng số 1. 

Ước tính sơ bộ, Ánh Viên sẽ nhận được số tiền thưởng (cả tiền mặt lẫn hiện vật) lên tới trên 1,2 tỷ đồng cho kỳ tích 8 HCV, 8 kỷ lục SEA Games của mình. Mỗi tấm HCV kèm kỷ lục sẽ mang về cho chị 150 triệu.




Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Nghịch lý Copa America: Brazil không thích 'tắm ao nhà' Nghịch lý Copa America: Brazil không thích 'tắm ao nhà'

    Với dân số chỉ hơn phân nửa so với... Singapore, Uruguay lại là cường quốc đang giữ kỷ lục 15 lần vô địch Nam Mỹ. Ngược lại, Brazil với 5 lần vô địch World Cup lại chỉ mới lên ngôi 8 lần ở lục địa của họ. Vì sao có chuyện lạ lùng?

  • U23 Myanmar - Đối thủ kỵ giơ của U23 Việt Nam U23 Myanmar - Đối thủ kỵ giơ của U23 Việt Nam

    Không dễ dàng cho U23 Việt Nam tại vòng bán kết khi đối thủ của thầy trò HLV Toshiya Miura sẽ là U23 Myanmar - một đội bóng đã chứng minh sự tiến bộ vượt bậc trong thời gian qua và đồng thời cũng là đối thủ kỵ giơ của chúng ta mỗi khi đụng độ ở những trận cầu mang tính chất quyết định.

  • 2014/15 - mùa giải suy tàn của vị trí tiền vệ trụ 2014/15 - mùa giải suy tàn của vị trí tiền vệ trụ

    Đâu là những cuộc chia tay mang tính biểu tượng trong mùa bóng 2014/15? Có quá nhiều chỗ tương đồng để khẳng định: đấy chính là Frank Lampard, Steven Gerrard, Xavi và Sebastian Kehl. Bản thân họ đã là những biểu tượng. Và sự ra đi đồng loạt của họ cũng là biểu tượng.

  • Nữ hoàng tốc độ Vũ Thị Hương: Rời xa đường chạy để tỏa sáng với vai trò đại sứ Nữ hoàng tốc độ Vũ Thị Hương: Rời xa đường chạy để tỏa sáng với vai trò đại sứ

    Ngôi sao điền kinh đang hạnh phúc trong tình yêu lãng mạn với chàng nhạc sĩ người Đức này đã bất ngờ quyết định giải nghệ, cho dù vẫn đủ sức bảo vệ 2 tấm HCV SEA Games 28. Tại cuộc đấu thể thao lớn nhất khu vực, Hương không còn tranh tài song sẽ lần đầu vào vai Đại sứ của đoàn TTVN.

  • Mối lo nạn dàn xếp tỉ số vấy bẩn SEA Games Mối lo nạn dàn xếp tỉ số vấy bẩn SEA Games

    Ngay khi ngọn đuốc SEA Games 28 còn chưa được thắp trong lễ khai mạc kỳ đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á, môn bóng đá nam đã rúng động vì vụ bê bối dàn xếp tỉ số khi trưởng đoàn U23 Đông Timor bị tạm ngưng quyền chỉ đạo vì những cáo buộc nhận hối lộ.

  • Chung kết Champions League mở 2 khái niệm cầu thủ mới Chung kết Champions League mở 2 khái niệm cầu thủ mới

    Trận chung kết Cúp C1 vừa rồi tại sân vận dộng Olympiastadion tại Berlin, Đức đã để lại rất nhiều cảm xúc cho giới hâm mộ bóng đá. Chiến thuật, đường lối cũng sự khéo léo tài năng của các cầu thủ, tất cả đều hội tụ đầy đủ trên sân cỏ ngày qua mỗi cú sút ghi bàn trên sân cỏ vừa qua.

  • Nguyễn Ngọc Quang đau đáu tấm huy chương SEA Games vì mẹ Vũ Bích Hường Nguyễn Ngọc Quang đau đáu tấm huy chương SEA Games vì mẹ Vũ Bích Hường

    Chân chạy vượt rào này lên đường sang Singapore tranh tài với cả sự bất an cùng quyết tâm cao nhất. Người mẹ khốn khổ của anh, tượng đài điền kinh Vũ Bích Hường, đang phải chống chọi với nguy cơ tàn phế sau tai nạn giao thông khiến cột sống bị dập, một chân bị teo. Anh đang quyết tâm giành một tấm HC như một liều thuốc tinh thần cho người mẹ.

  • Chuyện chưa kể về số áo của các tuyển thủ Chuyện chưa kể về số áo của các tuyển thủ

    Số áo của các cầu thủ đang thi đấu trên sân được nhiều người coi là căn cứ để dự đoán xem một đội bóng có đang sử dụng lực lượng tốt nhất của họ hay không. Bởi thường thì đội hình có càng nhiều cầu thủ “số nhỏ” thì càng có nhiều cá nhân là trụ cột. Nhưng tại U23 Việt Nam hiện nay thì điều này chưa chắc đã đúng…

  • U23 Việt Nam thi đấu thành công tại vòng bảng: Đậm dấu ấn Miura U23 Việt Nam thi đấu thành công tại vòng bảng: Đậm dấu ấn Miura

    Liên tiếp đánh bại U23 Brunei, U23 Malaysia và U23 Lào, U23 Việt Nam tiến rất gần tới tấm vé dự bán kết SEA Games 28. Các đối thủ trong khu vực Đông Nam Á đã thay đổi cách nhìn, coi đội bóng áo đỏ thực sự là ứng cử viên nặng ký cho tấm HCV. Trong thành công của U23 Việt Nam, Miura là ngôi sao lớn nhất.

  • Ngôi sao trong lịch sử Champions League: Chỉ có khoảnh khắc, không có tượng đài Ngôi sao trong lịch sử Champions League: Chỉ có khoảnh khắc, không có tượng đài

    Tỏa sáng liên tục trong vòng 1 tháng, qua 7 trận đấu? Có thể bạn sẽ đi vào lịch sử với tư cách ngôi sao số 1 World Cup. Và bạn có thể trở thành huyền thoại, bởi World Cup chỉ diễn ra 1 lần trong suốt 4 năm. Champions League, và cả Cúp C1 trước đây, lại khác hẳn. Rất khó luận anh hùng ở đấu trường này.

  • Các huyền thoại C1/Champions League Các huyền thoại C1/Champions League

    Họ là những danh thủ đã xây đắp nên ánh hào quang cho giải đấu danh giá nhất Lục địa già.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x