Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson (Kỳ 12): Vừa chớm vang danh thì mẹ trở bệnh

Tôi không để cho thất bại đầu tiên ảnh hưởng đến sự vươn lên của mình. Vẫn là những ngày tháng tập luyện miệt mài và những trận đánh không khoan nhượng ở “phòng khói”. Cus đến xem tôi đánh càng lúc càng đều đặn hơn. Ông ấy thích cách hành xử kiêu ngạo của tôi vì chính ông cũng là một người rất ngạo mạn.
Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson (Kỳ 12): Vừa chớm vang danh thì mẹ trở bệnh
COI ĐỐI THỦ LÀ THỨC ĂN
Một lần kia đối thủ của tôi là một tay 24 tuổi, vô địch ở khu vực của mình khi mới 16 tuổi. Chưa từng có ai đánh bại được gã. Trước trận đánh, một trong những quan chức quyền Anh địa phương đến và nói với chúng tôi: “Cus, đối thủ tới bự, khỏe và đáng sợ phết đấy”.

Cus chả mảy may lo âu, ông chỉ mìm cười: “Mike nhà tôi chuyên giúp cho mấy gã bự, khỏe và đáng sợ ấy phải trật tự”. Nghe lời này, người tôi như sôi sục. Tôi muốn tìm cái gã 24 tuổi ấy mà nện ngay chứ không cần phải bước lên võ đài nữa.

Một lần khác tôi không tắm 3 ngày trước trận đấu, toàn bộ tâm trí tôi dồn cho những suy nghĩ làm sao nện được đối thủ của mình một trận ra trò. Khi đấu ở “phòng khói”, bạn không biết gì nhiều về đối thủ, không có video để nghiên cứu. Vì thế tôi luôn tưởng tượng ra đối thủ của mình là những kẻ đã từng đánh tôi tan nát thời con nhỏ. Trận đấu trở thành một màn báo thù và tôi luôn ra sân với tất cả sự giận dữ.

Cus thích như vậy. Ngược lại ông cực kỳ khó chịu khi tôi tỏ ra nhân từ trong một trận đánh. Một gã kia đề nghị bắt tay tôi trước trận đánh để tỏ rõ tinh thần thể thao. Tôi đã chìa tay ra và Cus đã nổi điên.

Hành động trắc ẩn duy nhất mà ông chấp nhận là khi tôi kéo đối thủ đứng dậy sau khi đã nốc ao họ. Dempsey vẫn hay làm thế. Anh ta chìa tay ra cho những người mà mình vừa nện nhừ tử và hôn lên má họ. Tôi học theo, đến đỡ đối thủ dậy, hôn một cái rồi hỏi: “Ổn không bạn hiền? Tội nghiệp ghê vậy đó”. Hành động ấy gần như giết chết họ.

Cus cũng không thích tôi ăn mừng chiến thắng trên võ đài. Khỏi có cười toe toét chào khán giả, khỏi có nhảy nhót vớ vẩn. Ông nói: “Con đã tập luyện cật lực suốt 2 năm trời, vậy mà bây giờ con lại hành xử như thể mình ngạc nhiên lắm, mình may mắn lắm mới thắng sao”.

Với Cus, đối thủ là thức ăn, là chất dinh dưỡng. Bạn phải ăn để sống. Sau những trận đánh hay, Cus thưởng cho tôi đồ đạc, giày dép. Khi vô địch một trong những giải đấu dành cho thiếu niên, ông tặng tôi một chiếc răng vàng. Những võ sĩ trong thời đại cũ đều kỷ niệm những trận đánh hay của họ bằng những chiếc răng vàng.

