Mandela và những di sản với bóng đá

Chiêu Văn
15:23 ngày 06-12-2013
Cựu tổng thống vĩ đại của Nam Phi đã qua đời vào tối thứ Năm, để lại nhiều di sản giá trị trên nhiều phương diện, bao gồm cả bóng đá.
Mandela và những di sản với bóng đá
Nelson Mandela trút hơi thở cuối cùng nhà riêng ở Johannesburg sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh viêm phổi đã khiến ông phải nhập viện tới 4 lần trong 9 tháng qua.

Toàn thế giới đã bày tỏ sự thương tiếc và chia buồn với người dân Nam Phi sau khi lãnh tụ vĩ đại của họ ra đi ở tuổi 95. Sau một kỳ World Cup 2010 hết sức thành công ở Nam Phi, thật đáng nhớ lại những đóng góp của Nelson Mandela cho nền bóng đá thế giới.

Ngày 2/2/1990, cựu tổng thống Nam Phi F.W. de Klerk dỡ bỏ lệnh cấm đã ban hành 30 năm với Đại hội dân tộc Phi và nhà ái quốc Mandela. Ông được trả tự do vào ngày 11/2, sau 27 năm ngồi tù.

Là một luật sư tới từ Transkei, Nelson Mandela bị kết tội phản quốc và phá hoại vào tháng 6/1964 và bị tuyên án tù chung thân. Ông trải qua 18 tháng bị giam giữ ở đảo Robben, ngoài khơi Cape Town, phải lao động khổ sai, rồi sau đó được chuyển sang các nhà tù Pollsmoor và Victor Verster.

Mandela nhiều lần từ chối được trả tự do có điều kiện theo các đề xuất của chính quyền Pretoria. Là nhà chính trị phạm nổi tiếng nhất thế giới, Mandela đã 71 tuổi khi được trả tự do. Sau đó, ông đã nỗ lực để chấm dứt chế độ Apartheid, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi khi đất nước lần đầu tổ chức cuộc tổng tuyển cử. Sau đó, Mandela trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết dân tộc của Nam Phi.


Nelson Mandela chụp ảnh chung với các cầu thủ Man City


Mandela đã cho thấy sự khoan dung đến khó tin. Con người vỹ đại này sẵn lòng gác lại quá khứ để hướng tới sự tiến bộ, vẫn coi những kẻ đã bỏ tù ông suốt 27 năm như đồng bào của mình, và thể hiện khả năng lãnh đạo đất nước với sự khôn ngoan cũng như hòa hợp. Mandela nắm cương vị tổng thống tới năm 1999 và được người dân coi là nhà lãnh đạo xuất sắc nhất trong lịch sử Nam Phi.

Madiba sau đó có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa World Cup 2010 về Nam Phi. Lần đầu tiên giải đấu số 1 hành tinh được tổ chức ở châu Phi trong lịch sử 80 năm của nó. LĐBĐ thế giới FIFA, các CĐV và cầu thủ đều ca ngợi thành công phi thường của giải đấu, và Nelson Mandela nói về nó với sự tự hào như mọi người Nam Phi.

Mandela có vai trò quyết định trong việc đưa World Cup tới Nam Phi, không chỉ bởi khả năng lãnh đạo của ông. Trước đó, Mandela từng lãnh đạo đất nước qua nhiều sự kiện thể thao lớn khác, như giải Rugby World Cup 1995, rồi giải vô địch châu Phi 1996. Tất cả đã khởi đầu cho một hình ảnh tích tực về Nam Phi thời kỳ hậu Apartheid. Những sự kiện thể thao lớn này đã diễn ra mà không gặp sự cố gì, qua đó tạo nền tảng cho ý tưởng tổ chức World Cup ở Nam Phi trở thành sự thật.

Nelson Mandela được Chủ tịch FIFA Sepp Blatter mô tả là kiến trúc sư trưởng của World Cup 2010. Những nỗ lực của ông đã được cả cộng đồng quốc tế tán thưởng. “Mandela thực sự là kiến trúc sư trưởng cho World Cup, sự có mặt và cam kết của ông đã đảm bảo cho một giải đấu thành công. Giờ thì giải vô địch thế giới lần đầu tiên được tổ chức ở châu Phi đã trở thành sự thật”, Blatter đã giải thích như vậy khi trao cho Mandela chiếc cúp vàng trong cuộc họp báo.


Blatter thăm hỏi sức khỏe Mandela


Sau khi để mất quyền đăng cai World Cup 2006 vào tay Đức với khoảng cách chỉ vài phiếu, Ủy ban tổ chức World Cup Nam Phi, với sự ủng hộ của Mandela đã trở lại mạnh mẽ để giành quyền đăng cai World Cup 2010. Mandela khẳng định, Nam Phi có đầy đủ các cơ sở hạ tầng cần thiết ở tiêu chuẩn quốc tế và chắc chắn có thể đăng cai World Cup. Sự đảm bảo từ tù nhân nổi tiếng nhất thế giới là đủ để thuyết phục những người bỏ phiếu ở FIFA.

Sân bóng ở Port Elizabeth, nơi tổ chức một số trận tại World Cup 2010 được đổi tên thành Nelson Mandela. Nam Phi có thể tự hào vì nhà lãnh đạo của họ, một hình mẫu cho hàng triệu người sẽ được nhớ mãi ở Nam Phi.

Một thời khắc đặc biệt ở World Cup 2010 liên quan đến ông là sự kiện trước trận chung kết. Khi ấy Mandela đi xuống sân trên một chiếc xe đánh golf và vẫy tay chào cả thế giới. Nhìn lại cuộc đời đầy hy sinh của ông, World Cup 2010 chính là một trong những di sản vĩ đại nhất của Mandela. Dù Mandela không thiết kế sân bóng nào, ông chính là kiến trúc sư trưởng của cả giải đấu.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x