Dị nhân làng bóng

Xách Valy lên và đi: Nhà cầm quân lãng du qua 5 châu lục và 28 quốc gia

Minh Kiệt
06:03 ngày 05-02-2014
Chuyển môi trường làm việc ư? Thế thì cứ... xách va ly lên mà đi. Đấy là câu chuyện của Rudi Gutendorf, HLV người Đức với 53 năm hành nghề tại tổng cộng 28 quốc gia ở 5 châu lục. Ngày Xuân, xin gửi đến bạn đọc chuyến phiêu lưu phi thường của HLV thuộc trường phái xê dịch này.
Xách Valy lên và đi: Nhà cầm quân lãng du qua 5 châu lục và 28 quốc gia
1942-1954: Từ TuS Nerendord đến đội dự bị Đức 
Ghi chú: Bệnh lao phổi quái ác

Sinh ra năm 1926 tại Đức, Gutendorf chơi cho đội bóng địa phương TuS Nerendord vào năm 1942, thời điểm Thế chiến II bùng nổ. Ngày ấy, các rạp chiếu phim đều bị đánh bom, người dân chỉ còn cách giải trí là xem bóng đá. “Tôi tự hào được đá cho TuS Nerendord - đội mạnh nhất nước Đức ngày ấy” - Gutendorf, nay đã 86 tuổi, hồi tưởng.

Hết chiến tranh, Gutendorf bị cầm tù theo quy định của Hội đồng Kiểm soát Đồng Minh. Nhờ nói tốt tiếng Anh, lại có quan hệ tốt với những người Mỹ, ông được thả ra để nối lại sự nghiệp bóng đá. Gutendorf đã được HLV Sepp Herberger (người cùng ĐT Tây Đức vô địch World Cup 1954) triệu tập. 

Nhưng khi hoạn lộ rộng mở, Gutendorf bị bệnh lao phổi, suy giảm sức khỏe nghiêm trọng và buộc phải giải nghệ ở tuổi 23. Không sụp đổ, Gutendorf quyết định học và trở thành HLV thứ 330 được cấp bằng tại nước Đức, và là người trẻ nhất.

1974-1979: 1860 Munich, Real Valladolid, Fortuna Cologne, Tennis Borussia Berlin, Hamburg (Trinidad&Tobago, Grenada, Antigua&Barbuda, Botswana)
Ghi chú: Được phép săn voi và kết bạn với Kevin Keegan

Trong 5 năm, Gutendorf đã di chuyển giữa 3 châu lục như con thoi. Ông cầm quân ở 1980 Munich, Valladolid, Tennis Borussia Berlin, Hamburg đồng thời nhận lời trợ giúp bóng đá cho các nước Trung Mỹ và châu Phi. Riêng tại Botswana, ông được cấp phép săn voi nhờ những đóng góp cho bóng đá nước này.


Cũng trong thời gian này, Gutendorf dẫn dắt Hamburg rất mạnh khi đó. Ông ký hợp đồng với ngôi sao Kevin Keegan với giá 2 triệu mark, nhưng các ngôi sao của Hamburg không thích cầu thủ người Anh và dứt khoát không chịu chuyền bóng. 

Là người nói tiếng Anh duy nhất trong đội, Gutendorf mau chóng trở thành bạn của Keegan. Sau này, Keegan có nhiều lần bày tỏ sự thán phục: “Ông ấy nói tốt 3 thứ tiếng Đức, Anh và Pháp để nói chuyện với hậu vệ người Nam Tư Ivan Buljan. Đã nhiều lần tôi nghe Rudi chỉ đạo 3 thứ tiếng cùng lúc bên đường biên”.

1954-1961: Zurich, Lucerne, Monastir 
Ghi chú: Hang ổ “Cáo sa mạc”

CLB đầu tiên mà Gutendorf dẫn dắt là Lucerne. Ông nhớ lại: “Mọi thứ rất tuyệt, không khí trong lành khiến tôi khỏe hơn. Lucerne vô địch Cúp Thụy Sỹ năm 1960 và giành quyền lên hạng Nhất. Sau đó, chúng tôi dự Cúp C2, nhưng bị Fiorentina loại”.

