Dưới góc nhìn khoa học: Tại sao trái bóng bay cong?

Cát Phương
13:53 ngày 01-12-2013
Ở Nam Mỹ thì sân khô, trời nóng nên bóng nhẹ hơn. Kỹ thuật sút bóng theo quỹ đạo cong để ghi bàn từ tình huống “phạt hàng rào” ra đời và phổ biến tại Nam Mỹ trước châu Âu là vì vậy.
Dưới góc nhìn khoa học: Tại sao trái bóng bay cong?
Bạn đã xem môn bắn cung, nhất là xem qua màn ảnh truyền hình? Thật tuyệt vời. Mũi tên không xé gió bay vun vút và thẳng tắp như kỹ xảo điện ảnh của phim Robin Hood, cũng không như cách chàng anh hùng Ulysses bắn xuyên qua mấy chục cái vòng tròn xếp hàng thẳng tắp trước khi trúng đích trong thần thoại Hy Lạp.

Nhìn từ xa, mũi tên nhỏ bé và nhẹ nhàng chậm rãi bay tới hồng tâm theo một đường cong chứ không bao giờ là đường thẳng. Đương nhiên phải là như thế, vì mũi tên luôn bị lực hút của trái đất kéo xuống, lại chịu lực cản của không khí. Xạ thủ càng đáng khâm phục vì chi tiết mũi tên không thể bay theo đường thẳng (thế mới khó, bởi không thể nhắm vào một điểm cụ thể).

Trên nguyên tắc, phải bắn thế nào để mũi tên không hướng thẳng vào hồng tâm, nhưng cuối cùng nó lại cắm phập vào hồng tâm. Ngoài kỹ thuật và những toan tính đơn thuần, xạ thủ còn phải có một cảm giác đặc biệt để mũi tên bay như mong muốn.

Mũi tên đã thế, huống hồ quả bóng. Vì quả bóng to và tròn chứ không nhọn hoắt và thẳng như mũi tên, nên nó càng chịu tác động rất lớn từ lực hút của trái đất và lực cản của không khí. Với một lực sút có thể đưa quả bóng bay xa 100m trên lý thuyết thì trên thực tế, nó chỉ bay khoảng 60m. 


Khi sút bằng má trong hoặc má ngoài của bàn chân, điểm tiếp xúc là một bên chứ không sút thẳng vào giữa quả bóng thì ngoài việc bay theo lực sút, tự thân quả bóng còn tự xoay quanh tâm của nó, do đã được tạo xoáy. Độ xoáy cùng với lực cản của không khí làm cho đường bóng uốn cong.

Toàn bộ nguyên lý của cú sút phạt trực tiếp nằm ở chỗ này. Nó giải thích vì sao quả bóng được sút qua khỏi tầm che chắn của hàng rào nhưng không bay thẳng lên khán đài hoặc ra ngoài cột dọc, mà lại lượn vào góc cao của khung thành.

Ngày xưa, chất lượng bóng và sân bãi còn kém, quả bóng thường trở nên ngày càng nặng hơn trong quá trình thi đấu (do thấm nước) trên quê hương bóng đá nói riêng cũng như các nước châu Âu nói chung.

Ở Nam Mỹ thì sân khô, trời nóng nên bóng nhẹ hơn. Kỹ thuật sút bóng theo quỹ đạo cong để ghi bàn từ tình huống “phạt hàng rào” ra đời và phổ biến tại Nam Mỹ trước châu Âu là vì vậy.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
33
+48
76
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
34
-18
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
<
  • Tìm về lịch sử những quả sút phạt Tìm về lịch sử những quả sút phạt

    Mãi đến năm 1903, luật mới cho phép ghi bàn ngay từ cú sút, nghĩa là quả phạt trực tiếp ra đời. Đến năm 1913 mới có quy định mọi cầu thủ của đội bị phạt đều phải đứng cách quả bóng ít nhất 10 yard (hay 9m15).

  • Cristiano Ronaldo: Vua sút phạt đương đại Cristiano Ronaldo: Vua sút phạt đương đại

    Dù thích hay ghét Ronaldo, người ta vẫn phải thừa nhận: anh là một trong vài ngôi sao sút phạt trực tiếp hay nhất thế giới hiện nay.

  • Những quả sút phạt, một vũ khí huyền thoại đang mai một? Những quả sút phạt, một vũ khí huyền thoại đang mai một?

