5 điều răn về sự giả dối của con số thống kê trong bóng đá

Ngọc Trung Ngọc Trung
14:10 ngày 24-03-2020
Trong bóng đá tồn tại một nghịch lý, những con số không biết nói dối nhưng lại là cái bẫy đánh lừa vô cùng tinh vi. Thế nên, dù thông số thống kê ấn tượng thế nào đi chăng nữa, chớ vội đưa ra bất kỳ nhận định gì.

Kỹ năng bắt bóng không phản ánh qua tỷ lệ cứu thua

Công thức tính tỷ lệ cứu thua là số pha dứt điểm cản phá/tổng số pha dứt điểm phải đối mặt. Như vậy, chất lượng các pha dứt điểm đều bị cào bằng. Đó là sai số khiến tỷ lệ cứu thua không phản ánh đúng khả năng của một thủ thành. Ví dụ, thủ môn X đối mặt 10 pha dứt điểm trong vòng 5m50 chắc chắn sẽ có những pha cứu thua nhọc nhằn hơn thủ môn Y, người đối mặt 10 pha dứt điểm được thực hiện từ cự ly trên 30m.

Để giải quyết sai số này, giới chuyên môn sinh ra thông số xG và xGoT (Expected Goals và Expected Goals on Target) để phản ánh xác suất thành bàn của một pha dứt điểm. xG là bàn thắng kỳ vọng và xGoT là bàn thắng kỳ vọng từ những pha dứt điểm trúng đích.

Diễn giải dễ hiểu, một cú sút từ xa có xác suất thành bàn, tức xG, thấp hơn một pha dứt điểm cận thành. Từ đó, tìm thương số xG hoặc xGot cho số bàn thua thực tế phải nhận (xG/Goals) sẽ ra được tỷ lệ phản ánh sát hơn về khả năng cứu thua của một thủ môn. Lưu ý, chỉ sát hơn chứ chưa chính xác tuyệt đối bởi các yếu tố như độ hiểm hóc của pha dứt điểm, kỹ năng của chân sút là những thứ quá phức tạp để tính toán.

Chạy nhiều ra danh hiệu?!

Mesut Oezil từng gây tranh cãi bởi vẻ ngoài biếng nhác nhưng thống kê lại chỉ ra tiền vệ người Đức di chuyển nhiều nhất ở Arsenal, trung bình 11,2km/trận. Vậy đánh giá cảm quan sai hay thống kê sai? Dị biệt hơn nữa là trường hợp Lionel Messi. Có những trận đấu siêu sao người Argentina chỉ di chuyển tầm 7-8km nhưng vẫn cứ ghi bàn, kiến tạo và dĩ nhiên xuất sắc nhất trận. Vậy chạy để làm gì? 

Những câu hỏi trên không dễ để trả lời hoặc không phải để trả lời. Bởi lẽ, mỗi cầu thủ, mỗi vị trí, mỗi đội bóng, mỗi phong cách đều có đặc tính riêng nên không thể phân tích đồng nhất trên một góc nhìn. Một tiền vệ tổ chức không cần phải sở hữu tốc độ của Usain Bolt, dù có thì quá tuyệt, còn các cầu thủ leo biên bắt buộc phải có tốc độ và sức bền.

Chẳng mấy ai quan tâm Messi chạy nhiều hay ít

Dẫn chứng khác tổng quát hơn, tại Champions League mùa trước, Shakhtar Donestsk là đội di chuyển trung bình mỗi trận nhiều nhất, kết quả chỉ đứng thứ ba rồi bị loại ở vòng 1/16 Europa League. Đội có quãng đường di chuyển trung bình mỗi trận nhiều thứ hai là Manchester United và Quỷ đỏ dừng chân ở tứ kết. Như vậy, mối tương quan giữa việc chạy nhiều và giành chiến thắng, hay xa hơn là giành danh hiệu là chưa rõ ràng.

Phân tích khía cạnh khác, tốc độ chỉ là một trong số thành tố cấu thành sự nhanh trong bóng đá. Những tình huống dùng tốc độ để vượt qua đối phương như Bale đánh bại Bartra tại chung kết Cúp Nhà Vua khá hãn hữu. Yếu tố nhanh trong bóng đá ngoài tốc độ di chuyển còn cần tốc độ suy nghĩ, tốc độ xử lý.v.v… Bóng đá là trò chơi kiểm soát không gian và thời gian, và các công cụ đo lường quãng đường di chuyển hiện tại chưa đủ để chứng minh điều gì. Tất nhiên, chạy nhanh và nhiều vẫn cứ cần thiết.

