Vì sao FIFA phải đền cho Nam Phi một kỳ World Cup?

KINH KHA
10:01 ngày 26-01-2016
Ngay sau khi đề ra quy định luân phiên tổ chức World Cup trên các châu lục, FIFA thông báo sẽ bắt đầu quy định này từ châu Phi. Thế rồi, ngay sau khi Nam Phi tổ chức thành công kỳ World Cup 2010, lại chính FIFA bãi bỏ cái quy định mà họ nhanh chóng đẻ ra. Tất cả đều chỉ là kịch. Một vở kịch tồi!
Vì sao FIFA phải đền cho Nam Phi một kỳ World Cup?

CHÂU PHI PHẢI CÓ WORLD CUP

Châu Phi - chứ không phải châu Á - là căn cứ địa vững chắc nhất của chủ tịch FIFA Sepp Blatter và người tiền nhiệm Joao Havelange trong những cuộc bỏ phiếu. Không phải ngẫu nhiên mà số đại diện của bóng đá châu Phi ở VCK World Cup luôn tăng lên đều đặn sau khi Havelange đắc cử chủ tịch FIFA. Đến đời Blatter, xem ra 5 suất tham dự World Cup vẫn chưa làm giới bóng đá châu Phi vừa lòng. Họ muốn thêm nữa. Và họ muốn có hẳn một kỳ World Cup trên châu lục của mình.

Tại World Cup 2010, có đến 6 đội châu Phi góp mặt, xấp xỉ một nửa số đại diện châu Âu, gấp rưỡi châu Á, hơn cả Nam Mỹ. Từ lâu, kiểu nhận định “lấy tiếng”, kiểu như Pele dự đoán sẽ có một đội châu Phi vô địch World Cup, đã trở nên lỗi thời. 

Ngay trên “sân nhà”, có đến 5/6 đội châu Phi bị loại trước vòng knock-out, 3 đội nằm bẹp ở vị trí chót bảng - quá tương phản với việc cả 5 đại diện Nam Mỹ đều được đi tiếp. Vậy, từ đâu ra cái cơ cấu lố bịch ở World Cup 2010? Câu chuyện bắt đầu từ... 10 năm trước đó.
Như mọi người đã biết: Blatter bất ngờ thắng Lennart Johansson trong cuộc bầu cử chủ tịch FIFA 1998. Vì sao Johansson nhanh chóng chào thua, kể cả khi cuộc chơi vẫn chưa ngã ngũ? Ông thấy rõ những lá phiếu “đáng lẽ là của mình”, nay lại bầu cho Blatter. Đấy chính là lá phiếu của các nước châu Phi. 

Vậy nên, một trong những việc quan trọng đầu tiên sau khi đắc cử là Blatter không chỉ nói rõ mà còn cố sức vận động giới lãnh đạo chóp bu trong hàng ngũ FIFA bỏ phiếu cho một nước châu Phi đăng cai World Cup. Đấy là điều quan trọng nhất mà Blatter cần làm để bảo đảm cho việc giữ ghế ở nhiệm kỳ tiếp theo. 

World Cup 2006 là kỳ World Cup đầu tiên mà nước chủ nhà được chọn dưới thời Blatter. Nhu cầu đăng cai World Cup của bóng đá châu Phi cũng được hối thúc ngay trong kỳ World Cup ấy. Trên thực tế, quả đã có những thời điểm mà giới bóng đá châu Phi đã tin chắc vào chiến thắng. Thời điểm rõ ràng nhất là khoảng 24 giờ trước vòng bỏ phiếu quyết định.


CÚ “LẬT KÈO” NGOÀI SỨC TƯỞNG TƯỢNG

Người ta thường nói: 70% sự thành, bại của một cuộc chơi nằm ở khâu chuẩn bị. Trong việc chọn nước đăng cai World Cup thì đấy chính là quá trình vận động. Người trong cuộc coi như đã biết chắc ai bỏ phiếu cho ai rồi. Vậy nên, Blatter luôn nói rõ ông sẽ đem World Cup 2006 đến châu Phi, kể cả khi chính ông không bỏ phiếu.

