World Cup 2014 sẽ không có “Bảng tử thần”?

Phương Quyên
06:07 ngày 06-12-2013
Tất nhiên, còn phải xác định thế nào là “Bảng tử thần”. Điều không tránh khỏi trong việc bốc thăm chia bảng cho VCK World Cup 2014 là sẽ có các bảng nặng nhẹ khác nhau.
World Cup 2014 sẽ không có “Bảng tử thần”?
Nhưng chắc chắn một điều, sẽ không có bảng nào thật sự khủng khiếp cỡ như Đức, Scotland, Uruguay, Đan Mạch tại World Cup 1986; Argentina, Anh, Thụy Điển, Nigeria tại World Cup 2002 hoặc Argentina, Hà Lan, Serbia & Montenegro, Bờ Biển Ngà tại World Cup 2006.

Nếu việc chia nhóm trước khi bốc thăm mà báo chí đã đăng rất nhiều trong những ngày qua được FIFA xác nhận thì, trên lý thuyết, Pháp vượt trội so với các đội chung nhóm với họ - tức các đội châu Phi và 2 đội Nam Mỹ không phải hạt giống.

Một bảng nặng nhất có thể xảy ra sẽ gồm có Pháp cùng một đội mạnh khác từ châu Âu; 1 trong 2 đội mạnh Nam Mỹ và đội mạnh nhất trong số các đội châu Á hoặc CONCACAF . Lưu ý: Pháp sẽ không gặp đội hạt giống đến từ châu Âu, bởi điều đó sẽ khiến trong bảng của họ có đến 3 đội châu Âu. Như vậy, bảng nặng nhất có thể xảy ra sẽ là: Brazil (hoặc Argentina), Mỹ (hoặc Mexico), Pháp, Hà Lan (Anh, BĐN hoặc Italia). Xác suất để có một bảng như thế là 1/16 hay 6,25%.

Pháp có nhiều nguy cơ rơi vào bảng tử thần

Thật ra, chỉ cần Pháp gặp một đại gia châu Âu (bất cứ ai trong số Anh, Italia, Hà Lan, BĐN) và một trong hai siêu cường Nam Mỹ (Argentina, Brazil) thì World Cup đã đáng tiếc lắm rồi - sẽ có ít nhất một đội mạnh chắc chắn không qua khỏi vòng bảng. 

Xác suất để một bảng thế này xuất hiện là 1/4 hay 25% - khá cao. Nếu cho rằng một bảng có 3 đội rất mạnh (ít nhất 1 đội sẽ bị loại) cũng thuộc khái niệm “bảng tử thần”, thì rõ ràng cả giới hâm mộ Les Bleus lẫn đối thủ của họ đều phải hồi hộp.

Sở dĩ World Cup 2014 sẽ không có “bảng tử thần” (theo nghĩa có đến 4 đội mạnh) là bởi bảng nào cũng phải có một đội đến từ châu Á hoặc CONCACAF. Nhóm này chỉ có Mỹ hoặc Mexico là khá nhất, nhưng họ đều chưa đáng mặt anh hào để các ứng viên vô địch phải nể nang. Ngược lại, không có “bảng tử” thì có thể sẽ xuất hiện một vài “bảng sinh”, hiểu theo nghĩa các đội yếu nhất giải vẫn có thể tiến vào giai đoạn knock-out.

Chile và Ecuador đều không gặp đội hạt giống Nam Mỹ. Thế nên, xác suất để họ rơi vào bảng của Bỉ hoặc Thụy Sỹ lên đến 50%. Họ lại có thêm 25% cơ hội gặp Hy Lạp hoặc tân binh Bosnia và nếu các điều kiện này xảy ra thì đấy sẽ là các bảng cực nhẹ, ai cũng có quyền hy vọng. Xác suất để xảy ra các bảng như thế là 1/8 hay 12,5%.

Hãy thử hình dung một bảng chỉ gồm Thụy Sỹ, Costa Rica, Ecuador, Hy Lạp! Và nếu mã số đưa đẩy khiến một bảng như thế lại cùng nhánh với bảng của Bỉ, Honduras, Chile, Bosnia thì bất cứ đội nào trong số vừa nêu cũng đều có quyền nhắm đến vòng tứ kết!

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

  • Cách chọn hạt giống World Cup quá kém Cách chọn hạt giống World Cup quá kém

    Colombia dù đã vắng bóng ở đấu trường World Cup suốt 16 năm, lại chẳng có thành tích gì đáng kể trên sân cỏ Nam Mỹ khoảng chục năm nay, giờ bỗng là đội hạt giống của World Cup 2014.

