Vai trò của trung vệ hiện đại và các biến thể lối chơi

Việt Dũng Việt Dũng
07:09 ngày 21-05-2014
Ngày nay, các trung vệ không còn đơn thuần làm nhiệm vụ kèm người và phá bóng như trong quá khứ. Nhiệm vụ của họ đã trở nên nặng nề hơn, phụ thuộc nhiều vào lối chơi chung của toàn đội.
Vai trò của trung vệ hiện đại và các biến thể lối chơi
Bóng đá hiện đại đang ngày càng trở nên đa dạng về chiến thuật. Có đếm mỏi tay cũng chẳng thể hết được số lượng sơ đồ chiến thuật các HLV đang áp dụng. Chỉ 1 đội bóng cũng có thể cho ra hàng loạt sơ đồ và các biến thể khác nhau, từ 4-2-3-1, 4-3-3, 4-5-1, 3-4-1-2… Nhưng suy cho cùng, chỉ có 4 dạng chiến thuật chính: Tấn công tổng lực, Phản công tổng lực, Phòng ngự phản công và Tiqui-taca.

Xét riêng về hệ thống phòng ngự, cũng có thể chia ra 2 dạng chính: dạng 1 kèm 1 (man-to-man marking) và dạng phòng ngự khu vực (zonal marking). Tạm thời không bàn tới hệ thống 1 kèm 1 vì nó đã lỗi thời và cũng khá đơn giản, dễ hiểu. Hãy đi sâu hơn vào hệ thống phòng ngự của từng lối chơi điển hình hiện đại, một nghệ thuật phòng thủ khu vực có hệ thống, nặng tính chiến thuật và hiệu quả hơn nhiều.

Tấn công tổng lực (Pressing) - Đại diện tiêu biểu: Liverpool
Để tìm ra một đội bóng chơi pressing đặc trưng trong bóng đá hiện đại là rất khó, nhưng nếu xét ở một vài thời điểm, Liverpool của Brendan Rodgers đã hoàn thành rất tốt lối chơi này. Đây là một phong cách tấn công tổng lực, dồn ép đối phương, áp sát không mệt mỏi từ tất cả các tuyến, bởi vậy nó đòi hỏi cực nhiều thể lực và chính vì thế mà The Kop mùa qua chỉ gây được ấn tượng mạnh trong hiệp thi đấu đầu tiên, rồi đến hiệp hai là... lên công về thở. Rất khó để duy trì lối chơi này trong suốt 90 phút.


Xét riêng cặp trung vệ, bộ đôi được Rodgers ưa thích nhất là Martin Skrtel và Mamadou Sakho. Trong đó, Sakho chơi cao hơn và tham gia vào nhiều những pha chuyền bóng ở giữa sân hơn, còn Skrtel đá lùi sâu hơn bọc lót. Tuy nhiên, trong những tình huống cố định, trung vệ người Slovakia lại thường xuyên lên hỗ trợ tấn công hơn so với cựu cầu thủ PSG.

Đặc trưng của lối đá tấn công tổng lực là… không coi trọng phòng ngự, và đó chính là lý do mà Liverpool từ một đội bóng đậm chất thực dụng dưới thời Rafa Benitez trở thành một trong những CLB thủng lưới nhiều nhất nửa trên BXH. Cũng vì thế mà dù cho Skrtel đã chơi rất tốt, xét về thống kê anh là trung vệ đánh chặn hiệu quả nhất Premier League, nhưng The Kop vẫn chịu những bàn thua “như cơm bữa”.

Phản công tổng lực (Counter-Pressing) - Đại diện tiêu biểu: Borussia Dortmund
Lối chơi HLV Juergen Klopp xây dựng cho đội bóng vùng Ruhr, đặc biệt là ở mùa giải năm ngoái, là một xu hướng thành công mới của bóng đá thế giới, sau tiqui-taca. Trong đó, bộ đôi trung vệ Neven Subotic và Mats Hummels mang những trọng trách rất khác nhau. Phải nói rằng, rất may mắn cho Klopp khi đã sở hữu được một hậu vệ toàn diện như Hummels.

Hiếm có cầu thủ hiện đại nào toàn tài như Hummels. Anh chẳng cần một người đá cặp quá xuất sắc để bổ khuyết cho mình như hầu hết hàng thủ các đội bóng lớn ở châu Âu. Hummels không chỉ giỏi kèm người, anh còn xuất sắc trong xử lý bóng bằng chân chẳng kém gì một tiền vệ.


Trên tất cả, nhiệm vụ của Hummels là kèm cặp các tiền đạo chủ lực của đối phương, và nhờ tầm quan sát cũng như óc phán đoán cực tốt, anh luôn hoàn thành xuất sắc vai trò này. Lối chơi thông minh giúp anh không hao tổn quá nhiều thể lực, và chưa từng phải nhận thẻ đỏ trong suốt sự nghiệp đỉnh cao.

Cũng nhờ tài năng của trung vệ người Đức, trong những pha “phản công tổng lực” cực nhanh và tốc độ của Dortmund, Subotic có thể yên tâm dâng cao hỗ trợ. Tất nhiên, vị trí mà cầu thủ người Serbia có thể xâm nhập chỉ nằm trong một phạm vi nhất định sao cho anh vẫn có thể hỗ trợ Hummels nếu bất ngờ bị đối phương phản công lại.