BẢO VỆ THÀNH CÔNG DANH HIỆU VÔ ĐỊCH OLYMPIC
Tháng 6/1982 là lúc tôi chuẩn bị bảo vệ chức vô địch Olympic dành cho lứa tuổi thiếu niên của mình. Sau kỷ lục knock-out nhanh nhất lịch sử trận chung kết trước đó, tôi đã nổi như cồn. Bố mẹ của các võ sĩ xin rút tên con mình vì sợ chúng phải đấu với tôi. Một số quan chức còn không muốn cho tôi tham gia: “Tao đã thấy mày đấu nên không để mày tham gia được. Mày sẽ xé bọn nhóc ra thành từng mảnh mất”.

Nhưng tất nhiên là tôi vẫn tham gia giải đấu. Vòng loại diễn ra tại Colorado và tôi đã nốc ao tất cả đối thủ. Tôi nghe những võ sĩ lừng danh một thời khen ngợi mình trong những cuộc phỏng vấn. Có người đã nhắc lại quê quán Brownsville của tôi. Cus nói: “Cả Brownsville rồi sẽ xem con như anh hùng. Khi mẹ con đi chợ, mọi người sẽ đến xách giỏ dùm bà”.

Rồi tôi tiến một mạch đến trận chung kết, đối thủ là Kelton Brown, cao đến 2 mét. Chuông reo là đánh. Tôi nện gã liên hoàn. Chỉ sau 1 phút, góc võ đài đã tung cờ trắng. Tôi đã bảo vệ thành công chiếc HCV Olympic dành cho thiếu niên. Phỏng viên đến và hỏi tôi: “Mike, cậu hẳn là hài lòng khi sự nghiệp thăng tiến nhanh như thế chứ?”. 

Tôi trả lời: “Vâng, có thể nói như vậy. Tôi ở đây cùng với những võ sĩ trẻ. Tôi cùng tuổi họ, nhưng tôi kỷ luật hơn, tôi khỏe hơn và có tâm lý tốt hơn họ. Hôm nay đối thủ của tôi đã đánh tốt, nhưng tôi đến đây là để hoàn thành mục tiêu của mình là vô địch”.

ĐI CƯỚP ĐỂ CỐ QUÊN DI NGƯỜI MẸ ĐANG HẤP HỐI

Sau giải đấu ấy tôi quay trở lại Brownsville. Mọi người đã nhìn thấy tôi đánh bại Kelton Brown trên truyền hình, ai cũng chạy đến và nói: “Này, Mike, có cần gì không cưng? Thích gì thì nói bọn anh lo cho nhé”.

Khán giả mà tôi muốn gặp nhất trong lần trở vệ này chính là mẹ. Tôi muốn chia sẻ niềm vui và sự tự hào cùng bà: “Này mẹ, con là võ sĩ giỏi nhất thế giới. Không một ai có thể chịu nổi những cú đấm của con”.

Mẹ tôi lúc này đã chuyển sang sống ở một căn nhà tập thể cũ kỹ và ọp ẹp. Bà nhìn tôi và nói: “Nhớ Jose Louis không? Bao giờ mà chả có người giỏi hơn mình hả con?”

“Nhưng con không phải là gã. Con giỏi hơn bất kỳ ai. Con là con mẹ mà”.
Mẹ nhìn tôi theo cái kiểu: “Bọn da trắng đã làm gì con tôi thế này”.
Chỉ vài tháng sau cuộc gặp ấy mẹ tôi trở bệnh nặng. Cus bảo tôi hãy lập tức trở về mà thăm mẹ mà không nói rõ bà gặp chuyện gì. Sau đó tôi mới biết là bà bị ung thư giai đoạn cuối, vừa bị một cú đột quỵ và gương mặt đã biến dạng. Khi vào bệnh viện tôi đã sốc hoàn toàn. Mẹ tôi nằm đó, hơi thở mỏng như tơ, mắt lõm cả vào trong, chỉ còn da bọc xương.

Khi xem tivi, tôi thấy những người sắp chết thường hay trăn trối. Tôi đã đến đây để mong mẹ nói gì với tôi lần cuối. Nhưng không, bà thậm chí còn không tỉnh dậy nổi để nhìn mặt tôi, chỉ thoi thóp như chực chờ trút hơi thở cuối cùng.