Sau 6 năm ở Thụy Sỹ, Gutendorf bất ngờ chuyển sang Tunisia để huấn luyện CLB Monastir vào năm 1961 theo giới thiệu của LĐBĐ Đức để phát triển bóng đá tại quốc gia châu Phi này. Ông nói: “Tôi giống như một nhà truyền giáo vậy. Thay vì gửi gạo thì nước Đức gửi... tôi”.

Thời ấy, Tunisia và Algeria đang có chiến tranh nên CLB thường xuyên bị mất người. Nhưng vị HLV trẻ có một người bạn đặc biệt: Tổng thống Habib Bourguiba, người đã tặng cho ông một căn biệt thự ở Monastir. Sau khi dọn đến, ông mới phát hiện: đấy chính là nơi ở của vị Thống chế Erwin Rommel của Đức, khét tiếng với biệt danh “Cáo sa mạc”. 

Trước nhà vẫn còn khảm biểu tượng Phát xít bằng đá vôi. Ông phải tốn 2 giờ để xóa vết tích ấy trước khi vụ Đại sứ Đức đến chơi và chúc mừng. “Nhưng công việc huấn luyện thì tốt đẹp”, Gutendorf nói, “Tôi có 2 người phục vụ và vài cây ô liu dễ thương”.

1966-1968: St Louis Stars, Bermuda
Ghi chú: Sống như vua chúa

Người đứng đầu gia tộc Busch, chủ của hãng bia Budweiser nổi tiếng, đã chi một số tiền khổng lồ và mời được Gutendorf sang Mỹ để cầm quân cho CLB St Louis mùa bóng 1968 (NASL - bóng đá Mỹ). Tại Mỹ, ông sống như một ông vua, cưỡi xe Rolls-Royce đi khắp nơi. Khi ấy, Mỹ chưa phải là thành viên của FIFA và cũng chưa có giải vô địch chuyên nghiệp.

Một hôm, chủ tịch FIFA  Stanley Rous gọi điện cảnh báo là nếu tiếp tục cầm quân tại Mỹ, Gutendorf sẽ bị tước bằng HLV. Bạn nghĩ ông sẽ nghỉ việc ư? Không phải vậy. Gutendorf làm một chuyện khó hơn: thuyết phục thành công Mỹ làm đơn gia nhập FIFA. “Chúng tôi đánh bại Santos có Pele trong một trận giao hữu” - Gutendorf nói.

Rồi LĐBĐ Đức lại điều ông đi, lần này là tới Bermuda. Gutendorf nói: “Tôi đến đó để giúp họ cấu trúc lại hệ thống đào tạo HLV. Bản thân tôi cũng trở thành HLV trưởng ĐT Bermuda trong một thời gian ngắn”.

1962-1966: MSV Duisburg, Stuttgart
Ghi chú: Sáng tạo Catenaccio phiên bản Đức


Tên tuổi của Gutendorf đã vang xa trong giai đoạn này. Năm 1962, ông nhận được những 22 đề nghị khác nhau trên toàn châu Âu. Cuối cùng, ông đã chọn Duisburg. Đầu mùa, mọi người nghĩ CLB này sẽ xuống hạng, nhưng ông đã cùng Duisburg trở thành Á quân Bundesliga 1964, thành tích tốt nhất trong lịch sử CLB. 

Tại Duisburg, Gutendorf đã cải tiến chiến thuật phòng ngự Catenaccio nổi tiếng của Italia sang “phiên bản Đức”: ưu tiên phòng ngự trên sân nhà trước khi ghi bàn kết liễu đối phương. Đây cũng sẽ là chiến thuật mà Gutendorf nhất quán trong suốt chặng đường huấn luyện tiếp theo. Ông cũng có khoảng thời gian ngắn ngủi cầm quân cho Stuttgart, nhưng máu phiêu lưu lại thôi thúc ông lên đường.

1970: Schalke, Sporting Cristal
Ghi chú: Nhậu với Bert Trautmann

Schalke gặp khủng hoảng vào cuối thập niên 1960 và buộc phải nhờ đến Gutendorf. Quả là biết chọn. Trước khi kẻ lãng du xuất hiện, Schalke đứng chót BXH. Sau khi ông tới, CLB nhảy vọt lên vị trí thứ 5, giành vé dự Cúp C2. 