Klopp cũng đã phát huy tốt khả năng xử lý bóng của Hummels để hỗ trợ cho những pha tấn công. Sau khi Nuri Sahin rời CLB năm 2011, Dortmund không còn một mẫu tiền vệ trụ có khả năng phát động bóng dài, và từ đây khả năng dẫn bóng cũng như kỹ năng điều tiết từ phần sân nhà của Hummels đã được tận dụng triệt để.

Phòng ngự phản công (Counter-Attack) - Đại diện tiêu biểu: Chelsea, Atletico Madrid
Như xu hướng của mọi đội bóng hiện đại, Chelsea sử dụng một John Terry mạnh mẽ, chơi đầu tốt bên cạnh một Gary Cahill có óc phán đoán và giỏi phá bóng. Tuy nhiên, tuổi tác không cho phép thủ quân của The Blues duy trì phong độ đỉnh cao trong suốt mùa giải, và bởi vậy, Jose Mourinho sản sinh ra khái niệm phòng ngự “xe bus 2 tầng”, đặc biệt hiệu quả trước các đội bóng lớn.


Về phần Atletico, HLV Diego Simeone đã biến đội bóng này từ một tập thể không biết phòng ngự thành một hệ thống vững chãi bậc nhất châu Âu. Cặp trung vệ Diego Godin và Joao Miranda được hỗ trợ tối đa bởi mọi tuyến, mọi vị trí xung quanh. Thực chất, vai trò của từng cá nhân trong sơ đồ chiến thuật Simeone áp dụng là rất mờ nhạt, thay vào đó là một lối chơi tập thể đầy ăn ý cả trong tấn công lẫn phòng ngự. Họ luôn có được sự áp đảo về quân số, cho dù là khi lên bóng hay khi chịu trận. Điều này có thể thấy rất rõ qua trận bán kết lượt về Champions League gặp chính Chelsea.

Xét tổng thể, vai trò của cặp trung vệ trong phòng ngự phản công thường không quá quan trọng như những lối đá khác. Trái lại, các HLV sẽ bố trí một hàng thủ nhiều lớp, chỉ để một số lượng vừa phải cầu thủ có tốc độ tham gia tấn công. Và một khi một đội bóng phòng ngự phản công đã có bàn dẫn trước, khi ấy sẽ rất khó thắng được họ. Nhiệm vụ của cặp trung vệ lúc ấy là tương tự như nhau, chủ yếu sẽ là lùi sâu phá bóng.

Tiqui-taca - Đại diện tiêu biểu: Barcelona, ĐT Tây Ban Nha
Thực ra, để nói rằng Barca lúc này vẫn còn đá tiqui-taca là hơi khiên cưỡng. Họ đã không còn quá lệ thuộc vào nó kể từ khi Tata Martino kế nhiệm Tito Vilanova đầu mùa bóng năm ngoái. Blaugrana lúc này đã kiểm soát bóng ít hơn, tấn công trực diện hơn và đề cao hiệu quả hơn. 

Trong khi đó, Bayern cũng chẳng phải đại diện tiêu biểu cho trường phái tiqui-taca, mặc dù HLV trưởng của họ là người đã phát minh ra lối chơi này, Pep Guardiola. Thay vào đó, nói lối chơi của “Hùm xám” mùa này là “kiểm soát bóng” đơn thuần (possession football) có lẽ chính xác hơn. Bayern mùa này thiếu đi những đường chuyền mang tính đột biến của Xavi, Andres Iniesta, thiếu những pha xử lý siêu đẳng của Lionel Messi để có thể tạo đột biến.


Bởi vậy, hãy quay trở lại những năm từ 2009-2011 để phân tích về hàng thủ của một Barca còn chơi tiqui-taca đích thực. Chính lối đá này của Pep đã nâng tầm vai trò của các trung vệ lên một mức độ cao hơn. Phần nữa bởi bản thân tiqui-taca đã là sự cân bằng giữa tấn công và phòng ngự, nên nhiệm vụ của Gerard Pique không chỉ gói gọn trong khâu đánh chặn, mà thêm vào đó anh còn chơi bóng, chuyền bóng như bất kì một tiền vệ nào.

Nhìn chung, lối chơi tiqui-taca cho phép các trung vệ dâng cao hơn để có nhiều phương án chuyền bóng bên phần sân đối phương, nhưng lại vẫn đảm bảo được sự an toàn nhờ những pha phối hợp tam giác nhỏ rất khó ngăn chặn, như thể một trò “đá ma”. 

Ngoài ra, trong tiqui-taca đỉnh cao cũng bao gồm cả pressing. Đến thủ môn Victor Valdes, một khi đã là một phần của “hệ thống tiqui-taca” này cũng phải sẵn sàng xử lý bóng bằng chân, chuyền và phát động khi cần thiết. Ngược lại, những siêu sao tấn công như Lionel Messi cũng không được phép nề hà tham gia tranh cướp bóng giành lại quyền kiểm soát, bởi với Guardiola, cầm bóng nhiều hơn chính là tiền đề cho thắng lợi.

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
36
+58
85
2
36
+60
83
3
36
+43
78
4
36
+20
67
5
36
+12
63
6
36
+12
57
7
35
+19
54
8
35
-3
54
9
37
-12
52
10
36
-4
48
11
37
-12
48
12
37
-13
46
13
37
-7
44
14
36
-8
43
15
36
-6
38
16
36
-10
35
17
36
-21
26
18
36
-32
25
19
36
-33
24
20
36
-63
17
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x