Theo quy định, số phiếu của ban chấp hành FIFA tham gia bỏ phiếu là con số chẵn, và nếu kết quả bỏ phiếu bất phân thắng bại thì chính chủ tịch FIFA - trước đó không tham gia - sẽ bỏ lá phiếu quyết định. Khi tự tin nói rằng sẽ tặng cho Nam Phi của Nelson Mandela một kỳ World Cup lịch sử, Blatter đã tính kỹ đến từng chi tiết nhỏ nhất: cuộc đua rồi sẽ tiến đến đỉnh điểm kịch tính là một kết quả hòa, và chính ông sẽ là người quyết định cuối cùng.

Thực tế quả đã diễn ra “gần như vậy”. Morocco nhanh chóng bị loại ở vòng đầu tiên, kế đến là Anh. Nam Phi và Đức tiến vào “chung kết”. Charlie Dempsey - một quan chức người New Zealand gốc Scotland - đã được chỉ thị là sẽ bỏ phiếu cho nước Anh và trong trường hợp Anh đã bị loại thì sẽ bỏ phiếu cho Nam Phi. 

“Chỉ thị”? Vâng, đây là chuyện hết sức bình thường. Dempsey đại diện cho châu Đại dương, và quyết định bỏ phiếu cho ai là quyết định đã được cả một LĐBĐ cấp châu lục thông qua trước đó, chứ đâu phải là chuyện của cá nhân ông! Đấy là lý do vì sao ai cũng biết chắc lá phiếu của Dempsey sẽ ghi tên Nam Phi, sau khi nước Anh bị loại. Kết quả thực tế: Dempsey bỏ phiếu trắng. Thế là “tỷ số dự kiến” 12-12 trở nên hơi... méo một tí, thành 12-11. Sai một li, đi một dặm. Blatter rút cuộc không có cơ hội hãnh diện đưa ra lá phiếu quyết định ghi tên Nam Phi trong kết quả hòa của kịch bản định sẵn. Thất bại quá đau? 

Điều quan trọng là ông đã hứa một điều mà mình không có khả năng bảo đảm. Cho dù “người tính không bằng trời tính” đi nữa, uy tín của tân chủ tịch FIFA đã bị sứt mẻ. Làm sao thì làm, Blatter cứ phải nhanh chóng “đền” cho châu Phi một kỳ World Cup nếu không muốn số phiếu “nguyên khối” của CAF sẽ ghi tên đối thủ của ông trong đợt bầu bán tiếp theo. 

Đấy là lý do vì sao phải có quy định luân phiên tổ chức World Cup trên các lục địa, ngay kỳ World Cup tiếp theo, và phải bắt đầu ngay từ châu Phi (rồi sau đó xổ toẹt quy định ấy, chẳng hề gì)!


MÃI MÃI LÀ “BÍ ẨN DEMPSEY”

Chỉ có 24 nhân vật tai to mặt lớn, chia nhau toàn bộ quyền lực trong thế giới bóng đá, bỏ phiếu quyết định cho sự kiện lớn nhất, hấp dẫn nhất, ầm ĩ nhất, tiền bạc cũng nhiều nhất, trong làng thể thao thế giới. Ai lại bỏ đi lá phiếu chuyên chở vinh dự và uy quyền lớn lao như vậy? 

Cổ kim không có! Blatter sót nước là phải. Dù sao đi nữa, Blatter vẫn phải thận trọng cân nhắc hành động tiếp theo, sao cho xứng với tư cách chủ tịch FIFA. Đấy là lý do vì sao ông không đáp ứng yêu cầu “bỏ phiếu lại” mà Nam Phi lập tức đưa ra một cách ồn ào.
Tất nhiên, đề nghị “bỏ phiếu lại” chẳng hề là chuyện... con nít. Cũng phải có cơ sở, nếu không muốn nói là cơ sở tương đối thuyết phục. Nhiều thành viên trong cuộc bỏ phiếu thú nhận họ đã nhận được đề nghị hối lộ để ủng hộ Đức trước vòng cuối cùng. 