Tại Cúp C2, Schalke chạm trán Man City. Thắng 1-0 trên sân nhà, nhưng Schalke để thua đến 1-5 tại trận lượt về. “Ngày ấy, Man City có những cầu thủ rất giỏi như Alan Ball, Colin Bell và cả anh bạn Bert Trautmann của tôi nữa. Bọn tôi đã nhậu với nhau. Khi ấy, Bert đã đậm chất Anh”, Gutendorf hồi tưởng.

Điểm đến kế tiếp là Nam Mỹ. Ông đến Sporting Cristal của Peru và tiếp tục thành công. Ở đây, Gutendorf đã gặp Werner Herzog, đạo diễn nổi tiếng người Đức, khi ấy đang ở Peru để quay bộ phim “Wrath of God”. Họ mau chóng trở thành những người bạn thân. Sau này, con trai của Herzog - Rudolph - chính là người làm bộ phim về cuộc đời của Gutendorf.

1972-1974: Chile, Bolivia, Venezuela, Guatemala 
Ghi chú: Trao vương miện cho... Hoa hậu Chile


Thành công tại Peru tạo tiếng vang cho Gutendorf ở Nam Mỹ và ông được Chile mời về làm HLV trưởng. Tại đây, ông sống như một vị lãnh chúa. “Đấy là quãng thời gian tươi đẹp. Tôi đã cưới người vợ đầu tiên ở đó. Tôi trở thành bạn của Tổng thống Mác-xít Salvador Allende. Chúng tôi uống whisky và đến xem các trận đấu trên trực thăng riêng của ông ấy. Khi thành công trên cương vị HLV ĐTQG, bạn rất được công chúng yêu quý. Tôi còn được mời trao vương miện Hoa hậu Chile”.

Nhưng ngày vui qua mau. Ông Allende đã bị giết trong cuộc đảo chính của Augusto Pinochet năm 1974. Gutendorf tức tốc hồi hương trên chuyến bay của Lufthansa cuối cùng. Nếu không, có lẽ ông đã chết. Bức tường mà Gutendorf dùng để cho các cầu thủ tập sút nay được dùng làm tường hành quyết. Hàng trăm người đã gục ngã ngay phía trước bức tường ấy.

Sau Chile là khoảng thời gian ngắn ngủi ở Bolivia, Venezuela và Guatemala, nơi ông bị bắt và tống giam, phải ở cùng với những tội phạm giết người, chỉ vì vi phạm giờ giới nghiêm.

1979-1981: Australia
Ghi chú: Bắt cầu thủ... vắt sữa bò và sơn hàng rào

Sau đó, Gutendorf xê dịch đến... nửa vòng Trái đất để huấn luyện ĐT Australia với mục tiêu là dự World Cup 1982. Nhưng những phương pháp huấn luyện cứng rắn của ông không phát huy được tác dụng. Ông cố đưa các cầu thủ quen sinh hoạt bừa bãi vào khuôn phép, buộc họ phải thức dậy sớm, tập nặng và phải chịu phạt nếu vi phạm. 

Khi Australia luyện tập cho trận gặp Israel, các cầu thủ còn bị ông buộc phải đi... vắt sữa bò và sơn lại hàng rào. Cầu thủ John Tzendoorn đã “đâm sau lưng” ông khi ghi âm lại toàn bộ những lời quát nạt của ông trong phòng thay quần áo rồi tuồn ra ngoài cho báo chí. 

Sau trận thua New Zealand, đối thủ mà Australia tuyệt đối không được phép thua với bất kỳ giá nào - Gutendorf biết là thời hạn dành cho ông đã hết. Australia lỡ hẹn với World Cup, một “vết sẹo trong trái tim” theo lời ông mô tả. Lúc này, Gutendorf đã 50 tuổi, sống cùng người vợ thứ 2, Marika, mới có 27 tuổi.  

1981-1983: New Caledonia, Fiji, Nepal, Tonga, Tanzania
Ghi chú: Chống lại tà thuật


Đây là khoảng thời gian năng động nhất của kẻ lãng du này. Chỉ trong 2 năm, ông đã lần lượt huấn luyện 5 ĐTQG khác nhau gồm New Caledonia, Fiji, Nepal, Tonga và Tanzania. Ở Tonga, Gutendorf được gọi là “Rudi vương giả” vì được làm bạn của Vua và xin được mảnh đất để xây sân tập. Trước mỗi trận, ông dùng bảng đen để giải thích chiến thuật cho Bệ hạ của mình.

