Jimmy Greaves bán HCV vô địch thế giới 1966: Chuyện thường tình của đời sống

Loan Phương
20:08 ngày 23-11-2014
Càng cổ thì càng giá trị. Tuần trước, nhà đấu giá Graham Budd ở London đã rao bán rất nhiều kỷ vật thể thao độc đáo nhưng gây nhiều tranh cãi nhất là tấm huy chương vàng vô địch thế giới được làm 43 năm sau đó (2009) cho một người chưa từng tham dự một trận chung kết World Cup nào, Jimmy Greaves. Tấm huy chương được bán với giá 44.000 bảng.
Jimmy Greaves bán HCV vô địch thế giới 1966: Chuyện thường tình của đời sống
CÀNG CỔ CÀNG ĐẮT
Công bằng mà nói, Greaves chưa bao giờ yêu cầu. Chính các CĐV bóng đá Anh muốn điều đó. Họ đã mở một chiến dịch thu thập được hàng chục nghìn chữ ký thuyết phục FIFA và LĐBĐ Anh (FA) thay đổi thông lệ cho tới mãi gần đây chỉ trao huy chương cho 11 cầu thủ thắng trận có mặt trên sân vào hồi còi chung cuộc của trận đấu cuối cùng tại World Cup.

Greaves là một chân sút vĩ đại từng ghi 44 bàn trong 57 trận cho Tam sư và 491 bàn cho Chelsea, Tottenham Hotspur, AC Milan và West Ham trong một sự nghiệp ngắn ngủi kết thúc khi ông mới 31 tuổi. Ông là một người sống hoang dã, cả trong và ngoài sân bóng. Không thể nói chuyện làm người tử tế với một tay săn bàn bản năng như thế. Ông là Gerd Mueller của nước Anh.


Khi Greaves giải nghệ, nhờ cá tính đặc biệt, ông nhanh chóng gia nhập làng giải trí, là một ngôi sao khá có tiếng trong giới truyền hình ở Anh bên cạnh cựu tiền vệ cánh Liverpool Ian St. John trong chương trình ăn khách “Saint and Greavsie Show”. 

Nhưng tiếc cho Greaves là Premier League ra đời quá muộn. Dù tài năng xuất chúng, mức lương cao nhất mà ông từng được hưởng trong cả vào những năm 1960 và 1970 chỉ là 100 bảng mỗi tuần. Ông chia tay bóng đá chẳng dư dả gì. Và giống như Mueller, Greaves là một tay uống như hũ chìm. Tài chính với ông, vì thế, rất có thể là một vấn đề lớn.

8 TRONG 11 NHÀ VÔ ĐỊCH ĐÃ BÁN HUY CHƯƠNG VÀNG
Năm nay đã 74 tuổi, Greaves không công khai lý do ông bán tấm huy chương vô địch World Cup. Cũng không khó đoán lắm vì căn nhà lớn mà ông từng ở đã bị rao bán từ lâu, những chương trình mà ông từng là khách mời ngôi sao giờ mời những cầu thủ trẻ hơn, ăn khách hơn và thu hút nhiều quảng cáo hơn. Nhưng Greaves không phải người câu nệ. 

Ông sống một cuộc đời phóng túng, dễ đến, dễ đi, nâng lên được, đặt xuống được. Ông chỉ cười ruồi trước chiến dịch đòi trao huy chương VĐTG cho ông. Lẽ ra ông đã đá chính ở trận chung kết World Cup duy nhất mà đội tuyển Anh từng tham dự và chiến thắng. Nhưng ở trận đấu thứ 3 tại World Cup 1966, một pha vào bóng dữ tợn của cầu thủ Pháp Joseph Bonnell đã làm Greaves chấn thương nặng ở ống quyển, phải khâu tới 14 mũi. Ông thừa nhận mình rất buồn vì lỡ trận chung kết, nhưng ông đã nói, rất thuyết phục, rằng “chẳng quan tâm đếch gì” tới việc không được trao huy chương. 


Đơn giản là một số cầu thủ, như những người lính, chìm dần vào quên lãng, và một số người thì giàu hơn hẳn những người khác khi giải nghệ. 8 trong 11 cầu thủ Anh ở trận chung kết World Cup 1966 đã bán huy chương vàng của họ, trực tiếp, hay qua các người thân thừa kế trong gia đình. 

Tấm huy chương của Nobby Stiles có giá 188.200 bảng. Của Alan Ball 164.00 bảng. Geoff Hurst, đá thay Greaves và ghi một hat-trick vào lưới Tây Đức, bán huy chương với giá 150.000. Bobby Moore cũng giá đó (và ông tặng cả cho từ thiện). Của thủ thành Gordon Banks là 124.750 bảng, trong khi của các hậu vệ cánh George Cohen và Ray Wilson mỗi người nhận 80.000 bảng.