Đề nghị được ghi vào giấy, chuồi vào phòng của các quan chức, trong đêm trước ngày bỏ phiếu. Sau này, người ta giải thích rằng đấy là trò đùa của một tờ báo lá cải. Nói thế cũng tin cho được! Bạn dám thử làm một trò đùa tương tự trong cuộc bỏ phiếu quan trọng tiếp theo của giới lãnh đạo FIFA? (Điều kiện đầu tiên: không sợ tra tay vào còng ngay vòng giữ xe).

Dempsey chỉ nói ngắn gọn sau đó rằng ông không chịu nổi áp lực. Đấy là áp lực gì, ông không nói ra. Nhưng ông gọi điện suốt đêm cho con gái, nói rất nhiều về chuyện an ninh của gia đình. Ông cũng nói rằng đã biết phái đoàn Đức “hình như mạnh lên nhiều so với dự đoán”. Tất nhiên sau đó, Dempsey phải từ chức ở mọi cương vị và chịu đựng sự chỉ trích đến tận cuối đời. Ông qua đời ở tuổi 87, vào năm 2008. Sau này bùng nổ scandal hấp dẫn: phái đoàn Đức, nhờ tiền giúp đỡ của ông chủ hãng Adidas Robert Louis-Dreyfus, đã “mua” được vài phiếu của các quan chức châu Á trong hàng ngũ FIFA. 

Số phiếu ấy giúp Đức từ chỗ “kèo dưới” trở nên ngang ngửa với Nam Phi, và sẽ thắng nếu Dempsey không bỏ phiếu cho bên nào. Louis-Dreyfus cũng đã qua đời, sau Dempsey 1 năm. Nhưng scandal nọ thì chưa chìm xuồng. Với tiến độ phanh phui suốt nửa năm nay, chẳng có câu chuyện tồi tệ nào được bảo đảm chìm xuồng!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • U23 Việt Nam nên lấy kỹ thuật làm nòng cốt lối chơi U23 Việt Nam nên lấy kỹ thuật làm nòng cốt lối chơi

    Với nửa đội hình là những cầu thủ được đào tạo bài bản về kỹ thuật, U23 Việt Nam đã có một thế trận khá ấn tượng trước U23 UAE ở trận đấu cuối cùng VCK U23 châu Á 2016.

  • Lionel Messi giàu có, nhưng không xa hoa Lionel Messi giàu có, nhưng không xa hoa

    Một nhân vật xuất chúng hiển nhiên luôn đi kèm với những câu chuyện hấp dẫn. Messi không phải là ngoại lệ.

  • Việt Nam & Thái Lan dự VCK U23 Châu Á: Đưa bóng đá khu vực vươn tầm Việt Nam & Thái Lan dự VCK U23 Châu Á: Đưa bóng đá khu vực vươn tầm

    Từ xưa tới nay, Đông Nam Á luôn bị đánh giá là “vùng trũng” trên bản đồ bóng đá châu lục. Song với những sự thay đổi toàn diện trong công tác đào tạo trẻ và hệ thống các giải thi đấu, bóng đá Việt Nam, Thái Lan và cả Myanmar đang có những bước tiến rõ rệt trên con đường hướng lên tầm châu lục.

  • Tố chất của một HLV xuất sắc: Đá bóng giỏi hay giỏi bóng đá? Tố chất của một HLV xuất sắc: Đá bóng giỏi hay giỏi bóng đá?