Ở Tanzania, Gutendorf phải chống lại sự mê tín mù quáng của cầu thủ. Họ tin chỉ có tà thuật mới giúp mình thắng trận. Khi thấy phù thủy của đội Zimbabwe yểm bùa khung thành với máu dê, ông đã giẫm lên mảnh đất được tưới máu và nói với các cầu thủ của mình: “Cứ đá thôi, không việc gì phải sợ. Tôi đã hóa giải lời nguyền”.

Nào ngờ trận đấu đã trôi theo hướng không thể kiểm soát. Vì bất mãn với quyết định của trọng tài, hàng nghìn CĐV đã tràn xuống sân để ẩu đả. HLV của đội Zimbabwe hôm ấy là ông bạn cũ: Trautmann. Cả 2 đã uống túy lúy đêm ấy.

1984-1987: Hertha Berlin , Sao Tome & Principe, Yomiuri SC, Ghana, Nepal, Fiji
Ghi chú: Làm HLV của... Thủ tướng Fiji


Thập niên 1980 tiếp tục là những cuộc phiêu lưu dọc ngang Trái đất. Tại Ghana, Gutendorf có công phát triển tài năng của Tony Yeboah. “Khi đó anh ta bị sốt rét. Vì thế, tôi đã đưa anh ấy sang Đức chữa bệnh. Tony lập nghiệp luôn ở Đức với các CLB Saarbrucken, Frankfurt trước khi sang Leeds”.

Năm 1987, Gutendorf ở Fiji, một học trò của ông đã xách súng đi vào tòa nhà Quốc hội tiếp quản rồi hôm sau... quay lại sân tập như bình thường. Người ấy chính là Sitiveni Rabuka, sau này là Thủ tướng Fiji trong những năm 1990.

1988-1999: Trung Quốc, Iran, Rwanda
Ghi chú: Bị đuổi khỏi Iran vì không theo đạo Hồi


Gutendorf đến Trung Quốc rồi Iran năm 1988 trước khi bị trục xuất vì không theo đạo Hồi. Sau một khoảng thời gian ngắn với Mauritius, Gutendorf có một quyết định lớn năm 1999: Cầm quân cho Rwanda ở tuổi 73, đất nước vừa trải qua cuộc diệt chủng đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Gutendorf đã nói với Phó Tổng thống Rwanda: “Hãy quan tâm đến bóng đá nhiều hơn vì nó sẽ giúp hàn gắn đất nước”.

Và Gutendorf đã ra sức làm việc ấy khi triệu tập một đội hình gồm những người ở 2 bên chiến tuyến: “Đội bóng gồm 50% người Hutu và 50% người Tutsi, họ đều hiểu sức mạnh của sự tha thứ. Tôi xem đây là công việc quan trọng và ý nghĩa nhất trong đời cầm quân của mình”.

2003-nay: Samoa và nghỉ hưu
Ghi chú: Vẫn muốn xách va ly đi tiếp


Công việc cuối cùng của Gutendorf là với ĐT Samoa năm 2003 trước khi chính thức nghỉ hưu ở tuổi 77 với một Huân chương chiến công tại Đức và kỷ lục “HLV cầm nhiều đội bóng nhất thế giới” do Guinness công nhận. “Tôi vẫn có thể huấn luyện. Ở tuổi 86, tôi thấy mình vẫn còn minh mẫn” - ông nói.

Cuộc đời của Gutendorf thật sự phi thường. Một HLV xuất chúng dám dấn thân chứ không thích sự ổn định. Gutendorf tin bóng đá có sức mạnh xóa bỏ mọi hận thù và mang đến những điều khác biệt. Mơ ước lớn nhất của ông là thứ sức mạnh ấy được thể hiện ở Israel và Palestine.

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
36
+60
83
2
35
+54
82
3
36
+43
78
4
36
+20
67
5
35
+11
60
6
35
+11
54
7
35
-3
54
8
34
+19
53
9
36
-14
49
10
36
-11
48
11
35
-4
47
12
36
-11
46
13
35
-4
43
14
36
-9
41
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • Bayern không biết cách sử dụng Goetze! Bayern không biết cách sử dụng Goetze!

    Huyền thoại Franz Beckenbauer tuyên bố rằng việc HLV Pep Guardiola thường xuyên sử dụng Mario Goetze trong vai trò tiền đạo là sai lầm lớn.