Đẳng cấp không phản ánh qua tỷ lệ kiểm soát bóng

Trong cuốn Pep Confidential, Marti Perarnau đã nhấn mạnh “kiểm soát bóng chỉ là phương tiện để đến đích”. Xin nhấn mạnh, là công cụ chứ không phải cách thức hay phương pháp. Vì cầm bóng chuyền đi chuyền lại không phản ánh bất kỳ ý đồ gì. Thế nên chính Pep Guardiola mới xem tiqui-taca là… rác rưởi.

Kỷ lục kiểm soát bóng trong một trận đấu của Barca, cái nôi của tiqui-taca, là 89%, và trận đấu đó họ để thua Celtic với tỷ số 1-2. Leicester City vô địch Ngoại hạng Anh 2015/16 với tỷ lễ kiểm soát bóng mỗi trận chỉ 42,6%, nhưng mùa trước, Man City đăng quang với tỷ lệ kiểm soát bóng là 67,7%. Vì vậy, về bản chất, không quan trọng là cầm bóng bao lâu mà làm gì trong thời gian ấy.

Một khía cạnh khác, đôi khi vì tình thế và đặc điểm đối thủ, có đội bóng còn buộc phải cầm bóng. Điển hình nhất là trận đấu giữa Liverpool và Atletico trên sân Anfield. Thầy trò Simeone đã nổi tiếng với lội chơi phòng ngự cô đặc lại giành chiến thắng 1-0 ở lượt đi, thế nên họ chỉ chịu cầm 27% thời lượng bóng. Nếu Atletico bị dẫn bàn, thông số cầm bóng sẽ khác nhiều, vì Liverpool cũng chẳng ưa gì cầm bóng.

Guardiola cực ghét tiqui-taca

Tựu trung, tỷ lệ kiểm soát bóng vẫn là thông tin hữu ích để biết bên nào có nhiều bóng hơn, nhưng nó không phản ánh đội bóng đó chơi hay hơn hay sẽ giành chiến thắng. Muốn biết đội nào thi đấu tốt hơn, có thể tham khảo thông số xG, vì thông số này phản ánh chất lượng cơ hội tạo ra. Nhưng, tổng xG cao chót vót trong một ngày ma xui quỷ khiến vẫn có thể thua trận, thậm chí không ghi được bàn nào.

Phòng ngự giỏi không đồng nghĩa tắc bóng nhiều

Không phải mọi hành động phòng ngự đều hữu hình để thống kê chi tiết. Do đó, đầu ra của số liệu phòng ngự có sai lệch với thực tế hay thực lực. Jaap Stam bị đẩy khỏi M.U vì Alex Ferguson thu thập số liệu và thấy trung vệ người Hà Lan quá lười tắc bóng. Sau này, vị chiến lược gia người Scotland thừa nhận đó là quyết định sai lầm nhất sự nghiệp. Đó là ví dụ kinh điển cho việc số liệu đánh lừa người dùng.

Tại Italia, đất nước của catenaccio, các hậu vệ vẫn xem tắc bóng là hạ đẳng, tức không biết làm gì nữa mới phải tắc bóng. Hoặc cụ thể hơn, nếu xem tắc bóng là một thước đo, Van Dijk chỉ là trung vệ hạng xoàng khi tỷ lệ tắc bóng trung bình mỗi trận là 0,76.

Một khía cạnh khác, lối chơi của đội bóng cũng ảnh hưởng đến số liệu. Hậu vệ của đội bóng tấn công thì có ít cơ hội thực hiện các hành động phòng ngự hơn hậu vệ của đội đổ bê-tông. Tương tự tắc bóng, những thông số “họ hàng” như đánh chặn, phá bóng cũng không phản ánh trình độ một hậu vệ. Dù vậy, đánh chặn vẫn là thông số được đánh giá cao hơn, nhờ tính chủ động trong phòng ngự.

Van Dijk tắc bóng rất ít nhưng không đồng nghĩa anh kém cỏi hay biếng nhác

Hiệu số Bàn thắng và Bàn thắng kỳ vọng không phản ánh tài nghệ tay săn bàn

Để đánh giá về khả năng săn bàn của một chân sút, có hai yếu tố quan trọng cần được xem xét và đánh giá độc lập. Đầu tiên là khả năng chọn vị trí. Tiếp đến là kỹ năng dứt điểm. Bàn thắng là đơn vị tiền tệ của tiền đạo và để ghi bàn, tiền đạo cần dứt điểm. Để đo lường chất lượng của những pha dứt điểm, có thông số xG. 