    Ở vòng 12 Premier League, Luis Suarez (Liverpool) đã có một siêu phẩm bàn thắng vào lưới Everton, từ một cú đá phạt trực tiếp. Từ khoảng cách hơn 30 mét, anh sút bóng xuyên qua hàng rào, cắm thẳng vào khung thành. Một cú sút phạt trực tiếp thành bàn hoàn hảo.

  • Các tượng đài sút phạt trong lịch sử bóng đá Các tượng đài sút phạt trong lịch sử bóng đá

    Với Roberto Carlos, cú sút phạt thành bàn tại giải tứ hùng Pháp 1997 đã đi vào lịch sử. Mổ xẻ đường bóng của Roberto Carlos theo các quy tắc vật lý, giới chuyên môn đành lắc đầu quầy quậy vì đường bóng ấy cong vòng đến mức có vẻ là phi thực tế (vậy mà nó vẫn xảy ra thật).

  • Vòng áp chót giải J.League: Chẵn bàn thắng trận có Omiya Vòng áp chót giải J.League: Chẵn bàn thắng trận có Omiya

    Nếu xét tổng thể, vòng áp chót giải J.League trong 5 mùa gần nhất không có quy luật nào thực sự đặc biệt. Tỉ lệ chủ nhà giành thắng lợi (28/45 trận) không phải là áp đảo. Số trận kết thúc với tổng bàn từ 3 trở lên (20 trận) so với ngược lại (25) cũng không có chênh lệch đáng kể.

  • Những “cánh chim núi rừng” tại SEA Games 27 Những “cánh chim núi rừng” tại SEA Games 27

    Ngoài trường hợp “siêu đặc biệt” với lực sĩ thể hình người Chu Ru Se Pha, đoàn thể thao Việt Nam sang Myanmar tranh tài còn có một số “cánh chim núi rừng” người dân tộc thiểu số khác.

  • Lực sĩ Se Pha: Bỏ nương, bỏ rẫy  đi tập thể hình Lực sĩ Se Pha: Bỏ nương, bỏ rẫy đi tập thể hình

    Dân Chu Ru chơi thể thao đã là chuyện xưa nay hiếm vậy mà một chàng trai đến từ bản Pa Rér (Lâm Đồng) như Se Pha còn tập luyện, thi đấu ở một môn thể thao nhà giàu thì quả thật quá lạ.

  • Tự truyện “Sao vẫn là tôi” của Mario Balotelli: Chân dung 7 thực 3 hư của Super Mario (Kỳ cuối) Tự truyện “Sao vẫn là tôi” của Mario Balotelli: Chân dung 7 thực 3 hư của Super Mario (Kỳ cuối)

    Mùa bóng thứ 2 tại Man City, Mario Balotelli bùng nổ cả về tài năng cũng như những thông tin đầy tranh cãi. Anh giúp City giành chức vô địch Premier League đầu tiên kể từ năm 1968.

  • Frank Lampard: "Cầu thủ hay nhất là Messi" Frank Lampard: "Cầu thủ hay nhất là Messi"

    Các CĐV West Ham có thật sự ăn mừng khi Frank Lampard bị gãy chân? Sự thật đằng sau việc Chelsea sa thải Andre Villas-Boas là gì? Vì sao Lampard lại thích viết sách cho trẻ em? Lampard có tương tác tốt với Gerrard khi cả 2 cùng có mặt trên sân?

  • Chuyện phiếm: Khỏa thân có lợi cho tất cả Chuyện phiếm: Khỏa thân có lợi cho tất cả

    Khỏa thân là một lợi ích mà tất cả chúng ta nên làm. Khỏa thân là quyền lợi, là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân mình và xã hội.

  • Trung vệ Nguyễn Anh Tuấn: Éo le cảnh chưa 30 tuổi đã “toan về già” Trung vệ Nguyễn Anh Tuấn: Éo le cảnh chưa 30 tuổi đã “toan về già”

    Thường thường, ở ngưỡng tam thập đa phần cầu thủ đạt độ chín nhất trong sự nghiệp. Nhưng trớ trêu thay, dù mới 29 tuổi nhưng Nguyễn Anh Tuấn rất có thể sẽ tiếp tục là cầu thủ nằm trong bản danh sách gồm những cái tên “biến mất” khỏi bóng đá Việt Nam, ít nhất là trong mùa giải tới.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x