Bóng Đá Plus trên MXH

Bundesliga & hiểm họa từ giới "cò"
Mạnh Đức • 14:17 ngày 06/04/2016
Theo quy định mới của FIFA, LĐBĐ Đức (DFB) lần đầu tiên công khai số tiền mà các đội bóng đã chi cho người đại diện của các cầu thủ trong 2 kỳ chuyển nhượng gần nhất (từ tháng 3/2015 tới 3/2016). Và tổng số tiền “khủng” lên tới 127,73 triệu euro chi cho “cò” trong 1 năm qua đã phần nào lý giải được sự bất ổn đang tồn tại ở Bundesliga.

    SCHALKE LẦN ĐẦU LÊN ĐỈNH

    “Cuối cùng thì Schalke cũng lần đầu được xếp số 1”, GĐĐH Horst Heldt của Schalke phát biểu và không quên nở một nụ cười đầy ẩn ý sau khi số tiền các đội bóng chi cho người đại diện cầu thủ tại Bundesliga được công bố. Theo đó, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2015 tới tháng 3/2016, Schalke đã chi tổng cộng 16,69 triệu euro cho người đại diện của các cầu thủ trong quá trình mua bán cầu thủ ở 2 kỳ chuyển nhượng gần nhất. Với số tiền trên, Schalke xếp trên cả Bayern, đội bóng “chỉ” chi 16,67 triệu euro cho người đại diện cầu thủ trong 2 kỳ chuyển nhượng gần đây.

    Việc Schalke “chịu chi” cho người đại diện cầu thủ là một bất ngờ nhưng... hợp lý. Trong năm qua, Schalke đã thu về 50,2 triệu euro từ việc “bán máu” trong khi cũng chi 38,2 triệu euro để chiêu mộ cầu thủ. Xét về kinh tế, có thể thấy rằng Schalke đã thành công với việc bán Julian Draxler cho Wolfsburg với giá 36 triệu euro, bán Jefferson Farfan cho Al-Jazira để thu về 7 triệu euro... Chính vì thế mà Heldt vẫn rất vui và bày tỏ mong muốn “giữ vững vị trí số 1” hiện tại.

    Song, nếu tính toán một cách chi tiết, Schalke vẫn cho thấy sự non kém khi làm việc với người đại diện. Bayern dù số tiền giao dịch trên TTCN lên tới 121,5 triệu euro (so với 88,4 của Schalke) nhưng cũng chỉ phải chi cho các người đại diện cầu thủ số tiền tương đương với đội bóng vùng Ruhr.

    TRUNG TÂM  RẮC RỐI

    Ẩn đằng sau tổng số tiền 127,73 triệu euro mà 18 đội bóng Bundesliga chi cho những người đại diện trong các thương vụ chuyển nhượng gần đây còn là một vấn đề nhức nhối khác. Ngoài số tiền lớn, các đội bóng tại Đức cũng gặp không ít phiền toái từ những người đại diện cầu thủ.

    Henrikh Mkhitaryan
    Henrikh Mkhitaryan

    Cách đây không lâu, tờ SportBild loan tin Bayern đã đạt được thỏa thuận gia hạn hợp đồng với Robert Lewandowski tới năm 2021. Nhưng không lâu sau đó, GĐTT Matthias Sammer lên tiếng phủ nhận. Rồi tiếp đó, GĐĐH Karl-Heinz Rummenigge lên báo công khai chỉ trích người đại diện của Lewandowski vì những phát biểu bóng gió về tương lai của ngôi sao người Ba Lan.

    Không khó để thấy rằng trong vụ này, Bayern gần như đã thuyết phục được Lewy gắn bó với đội bóng. Song, chính người đại diện Cezary Kucharski của Lewy lại hướng chân sút này tới một bến đỗ mới nhằm kiếm thêm những khoản phần trăm môi giới.

    Điều tương tự cũng đang diễn ra với Ilkay Guendogan, Henrikh Mkhitaryan (Dortmund), Leroy Sane (Schalke), Granit Xhaka (M’gladbach), Hakan Calhanoglu (Leverkusen)... Trong khoảng 3 năm trở lại đây, không năm nào Dortmund yên với Guendogan. Cho dù từ lúc có tin đồn chuyển nhượng tới nay, tuyển thủ Đức đã 1 lần gia hạn với Dortmund nhưng đó chỉ là một bản hợp đồng ngắn hạn. 

    Và tương lai của Guendogan hiện vẫn vô định. Nhưng trường hợp của Mkhitaryan khiến Dortmund lo hơn. Cầu thủ người Armenia dù thừa nhất rất thích làm việc với HLV Thomas Tuchel và cũng đang thăng hoa cùng Dortmund song, người đại diện của tiền vệ này thì vẫn tích cực... liên lạc với các đội bóng lớn trên khắp châu Âu.

    NGUYÊN NHÂN BẤT ỔN 
    Những câu chuyện như vậy không chỉ có tại Đức mà khắp các giải đấu châu Âu. Nhưng tại Đức, nó khiến các đội bóng gặp nhiều khó khăn hơn cả. Bundesliga đang được ví như sân sau cho các ông lớn muốn tìm kiếm những tài năng. Các đội bóng tại Đức với khả năng tài chính kém thường ở thế bị động. Chính điều đó đã khiến họ vô tình bị đẩy vào “cuộc chơi” của những người đại diện mà những rủi ro là luôn tiềm ẩn.

    Leroy Sane
    Leroy Sane

    Trở lại với thương vụ Schalke bán Draxler cho Wolfsburg. Để có được cái giá như ý là 36 triệu euro, Schalke đã phải chờ tới những ngày cuối cùng của TTCN. Và dù nhận được một khoản tiền lớn nhưng đội bóng vùng Ruhr không kịp đưa về những cầu thủ thay thế. 

    Hệ quả là cho tới thời điểm này, Schalke đang có một mùa giải tệ hại với vị trí thứ 7 trên BXH và đối mặt với nguy cơ không thể giành vé dự Champions League mùa tới (Top 4 Bundesliga) như mục tiêu mà họ đặt ra trước khi mùa giải này khởi tranh. Nếu Schalke không thể cán đích trong Top 4 thì thật khó để nói Schalke đã thành công hay thất bại trong việc kinh doanh bởi không được dự Champions League cũng đồng nghĩa họ sẽ mất đi một khoản thu lớn. 

    Những điều diễn ra với Schalke cũng từng diễn ra với Dortmund, Leverkusen, Wolfsburg hay xa hơn là Bremen, Hamburg. Nó đã gián tiếp tạo nên sự bất ổn trong nhóm những đội bóng mạnh xếp sau Bayern tại Đức và tác động tới sự phát triển bền vững của các đội bóng tại Bundesliga. Nhưng đó là cuộc chơi và không có cách nào khác mà các đội bóng Bundesliga phải thích nghi để có thể sống tốt.

    10%. Ngoài các khoản tiền môi giới riêng từ việc mua bán cầu thủ, những người dại diện thường thu về khoảng 10% tổng giá trị của hợp đồng gia hạn trong một mùa. Ví dụ, một cầu thủ gia hạn hợp đồng 3 năm với mức lương 2 triệu euro/mùa, tương đương tổng giá trị hợp đồng là 6 triệu euro. Mỗi năm người đại diện cầu thủ thu về 10% trong tổng giá trị này, tức là 0,6 triệu euro. Trong 3 năm hợp đồng của cầu thủ, họ thu về tổng số tiền 1,8 triệu euro.

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội