Lee Chong Wei, nhà vua không vương miện

Cẩm Chi
06:58 ngày 28-09-2019
Tháng 6 năm nay, Lee Chong Wei tuyên bố từ giã sự nghiệp thi đấu đỉnh cao. Trong 20 năm chơi cầu lông, anh chính là tay vợt để lại nhiều tiếc nuối nhất. Dù được coi là một trong những VĐV vĩ đại nhất lịch sử, cá nhân Lee chưa bao giờ giành được HCV Olympic, Asiad hay thậm chí là... SEA Games.
Lee Chong Wei, nhà vua không vương miện

Người bình thường làm điều phi thường

Thời Lee Chong Wei còn đi học, bóng rổ mới là môn thể thao đầu tiên anh yêu thích. Dù vậy, niềm đam mê đó sớm bị dập tắt. Mẹ anh, bà Khor Kim Choi không thích con mình đầu trần nghịch ngợm cả ngày dưới cái nắng chói chang ở Malaysia. “Nếu thích chơi cái gì thì chơi ở trong nhà cho mát mẻ”, bà yêu cầu. Từ đó, cầu lông trở thành lựa chọn duy nhất của Lee.

“Lúc Lee mới thi đấu chuyên nghiệp, cậu ấy đánh cũng thường thôi”, người bạn đồng môn của Lee là Mohd Hairi bin Matzuber hồi tưởng. Thành công của anh sau này xuất phát từ một biến cố năm lên 20 tuổi. Một tuần trước khi giải vô địch toàn Anh bắt đầu, Lee gặp chấn thương. Anh cố gắng giấu vết đau nhưng rồi chuyện cũng vỡ lở. Đến ngày cả đội tập chạy, Lee bước chân cà nhắc, bị đồng đội bỏ tít lại phía sau. Bị HLV gặng hỏi, anh cứ quanh co một hồi rồi mới thú nhận bằng giọng lí nhí.


“Em xin lỗi vì không thông báo đến mọi người. Em sợ nếu nói ra thì mình sẽ không được tham dự giải toàn Anh”, Lee thanh minh. Đáp lại lời của anh, HLV nghiêm khắc nói: “Chấn thương thì không đi đâu cả”. Nghe phải tin dữ, chàng trai trẻ bật khóc, mếu máo cầu xin được thi đấu. Lee hứa nếu được tham dự giải, từ nay về sau HLV muốn hành hạ anh thế nào cũng được.

Cuối cùng, Lee đến Anh dự giải với cái đầu gối lủng lẳng dịch khớp và dĩ nhiên, anh chẳng thể hiện được gì nhiều. Nhưng kể từ ngày trở lại Malaysia, mọi người đã chứng kiến một Lee hoàn toàn khác. Anh lao vào tập luyện như điên. Lee luôn tập với khối lượng gấp 2-3 lần các đồng đội, và anh còn thực hiện nhiều giáo án bổ trợ nâng cao nữa. Đó chính là bước đệm để Lee trở thành tay vợt số 1 thế giới.

Những tiếc nuối vô hạn

Trong mắt các đồng đội, Lee luôn là người dễ mến. Anh có thể hơi hung hăng mỗi khi thi đấu, nhưng lại vô cùng thân thiện ngoài đời thực. Tất cả đã quá quen với cảnh sau đêm vô địch một giải đấu lớn, ngày hôm sau Lee vẫn đến sân tập đúng giờ. Anh không quen tiệc tùng, và chẳng bao giờ đoái hoài tới trò vui thâu đêm suốt sáng.

Anh bạn Hairi còn kể một câu chuyện thú vị khác về Lee. Hàng ngày, trung tâm huấn luyện cầu lông quốc gia Malaysia luôn đón tiếp nhiều đại gia đến tập luyện. Những người này thường có thói quen xấu khi đỗ xe. Họ hay kèn cựa vị trí đỗ gần cổng vào nhất để bớt thời gian đi bộ. Lee thì không. Anh thường đỗ ở một góc tít đằng xa cùng các nhân viên tại trung tâm.


Tất cả đều yêu mến Lee, và vì vậy họ càng tiếc nuối khi anh không thể có một sự nghiệp trọn vẹn. Lee từng có 6 năm liền là tay vợt số 1 thế giới, vô địch tất cả các giải đấu thuộc hệ thống Superseries nhưng lại chưa bao giờ lên ngôi ở những sân chơi danh giá nhất. Từ Olympic đến Asiad, thành tích lớn nhất của Lee chỉ là tấm huy chương bạc. Trên tất cả, nỗi đau ám ảnh cả sự nghiệp Lee Chong Wei mang tên Lin Dan.