    Một thời, bóng đá đỉnh cao được dẫn dắt bởi các HLV già dặn, khả kính, trông như những nhà mô phạm. Rất nhiều vị tuy không giỏi đá bóng nhưng cực kỳ am hiểu bóng đá. Bây giờ thì khác. Có vẻ như các nhân vật đá bóng giỏi đang chia nhau chi phối làng huấn luyện.

  • Leo Messi - Thiên tài vật lý Leo Messi - Thiên tài vật lý

    Có những khoảnh khắc Messi đi bóng, ở một vị trí dường như vô hại giữa sân, nhưng điều tiếp theo mà đối thủ phải làm là vào lưới nhặt bóng. Làm thế nào mà nó đã xảy ra? Làm thế nào mà mọi thứ thay đổi quá nhanh?

  • Đầu Messi chứa bộ não của... Einstein Đầu Messi chứa bộ não của... Einstein

    Vào năm 1955, nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein qua đời. Thế nhưng dường như một thế lực siêu nhiên nào đó đã can thiệp và đặt bộ não thiên tài này vào đầu cậu bé sinh ra sau đó 32 năm ở Rosario. Phải, chúng ta đang nói về Lionel Messi.

  • Lý giải tài năng phi thường của Lionel Messi Lý giải tài năng phi thường của Lionel Messi

    Không cần bạn phải thường xuyên xem bóng đá hoặc bắt buộc yêu mến môn thể thao vua, miễn là có mặt trên Trái đất này đều đã từng nghe nói về Lionel Messi. Và cùng thừa nhận, những gì anh ta làm được cho đến nay thực sự phi thường. Điều gì cho phép cầu thủ người Argentina trở thành trung tâm sản xuất những điều kì diệu là một câu hỏi lớn.

  • Sách “Suarez, Messi, Neymar” (Kỳ 7): Những biểu tượng toàn cầu Sách “Suarez, Messi, Neymar” (Kỳ 7): Những biểu tượng toàn cầu

    Trong nền nhạc rock kích động, một nhân vật trồi lên giữa sân khấu, quần đen, mang ủng, áo da. Anh ta cầm một chiếc guitar điện, vừa đàn vừa hát trong tiếng hò reo của đám đông. Đấy là Luis Suarez trong một đoạn clip quảng cáo cho Pepsi mang tên “Rock & Gol”.

  • Bóng đá Australia: Mối lương duyên 50 năm với bóng đá châu Á Bóng đá Australia: Mối lương duyên 50 năm với bóng đá châu Á

    Mối lương duyên giữa Australia và các đội bóng châu Á đã khởi nguồn từ rất sớm, trước cả thời điểm đội bóng xứ Chuột túi trở thành thành viên của LĐBĐ châu Á cách đây 1 thập kỷ. Và xung quanh mối lương duyên ấy là cả một câu chuyện dài, với niềm vui, nỗi buồn và cả những trải nghiệm sâu sắc.

  • Ấn phẩm đặc biệt: Bóng đá Xuân Bính Thân 2016 Ấn phẩm đặc biệt: Bóng đá Xuân Bính Thân 2016

    Năm 2015 đã khép lại với biết bao bộn bề để mở ra Năm Mới 2016 - năm của khát vọng “Lanh lợi, tinh anh, rực sáng như Hỏa Hầu” và là năm kỳ vọng sự cất cánh của bóng đá trẻ và thể thao Việt Nam.

  • Tay vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh: Chuyến xuất ngoại đặc biệt cuối cùng Tay vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh: Chuyến xuất ngoại đặc biệt cuối cùng

    Giờ chỉ còn đang đứng thứ 40 đơn nam thế giới, thất bại liên tiếp tại các giải quốc tế trong hệ thống song tay vợt số 1 Việt Nam vẫn sẽ kiếm được tiền tỷ mỗi năm nhờ nguồn tài trợ. Vừa mới đây, Tiến Minh đã có một chuyến xuất ngoại đấu thuê đặc biệt, bên cạnh hot-girl cầu lông Vũ Thị Trang.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x