Tôi đã rời khỏi bệnh viện ấy và không bao giờ trở lại nữa. Khi chị tôi hỏi, tôi đã bịa ra là mình vừa thăm mẹ về. Tôi phải nói dối vì tôi không thể chịu nổi khung cảnh của bệnh viện, nó thật đau đớn và kinh khủng. Trong thời gian mà tôi nói dối là mình vào bệnh viện thăm mẹ, tôi đã trở lại con đường đạo tặc. Tiền bạc không còn là vấn đề, tôi đi ăn cướp để cố quên đi người mẹ hấp hối của mình.

(Còn nữa)

Lỡ mất lễ tốt nghiệp vì… choảng thầy giáo
Tôi đã trở thành một chiến binh, một vị thần trong giới quyền Anh. Vì thế thật là khó khăn khi phải trở lại trường học và tuân theo những quy định thổ tả trong ấy. Đấy là mùa Thu năm 1981, tôi gặp vấn đề tại trường Catskill. Một giáo viên quát nạt và ném một quyển sách vào người tôi vì tôi không vâng lời. Tôi đừng dậy và nện ông ấy ngay trước mặt những học sinh khác. Họ cấm túc tôi.
Cus đã đùng đùng đến trường để gặp vị hiệu trưởng, ông Stickler. Bạn dám nhầm Cus với Clarence Darrow (một luật sư nổi tiếng của Mỹ - PV) nếu nghe ông ấy bảo vệ tôi:

- Mấy người cứ bảo là tay giáo viên kia đánh rơi quyển sách và nó vô tình chạm vào người Mike à. Tuyệt vời. Tôi đang tự hỏi sao quyển sách chết tiệt ấy sau khi rơi xuống lại có thể nảy lên và tộng thẳng vào mặt thằng con tôi? Nó phải rớt xuống và nằm im ở dưới đất, vật lý cơ bản mà mấy người vẫn ngoác mồm dạy đó.

Cus làm ầm lên cứ như thể giáo viên mới là những người có lỗi vậy. Cuối cùng nhà trường buộc phải thỏa hiệp. Họ cho tôi nghỉ học nhưng sẽ cử người phụ đạo tôi tại nhà. Cus đã rất thất vọng vì ông ấy đã lên kế hoạch về một lễ tốt nghiệp thật hoành tráng. Trên đường về nhà tôi cố an ủi: “Thôi mà Cus, mình đến phòng gym nhé”. Cus nhìn tôi, thờ dài rồi nói: “Ừ thì phòng gym”.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • Chuyên mục “The Secret Footballer”: Sự bí ẩn hấp dẫn Chuyên mục “The Secret Footballer”: Sự bí ẩn hấp dẫn

    Tháng 1/2011, tờ báo The Guardian (Người bảo vệ) ở Anh ra chuyên mục The Secret Footballer - TSF (Cầu thủ bí mật). Chuyên mục này nhanh chóng trở thành chuyên mục được rất nhiều người theo dõi.

  • PSG và Man City: Tiêu tiền cũng  không phải chuyện dễ PSG và Man City: Tiêu tiền cũng không phải chuyện dễ

    Man City và PSG là 2 thế lực mới của bóng đá châu Âu trong những năm gần đây. Điểm chung: họ đều được các tỷ phú Ả Rập mua lại, và hẳn nhiên đều có rất nhiều tiền. Khác biệt: PSG đang tiến đi từng bước vững chắc trong khi Man City lại... chẳng biết đâu mà lần. Loạt trận Champions League vừa qua một lần nữa cho thấy khác biệt quá lớn giữa hai đội

  • Everton vẫn… yếu-bóng-vía Everton vẫn… yếu-bóng-vía

    Từ triều đại của Moyes đến khi Martinez dẫn dắt, đây là 1 trong 3 mùa giải Everton có thành tích 2/3 chặng đường tốt nhất, bên cạnh các mùa 2004/05 và 2012/13. Nhưng Everton tiến bộ hay thăng hoa là 1 chuyện còn thành tích của họ trên sân các CLB lớn lại là chuyện hoàn toàn khác.