  • Thiago lập kỷ lục trong chiến thắng của Bayern Munich Thiago lập kỷ lục trong chiến thắng của Bayern Munich

    Trong chiến thắng “hủy diệt” của Bayern trước Frankfurt với tỉ số 5-0 đêm qua, tiền vệ Thiago đã lập nên một kỷ lục về số lần chạm bóng trong một trận đấu.

  • Bayern Munich 5-0 Eintracht Frankfurt: Không có quà cho đội khách Bayern Munich 5-0 Eintracht Frankfurt: Không có quà cho đội khách

    Trong một ngày thi đấu thăng hoa của những Goetze, Ribery, Mandzukic và Robben, “Hùm xám” Bayern đã “xé xác” Eintracht Frankfurt thành từng mảnh với chiến thắng “5 sao” cực kỳ ấn tượng.

  • Vòng 19 Bundesliga: Leverkusen thắng nhọc, M’gladbach bất ngờ sảy chân Vòng 19 Bundesliga: Leverkusen thắng nhọc, M’gladbach bất ngờ sảy chân

    Những đội bóng được đánh giá cao hơn đều đã có những chiến thắng ở ngày thi đấu hôm qua tại vòng 19 Bundesliga. Bất ngờ duy nhất là việc M’gladbach mất điểm trước Hannover 96, trong khi Leverkusen và Schalke đều đã có những kết quả thuận lợi.

  • Braunschweig 1-2 Dortmund: Công lớn của Aubameyang Braunschweig 1-2 Dortmund: Công lớn của Aubameyang

    Dù đang xếp cuối bảng song Braunschweig đã gây ra khá nhiều khó khăn cho Dortmund trong trận đấu sớm vòng 19 Bundesliga diễn ra đêm qua. Đội khách chỉ có được chiến thắng tối thiểu nhờ một ngày thi đấu thăng hoa của tiền đạo Aubameyang.

  • VfB Stuttgart 1-2 Bayern: Chiến thắng của đẳng cấp VfB Stuttgart 1-2 Bayern: Chiến thắng của đẳng cấp

    Pha làm bàn của Thiago Alcantara ở phút bù giờ đã giúp Bayern hoàn tất cuộc ngược dòng ngoạn mục để nới rộng khoảng cách với phần còn lại Bundesliga.

  • 5 nguyên tắc của Pep 5 nguyên tắc của Pep

    HLV Pep Guardiola cùng đội bóng mới Bayern Munich trải qua quãng thời gian tươi đẹp. Chiến lược gia lừng danh người Tây Ban Nha thu được thành công nhờ áp dụng những nguyên tắc sau.

  • Bayern: Mua người không phải để làm suy yếu đối phương Bayern: Mua người không phải để làm suy yếu đối phương

    Bayern vẫn bị chỉ trích là cố chiêu mộ cầu thủ của đội đối thủ để làm cho họ suy yếu. Họ mua Dante của M’Gladbach, mua Mario Mandzukic của Wolfsburg hay Mario Goetze của Dortmund. Nhưng Ban lãnh đạo Bayern kịch liệt phản đối điều này. Họ khẳng định việc chiêu mộ cầu thủ luôn được bản thảo kỹ lưỡng với mục tiêu duy nhất là làm cho toàn đội mạnh hơn.

  • Philipp Lahm - “mỏ neo vàng” của Bayern Philipp Lahm - “mỏ neo vàng” của Bayern

    Tiếp quản một đội bóng vừa giành tất cả các danh hiệu không bao giờ là việc dễ dàng, song Pep Guardiola vẫn biết cách ghi dấu ấn chiến thuật riêng của mình.

  • Kahn tin Schweinsteiger có thể rời Bayern tới M.U Kahn tin Schweinsteiger có thể rời Bayern tới M.U

    Cựu danh thủ Oliver Kahn cho rằng đồng đội cũ Bastian Schweinsteiger đã nhiều lần liên hệ với M.U và không loại trừ khả năng có thể rời Bayern Munich.

  • Bayern: Khác biệt từ những sự bình thường Bayern: Khác biệt từ những sự bình thường

    Những điều tưởng như bình thường nhất, nếu được coi sóc kỹ lưỡng, cũng sẽ trở nên khác biệt. Đấy là câu chuyện của Bayern Munich, CLB hay nhất thế giới năm 2013.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x