Lần đầu tiên hai người gặp nhau ở Malaysian Open, Lin Dan đã đánh bại Lee. Kể từ đó Lee luôn coi Lin Dan là đối thủ lớn nhất, thậm chí là duy nhất mà anh muốn đánh bại. Nhưng càng đối đầu với Lin Dan, Lee lại càng thua nhiều hơn. Căn bệnh ung thư khiến kế hoạch “trả thù” của Lee mãi mãi khép lại. Ngày Lee giải nghệ, cũng là ngày Lin Dan tuyên bố từ nay, anh chẳng còn chút động lực nào nữa khi đối thủ lớn nhất đã dừng lại.

Sau cuộc chiến trên sân , Lee tiếp tục bước vào những ngày đương đầu với bệnh hiểm nghèo. Đó là một cuộc chiến kéo dài và gian khổ song chắc chắn, anh sẽ cố gắng vượt qua bởi vốn dĩ, con người Lee Chogn Wei chưa bao giờ chịu đầu hàng bởi số phận.

Giàu thành tích nhưng kém đối đầu
So với Lee Chong Wei, Lin Dan có số danh hiệu vô địch ít hơn (66 so với 69), số trận thắng càng ít hơn (654 so với 713), nhưng anh lại thâu tóm mọi danh hiệu lớn nhất của giới cầu lông. Những gì Lee có, Lin Dan đều có, và anh còn có cả những thứ Lee phấn đấu cả đời nhưng không giành được. Lin Dan cũng là tay vợt duy nhất trong top 20 có thành tích đối đầu tốt hơn khi đấu với Lee (thắng 27, thua 12).

Hậu phương vững chắc
Năm 2012, Lee Chong Wei kết hôn với Wong Mew Choo. Sau 7 năm chung sống, họ có với nhau hai cậu con trai kháu khỉnh. Nhiều năm liền, để giúp chồng có thời gian theo đuổi cầu lông, Wong chưa bao giờ đòi hỏi, bắt chồng phải chiều chuộng. Hai người thậm chí còn không kịp đi nghỉ tuần trăng mật vì điều đó sẽ làm gián đoạn lịch luyện tập của Lee.


Ngày Lee thông báo quyết định giải nghệ trước truyền thông, mọi người đều hỏi Wong bây giờ còn muốn đi du lịch để bù vào quãng thời gian lãng mạn đã mất không. Đáp lại câu hỏi đó, bà mẹ hai con trả lời đơn giản: “Với tôi lúc này, chuyện tận hưởng tuần trăng mật không còn quan trọng nữa. Sức khỏe của anh ấy quan trọng hơn nhiều, nên hãy để anh ấy yên tâm điều trị”.

Gây tranh cãi vì quảng cáo
Tháng trước, Lee xuất hiện trong một đoạn video quảng cáo cho ngành công nghiệp cọ dầu ở Malaysia. “Hàng triệu người Malaysia sống nhờ ngành này. Dầu cọ là tài sản quốc gia, là niềm tự hào của Malaysia”, anh tuyên bố. Có điều, đoạn quảng cáo của Lee vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ phương Tây. EU và Mỹ cáo buộc ngành công nghiệp cọ dầu Malaysia là nguyên nhân khiến tình trạng đốt phá rừng leo thang.

Chưa muốn làm HLV


Ngay sau khi Lee tuyên bố giải nghệ, Liên đoàn Cầu lông Malaysia đã gửi thư mời anh làm HLV. Tuy nhiên lúc này Lee vẫn đang cân nhắc trước khi đưa ra quyết định chính thức. Theo Lee, hiện tại anh muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và những công tác xã hội. Lee muốn tạm rời xa cầu lông một thời gian và sẽ không góp mặt ở Olympic Tokyo.

Những ngày tháng kinh hoàng


Năm ngoái, Lee bắt đầu tiến hành xạ trị để loại bỏ khối u trong mũi. Anh chia sẻ trên tờ The Star: “Cảm giác giống như bước qua cánh cổng địa ngục vậy, chẳng ai muốn đến đó lần thứ hai cả. Quá trình điều trị thật kinh khủng. Trong tuần đầu tiên tôi hoàn toàn suy sụp vì không thể ăn, không thể ngủ, cũng không được liên hệ với thế giới bên ngoài”.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Cuộc sống như 'người tối cổ' của Stan Wawrinka Cuộc sống như 'người tối cổ' của Stan Wawrinka

    Là một trong những tay vợt hàng đầu thế giới, lại sở hữu khối tài sản đồ sộ nhưng Stan Wawrinka chưa từng nghĩ tới việc hưởng thụ. Anh thích cuộc sống của một người bình thường, thích hòa hợp cùng thiên nhiên thay vì chìm đắm trong công nghệ như hàng triệu người khác.