  • World Cup 1970: Kỳ World Cup hay nhất lịch sử World Cup 1970: Kỳ World Cup hay nhất lịch sử

    Brazil toàn thắng 3 trận vòng bảng trước Tiệp Khắc, Anh và Romania. Vào giai đoạn knock-out, Brazil lại thắng rất rõ ràng trước Peru (4-2 ở tứ kết), Uruguay (3-1 ở bán kết) và Italia (4-1 ở trận chung kết).

  • World Cup 1970: Chiến tranh bóng đá World Cup 1970: Chiến tranh bóng đá

    Năm 1946, nhà văn George Orwell tưởng tượng ra một câu chuyện trong tương lai khi ông viết tiểu thuyết “Một chín tám tư”. Đại khái, Orwell cho rằng bóng đá là một thứ “chiến tranh không có tiếng súng”, và đấy là môn thể thao có thể khiến các quốc gia xung đột với nhau.

  • Trang sức đem lại vận may cho các vận động viên thể thao? Trang sức đem lại vận may cho các vận động viên thể thao?

    Ai trong chúng ta cũng không dưới một lần tin vào may mắn, đặc biệt là trong làng thể thao.

  • HLV Mai Đức Chung: “Nào, hãy cứ vui và mở hội đi!” HLV Mai Đức Chung: “Nào, hãy cứ vui và mở hội đi!”

    Thanh Hóa đang trở thành một hiện tượng thú vị của giải Eximbank V.League 2014 khi vượt mặt một loạt đại gia để đánh chiếm ngôi đầu.

  • Cựu tiền vệ Nguyễn Mạnh Tú: Lận đận từ sân cỏ tới thương trường Cựu tiền vệ Nguyễn Mạnh Tú: Lận đận từ sân cỏ tới thương trường

    Từng là thành viên của lớp bóng đá tiềm năng của phía Bắc cùng Văn Biển, Tiến Thành… Nhưng tiền vệ khá tài năng của bóng đá thành Nam này lại không có được số phận may mắn như những đồng đội cũ, để rồi khi ở cái tuổi chín nhất của sự nghiệp Mạnh Tú hay Tú “con” đã phải chia tay sự nghiệp.

  • World Cup 1974: "Cơn lốc màu da cam" làm say đắm lòng người World Cup 1974: "Cơn lốc màu da cam" làm say đắm lòng người

    Trước đó, Hà Lan không có chút “số má” nào. Còn sau đó, Hà Lan nghiễm nhiên là một cường quốc bóng đá. “Cơn lốc màu da cam” nổi lên tại World Cup 1974, cuốn phăng Brazil - đội vô địch 3 trong 4 kỳ World Cup ngay trước đó - và trở thành dấu ấn mãi mãi không phai trong dòng trôi của lịch sử bóng đá.

  • Từ Jese-ngổ-ngáo tới giấc mơ Bóng Vàng Từ Jese-ngổ-ngáo tới giấc mơ Bóng Vàng

    Sự nghiệp của Jese ở lò đào tạo trẻ của Real Madrid, thực ra, không hề xuôi chèo mát mái như đa phần những ngôi sao từng trưởng thành từ môi trường này.

  • Jese Rodriguez: Chạy như Ronaldo, ghi bàn như Raul Jese Rodriguez: Chạy như Ronaldo, ghi bàn như Raul

    Những ngày đầu năm 2014 là những ngày đầy ắp sự kiện đối với bóng đá Tây Ban Nha. Nhưng về độ “phủ sóng”, thì không sự kiện nào có thể sánh với việc chàng trai trẻ 20 tuổi Jese Rodriguez “không thể ngừng việc ghi bàn lại được”.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x