  • Ngày mai, bốc thăm chia bảng World Cup 2014 Ngày mai, bốc thăm chia bảng World Cup 2014

    Tuy bóng chỉ lăn vào tháng 6/2014, nhưng có thể xem ngày 6/12 tới đây là một cột mốc khởi đầu World Cup 2014. Lễ bốc thăm chia bảng cho VCK sẽ diễn ra trong ngày ấy. Và đấy là sự kiện cực kỳ quan trọng về mặt chuyên môn và có thể coi đây là tiếng nổ champagne hiệu lệnh mở màn cho bữa tiệc bóng đá lớn nhất hành tinh.

  • Bốc thăm chia bảng World Cup 2014: Đừng mơ chuyện minh bạch và hợp lý Bốc thăm chia bảng World Cup 2014: Đừng mơ chuyện minh bạch và hợp lý

    FIFA có thể công bố cách chia nhóm một cách “minh bạch” trước khi bốc thăm cho mỗi VCK World Cup. Họ cũng có thể chọn ra một cách bốc thăm “hợp lý”. Nhưng, “minh bạch” và “hợp lý” lại là hai điều hiếm khi song hành. Mặt khác, thế nào là “hợp lý”, đấy lại là đề tài tranh cãi.

  • Bóng đá Nam Tư: Thành công nhờ... tan rã Bóng đá Nam Tư: Thành công nhờ... tan rã

    Nền bóng đá Nam Tư luôn không thiếu tài năng và kể cả khi đã tách ra thành các quốc gia độc lập thì mỗi đội tuyển riêng ấy cũng đều rất mạnh. Thế nhưng ĐTQG Nam Tư và các CLB của nước cộng hòa liên bang này hầu như đều thất bại trong các trận chung kết mà họ tham dự.

  • Trượt đại học, đành trở thành...  tuyển thủ quốc gia Trượt đại học, đành trở thành... tuyển thủ quốc gia

    Không được đào tạo bài bản từ nhỏ, nhưng để được thi đấu cho ĐTQG quả là một điều phi thường với cầu thủ “chân ngang”. Rõ ràng, tân binh Hải Anh của CLB Đồng Nai là một hình mẫu cho nỗ lực phi thường của giới cầu thủ: dù số phận không thuận, nhưng nhờ nỗ lực, cố gắng, bền bỉ cùng ý chí sắt đá nên đã được đền đáp xứng đáng.

  • Hàng rào chống đá phạt: Cần thiết hay không cần thiết? Hàng rào chống đá phạt: Cần thiết hay không cần thiết?

    Tại Premier League 2013/14, chỉ tính đến giữa tháng 10, đã có 11 pha sút phạt thành bàn, tức nhiều hơn toàn bộ mùa bóng 1997/98 và 1999/00. Tỷ lệ thành công của những quả sút phạt tại Premier League 2013/14 là 10,8%. Từ đấy, vấn đề đáng tranh luận được mở ra: liệu hàng rào phòng ngự trong những tình huống cố định có còn phát huy tác dụng?

  • Hàng rào vô dụng ra sao? Hàng rào vô dụng ra sao?

    Khi được hỏi về việc có nên dẹp bỏ hàng rào hay không, Merson nói: “Vâng, tôi nghĩ đấy là một ý rất đáng thử. Cứ bỏ ra mà xem, thủ môn sẽ không bị khuất tầm nhìn và sẽ có thêm thời gian phản xạ. Khi bóng cố định, lực sút không mạnh được như bóng sống. Thủ môn sẽ có cơ hội”.

  • Câu chuyện về sự nghiệp Torres ở Chelsea qua 10 trận đấu Câu chuyện về sự nghiệp Torres ở Chelsea qua 10 trận đấu

    Kể từ khi gia nhập Chelsea từ Liverpool với mức phí chuyển nhượng kỷ lục là 50 triệu bảng vào tháng 1/2011, sự nghiệp của Torres đã có rất nhiều thăng trầm.

  • Những người thầy lạ tại SEA Games 27 Những người thầy lạ tại SEA Games 27

    Cùng với “tội đồ” doping ngày nào giờ làm HLV ở ĐTQG Canoeing, trong đội ngũ HLV của thể thao Việt Nam dự SEA Games 27 còn có những “gương mặt lạ” khác.

  • Dưới góc nhìn khoa học: Tại sao trái bóng bay cong? Dưới góc nhìn khoa học: Tại sao trái bóng bay cong?

    Ở Nam Mỹ thì sân khô, trời nóng nên bóng nhẹ hơn. Kỹ thuật sút bóng theo quỹ đạo cong để ghi bàn từ tình huống “phạt hàng rào” ra đời và phổ biến tại Nam Mỹ trước châu Âu là vì vậy.

  • Tìm về lịch sử những quả sút phạt Tìm về lịch sử những quả sút phạt

    Mãi đến năm 1903, luật mới cho phép ghi bàn ngay từ cú sút, nghĩa là quả phạt trực tiếp ra đời. Đến năm 1913 mới có quy định mọi cầu thủ của đội bị phạt đều phải đứng cách quả bóng ít nhất 10 yard (hay 9m15).

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x