Muôn mặt thế giới CĐV - Một World Cup vì người hâm mộ

Minh Kiệt
Từ 07:13 ngày 01-06-2014
Hàng chục nghìn người đã tràn xuống đường phố tại Sao Paulo thứ Tư vừa qua cho một cuộc diễu hành trong hòa bình. Những người này muốn chính phủ thực hiện lời hứa của họ về dự án xây nhà cho những người có thu nhập thấp. Dự án này đã bị đình lại vì kinh phí được dồn để hoàn tất gấp các hạng mục World Cup.
XÂY SVĐ ĐỪNG QUÊN XÂY NHÀ THU NHẬP THẤP

Biểu tình, diễu hành dù là bạo động hay hòa bình là một... đặc sản của Brazil trong mùa Hè năm nay. Confed Cup 2013, chủ đề biểu tình liên tục được mang ra bàn tán ngay trong khuôn khổ những cuộc họp báo trước trận đấu. Trên trang bách khoa toàn thư Wikipedia, người ta còn lập ra một mục riêng mang tên “Biểu tình Brazil”.

Những người Brazil yêu bóng đá trong từng hơi thở không hề phản đối World Cup. Họ chỉ phản đối việc chính phủ bỏ qua những nhu cầu thiết yếu của người dân mà tập trung lo cho World Cup. Ở một khía cạnh khác, họ muốn nhân dịp World Cup được truyền thông thế giới chú ý mà kêu gọi sự quan tâm nhiều hơn nữa ở các cấp chính quyền.

Graffiti là một nét đẹp đường phố không thể thiếu ở Brazil. Bức ảnh một cậu bé gầy trơ xương vì đói, nhưng trước mặt cậu là một... quả bóng đã gây ra những hiệu ứng hết sức mạnh mẽ. Trở lại với cuộc tuần hành hôm thứ Tư tại Sao Paulo, những người này đến từ mọi thành phần khác nhau trong xã hội Brazil, từ những người thất nghiệp đến những giáo sư, mong muốn chính phủ thực hiện lời hứa của mình. 

Cuộc biểu tình ấy do Hiệp hội công nhân vô gia cư phát động với mong muốn xây dựng nhà ở giá rẻ cho gần 4.000 gia đình vô gia cư, sống tạm bợ trong những ngôi lều chỉ cách SVĐ Arena Corinthians trị giá 1 tỷ real (268 triệu euro) có vài dặm.

VÔ ĐỊCH ĐỂ HÀN GẮN XÃ HỘI

Trong hơn 2 tháng qua, những cuộc biểu tình từ ôn hòa đến bạo lực xảy ra gần như hàng ngày tại Brazil. Trước cuộc tuần hành tại Sao Paulo 1 ngày, bạo loạn đã nổ ra tại thủ đô Brasilia khi cảnh sát đã buộc phải dùng đến hơi cay để giải tán một cuộc biểu tình đòi quyền lợi. Nhóm này  gần 1.500 người, đã tỏ ra vô cùng hung hãn và còn ném đá vào lực lượng an ninh.

Hôm ấy là ngày trưng bày Cúp Vàng tại SVĐ Quốc gia, nhóm 1.500 người ấy muốn tiến vào sân nhưng đã bị ngăn lại, làm tê liệt cả một tuyến đường lớn tại thủ đô. Một nhóm quá khích còn leo cả lên tòa nhà Quốc hội  để yêu cầu giải quyết rốt ráo về vấn đề đất đai. 

Một năm về trước, trong thời gian diễn ra Confed Cup, gần 1 triệu người tham gia vào những cuộc biểu tình tương tự đòi hỏi phúc lợi xã hội tốt hơn, đồng thời phản đối những quan chức chính phủ lợi dụng World Cup để tham nhũng và biển thủ công quỹ.

World Cup 1950, người dân Brazil lần đầu tiên thấy được sức mạnh thật sự của bóng đá. Giải đấu ấy đã kết nối những người Brazil gần với nhau hơn. Một Brazil còn đói khổ với 2/3 người dân mù chữ và 1/2 người dân phải chạy ăn từng bữa chợt bước ra ánh sáng. 

Bây giờ, hơn nửa thế kỷ sau cuộc đổi đời ấy, Brazil đã trở thành nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Mỹ Latin, nhưng xã hội Brazil lại đang nóng dần lên từng ngày khi người dân đã đủ văn minh để yêu cầu nhiều hơn nữa quyền lợi chính đáng từ Chính phủ.

Những khi quả bóng tròn của World Cup lăn đi, những cuộc biểu tình kia hứa hẹn sẽ dừng lại. Nếu chủ nhà Brazil tiến xa và có thể vô địch, đấy sẽ là liều thuốc an thần cho mọi vấn đề của xã hội, như đã từng xảy ra ở Hy Lạp và Tây Ban Nha khi đội tuyển 2 quốc gia này vô địch EURO. Nhưng ngược lại, nếu Brazil thi đấu dưới sức mình và bị loại, những điều tồi tệ nhất đang chờ đợi chính phủ của họ.

TRĂM NGẢ ĐƯỜNG CỔ ĐỘNG

Andy Smith hay Nelson Paviotti đều là những “celebrity” trong giới CĐV, những người nổi tiếng mà bạn dễ dàng nhận ra. Nhưng những CĐV như họ hay anh Manolo của Tây Ban Nha không nhiều, đa phần còn lại là những người cổ động rất bình thường, nhưng có tình yêu cháy bỏng với bóng đá. 

Nhà tù Marrey, Sao Paulo
Hầu hết những tù nhân tại nhà tù Marrey đều phạm tội mua bán hoặc vận chuyển ma túy, một số còn phạm tội giết người. Nhưng họ vẫn cháy bóng tình yêu bóng đá. Đó là thứ quan trọng nhất với họ. 


Trong tất cả những hình phạt mà một tù nhân có thể hứng chịu, không được đá bóng chính là hình phạt nặng nhất. Họ tổ chức những trận đấu trong tù để rèn luyện sức khỏe cho các phạm nhân. Kỳ World Cup này, các phạm nhân đều ngoan ngoãn để được cho ra khỏi xà lim vào phòng sinh hoạt chung xem trực tiếp những ngày có trận đấu của đội chủ nhà.

Trường dòng Santo Tomas de Vilanova, Ourinhos


Trường dòng này cách Sao Paulo 40 cây số về hướng Tây. Trong ảnh là một linh mục đang chơi bóng cùng với các học trò của mình trên sân. Cả trường sẽ cùng xem bóng đá trong mùa World Cup.

Fan cuồng Corinthians, Sao Paulo


Corinthians có một nhóm CĐV gộc (hooligan) tên gọi Gavioes da Fiel, người CĐV trong ảnh là một thành viên của nhóm ấy. Anh ta xăm mọi thứ liên quan đến CLB lên người. Ở Brazil, bóng đá là một tôn giáo. Chiếc dây chuyền của anh thay vì mang chiếc Thánh giá đã nhường chỗ cho logo của CLB. Sau khi nghiêm trang cầu nguyện chụp tấm hình này, anh rời đi và... đánh nhau với một nhóm CĐV đối địch.

Lời cầu nguyện, Rio de Janeiro


Trong ảnh là mợt nữ thầy cúng ở Rio de Janeiro. Mỗi mùa World Cup cô rất... đắt show khi ngày nào cũng có hàng chục CĐV mặc áo vàng của đội tuyển Brazil vào cầu nguyện cho đội nhà may mắn.
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x