  • Martin Nguyễn, từ tuổi thơ êm đềm đến vinh quang trên sàn MMA Martin Nguyễn, từ tuổi thơ êm đềm đến vinh quang trên sàn MMA

    Ở tuổi 30, võ sĩ Australia gốc Việt Martin Nguyễn là người đầu tiên thâu tóm 2 đai vô địch MMA ở châu Á. Nhưng trái với nhiều ngôi sao võ thuật khác, Martin lại chọn lối sống bình lặng, ít tai tiếng sau ánh hào quang.

  • Michael Ballack: Một số người Đông Đức không ngại số 13 Michael Ballack: Một số người Đông Đức không ngại số 13

    Hôm nay (26/9), Michael Ballack đón sinh nhật thứ 43. Nhớ về Ballack, ngoài ấn tượng về một “vua về nhì” mà mọi người đã quá quen thuộc, có thể kể về một ngôi sao thể thao chuẩn mực Đông Đức và một người không biết sợ con số 13 là gì.

  • Joseph Schooling, kình ngư Singapore đánh bại Phelps Joseph Schooling, kình ngư Singapore đánh bại Phelps

    Cho đến giờ không ít người vẫn chưa hết sốc khi nhớ lại kỳ tích Joseph Schooling đánh bại thần tượng là huyền thoại Michael Phelps và giành HCV nội dung bơi bướm 100m tại Olympic 2016. Để có được kỳ tích lịch sử ấy, kình ngư người Singapore này và gia đình anh đã phải trải qua hành trình siêu nỗ lực.

  • Michael Phelps & duyên phận với làn nước Michael Phelps & duyên phận với làn nước

    Michael Phelps lớn lên với căn bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention deficit hyperactivity disorder). Có rất nhiều trường hợp căn bệnh này theo nạn nhân của nó đến tận khi trưởng thành. Nhưng cuộc đời của Phelps đã được cứu rỗi nhờ bơi lội.

  • Anthony Joshua, kẻ được nắm đấm cứu rỗi cuộc đời Anthony Joshua, kẻ được nắm đấm cứu rỗi cuộc đời

    Anthony Joshua, niềm tự hào của quyền Anh xứ sương mù, VĐV nằm trong Top 50 người giàu nhất làng thể thao thế giới, chủ nhân của rất nhiều danh hiệu lớn… Đó là Anthony Joshua mà chúng ta biết ngày hôm nay. Nhưng đào sâu quá khứ của Joshua, không ít người giật mình khi nhìn vào thế giới đầy tăm tối đó.

  • Roger Federer, sản phẩm kỳ diệu của cách mạng công nghiệp Roger Federer, sản phẩm kỳ diệu của cách mạng công nghiệp

    Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử không chỉ để lại vô vàn thành tựu khoa học vĩ đại. Chính những nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm cuối thế kỷ 20 đã chứng kiến nhiều đôi uyên ương gặp nhau rồi nên duyên vợ chồng và sinh con đẻ cái, để lại cho nhân loại những tài năng kiệt xuất, như Roger Federer chẳng hạn.

  • Ký ức gian khổ & kinh hãi của Berbatov Ký ức gian khổ & kinh hãi của Berbatov

    Dimitar Berbatov vừa tuyên bố treo giày ở tuổi 38. Thời gian trôi qua thật mau, mới đó mà đã 20 năm kể từ ngày Berbatov bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp. Ngoài những kỷ niệm đáng nhớ cùng M.U, Tottenham, Leverkusen và ĐT Bulgaria, Berbatov hẳn còn không bao giờ quên những ký ức sóng gió đầu đời.

  • Ronnie O’Sullivan & mặt trái của sự hoàn hảo Ronnie O’Sullivan & mặt trái của sự hoàn hảo

    Trong lịch sử snooker, nội dung khó nhất của môn billiards, chẳng tay cơ nào có tầm ảnh hưởng lớn như O’Sullivan. Nhưng mang danh cơ thủ snooker vĩ đại nhất lịch sử không đồng nghĩa với hạnh phúc, và Sullivan là nạn nhân của sự vĩ đại của chính mình.

  • Pháo sáng có thể đốt rụi bóng đá Việt Nam Pháo sáng có thể đốt rụi bóng đá Việt Nam

    Pháo sáng có thể đốt rụi bóng đá Việt Nam

  • Nghị lực phi thường của gia đình Sharapova Nghị lực phi thường của gia đình Sharapova

    Nếu ai đó cần một tấm gương về ý chí và nghị lực vượt khó để vươn đến thành công, Maria Sharapova và bố mẹ cô xứng đáng được coi là nguồn cảm hứng. Trước khi Sharapova trở thành tay vợt số 1 thế giới và sưu tập đủ bộ danh hiệu vô địch Grand Slam, cô và gia đình đã phải trải qua hành trình dài cực gian nan.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x