Chỉ còn lại 3 người vẫn giữ bằng chứng về chiến tích vĩ đại của họ: Bobby và Jack Charlton, cùng Roger Hunt. Hunt là một doanh nhân rất thành đạt và không bao giờ phải nghĩ tới việc kiếm tiền nhờ bán đi kỷ niệm quý giá. 

Những người mua không chỉ là các tay sưu tầm mê bóng đá, mà là những nhà đầu tư đích thực. Chẳng hạn Nick Hancock, một diễn viên hài sắp hết thời ở Anh, đã mua tấm huy chương của Matthews nói trên với giá chỉ 20.000 bảng vào năm 2001 rồi bán lại hơn gấp 10 mới rồi. Hancock nói với các phóng viên: “Khi tôi mua tấm huy chương, tôi có việc làm, không có con. Giờ thì tôi có con, mà không có việc làm”.

Tấm HCV đắt giá nhất
Tấm HCV từng được bán với giá cao nhất của thế giới thể thao có lẽ là của Wladimir Klitschko (ảnh). Tay đấm quyền anh cự phách người Ukraine đã bán HCV Olympic Atlanta 1996 của anh với giá 1 triệu USD vào năm 2012. “Đó là điểm nhấn trong cuộc đời tôi, và cả đất nước tôi vì năm 1996 là lần đầu tiên Ukraine tham dự Olympic với tư cách một quốc gia độc lập”, Klitchsko, 37 tuổi, nói. “Chúng tôi giành được nhiều huy chương và xếp thứ 9 toàn đoàn, một thành tích tuyệt vời”.


Klitschko là một tay đấm cũng đẳng cấp như Greaves trong bóng đá. Có lúc anh từng giữ 4 trong 5 đai vô địch quyền anh hạng nặng danh giá của thế giới. Thành tích chuyên nghiệp của anh là 66 trận, thắng 63, bao gồm 53 trận knock-out. Anh và em trai Vitaly đã thống trị giới quyền anh chuyên nghiệp một thời gian dài. 

Nhưng nhiều mối bận tâm khác ngoài sàn đấu đã khiến Wladimir rao bán tấm huy chương của anh. “Tôi bán tấm huy chương đi và 100% khoản tiền đó, 1 triệu USD, đi thẳng vào Quỹ anh em nhà Klitschko cho giáo dục và thể thao”, Wladimir nói. “Đó là một quỹ tập trung cho trẻ em, giúp các em có thể thành công trong cuộc sống thông qua học hỏi từ thể thao”.

Những nhà vô địch Olympic từng rao bán HCV


Mark Wells, Mỹ. Hockey trên băng ở Olympic mùa Đông New York 1980. Một trường hợp rất đáng thông cảm. Wells đã bắt buộc phải chia tay tấm HCV quý giá của ông: ông bán nó để lấy tiền điều trị một chứng bệnh đột biến gene hiếm gặp làm tổn thương tủy sống. Tấm HCV của Wells được bán cho một người sưu tập cá nhân giấu tên với giá 310.700 USD (6,6 tỉ đồng) vào năm 2010.


Anthony Ervin, Mỹ. Bơi lội ở Olympic Sydney 2000. Ervin giành HCV ở nội dung bơi 50 mét tự do tại Olympic Sydney 2000. Nhưng bất chấp thành công vang dội này, anh từ bỏ bơi lội ở tuổi 22 vào năm 2003, nói mình “cần phải định hướng lại cuộc đời… thoát khỏi những kỷ luật khắc nghiệt của một VĐV bơi lội chuyên nghiệp quá nhiều cạnh tranh”. Anh rao bán tấm huy chương trên eBay năm 2004 và hiến toàn bộ khoản tiền thu được, 17.101 USD, cho các nạn nhân sóng thần ở Ấn Độ Dương. Ervin trở lại ở Olympic London 2012, cũng ở nội dung 50 mét tự do, nhưng lần này không giành được huy chương nào.


Otylia Jedrzejczak, Ba Lan. Bơi lội ở Olympic Athens 2004. Ngay từ trước khi giành quyền dự Olympic Athens 10 năm trước, Jedrzejczak đã nói nếu giành HCV, cô sẽ hiến cho từ thiện. Cô đã vô địch ở cự ly 200 mét bướm, rao bán tấm huy chương và 80.000 USD đã được bổ sung cho một quỹ của Ba Lan giúp trẻ em bị bệnh bạch cầu. “Tôi không cần một tấm huy chương mới có thể nhớ về những gì mà mình làm được ở Olympic. Trong trái tim tôi luôn có những kỷ niệm đó”, Jedrzejczak nói.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x