Nếu một tiền đạo luôn có được vị trí thuận lợi để dứt điểm (xG, xác suất ghi bàn cao), bàn thắng sẽ đến. Hãy nhớ Ronaldo và những tình huống đệm bóng cận thành (tap-in). Nhưng ngoài những pha đệm lòng, siêu sao người Bồ Đào Nha ghi hàng tá bàn thắng ngoạn mục, từ sút xa cho đến ngả người móc bóng, đánh đầu. Đơn giản, CR7 là tay săn bàn toàn diện, dứt điểm hoàn hảo cả hai chân lẫn không chiến. Đó là kỹ năng. Vì vậy anh mới ghi hàng trăm bàn thắng cho đến lúc này.

Tuy nhiên, Ronaldo không phải là mẫu phản ánh sai sót của hiệu số giữa Bàn thắng và Bàn thắng kỳ vọng (G – xG). Nhiều người vẫn lầm tưởng, nếu hiệu số Bàn thắng và Bàn thắng kỳ vọng (G-xG) càng thấp, thậm chí càng âm, tiền đạo càng kém cỏi. Ví dụ tiêu biểu là Firmino. Trung phong của Liverpool mùa này ghi 8 bàn và tổng xG là 12,7, hiệu số bàn thắng và bàn thắng kỳ vọng lên tới -4,7.

Hoặc diễn giải dễ hiểu, Fimirno được kỳ vọng ghi 12,7 bàn thắng từ những pha dứt điểm nhưng thực tế chỉ ghi 8 bàn. Ai đánh giá Firmino chỉ là tiền đạo bỏ đi?!

XEM THÊM

Arteta tiết lộ về cuộc chiến chống 'quái vật' Covid-19

Nhìn lại giải VĐQG Anh từng bị hoãn 73 năm trước: Ngày xưa, bóng đá... đã thắng

7 vụ chuyển nhượng kỳ lạ nhất của Chelsea dưới thời Abramovich

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17
  • Bóng đá trong hai cuộc đại chiến thế giới Bóng đá trong hai cuộc đại chiến thế giới

    Làm cho bóng đá đỉnh cao phải ngưng trệ ở quy mô toàn cầu như hiện nay thì trước đây, chỉ có hai sự kiện tương tự. Đấy dĩ nhiên là những cuộc đại chiến thế giới. Nhưng, ngay cả thế chiến cũng không làm cho bóng đá hoàn toàn suy sụp như hiện nay. Hãy nhìn lại lịch sử, xem bóng đá trong thời gian diễn ra hai cuộc thế chiến là như thế nào.

  • Top 10 cầu thủ nhận lương cao nhất thế giới: Messi cho Ronaldo ngửi khói Top 10 cầu thủ nhận lương cao nhất thế giới: Messi cho Ronaldo ngửi khói

    Theo công bố mới nhất của tạp chí France Football, Lionel Messi là cầu thủ nhận lương cao nhất thế giới với 131 triệu euro, bỏ xa người xếp thứ là Cristiano Ronaldo.

  • Cựu sao Ngoại hạng Anh trở thành cầu thủ đầu tiên giảm lương Cựu sao Ngoại hạng Anh trở thành cầu thủ đầu tiên giảm lương

    Trong khi hầu hết các đồng nghiệp đang ngồi nhà, tự tập luyện chờ các giải đấu được nối lại, Steven Naismith đã có một hành động thiết thực hơn nhiều để chia sẻ với CLB trong mùa dịch Covid-19.

  • Lời kể của cầu thủ từ tâm dịch Italia Lời kể của cầu thủ từ tâm dịch Italia

    Gabriel Cleur, người đang thi đấu cho Alessandria, đội bóng thuộc Serie C ở Italia, vừa có bài trả lời phỏng vấn trên Guardian về cuộc sống trong vùng tâm dịch Italia. Gabriel nói về những khó khăn khi phải sống trong vùng dịch, nhưng không có ý định quay về quê hương bởi có thể trong người đang mang virus Covid-19…

  • Đội hình dị: Những cầu thủ có tên trùng người nổi tiếng Đội hình dị: Những cầu thủ có tên trùng người nổi tiếng

    Trong thế giới bóng đá có không ít trường hợp cầu thủ chơi không quá nổi bật nhưng lại mang tên giống hệt như những đồng nghiệp nổi tiếng. Mới đây trang Transfermarkt đã lập ra được hẳn một đội hình gồm toàn những cái tên như vậy.

  • Thêm nhiều yếu nhân bóng đá dương tính với Covid-19 Thêm các yếu nhân bóng đá dương tính với Covid-19

    Cựu chủ tịch Real Madrid, Fernando Martín; HLV trưởng CLB Galatasaray, Fatith Terim cùng Chủ tịch của đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ là Abdurrahim Albayrak được xác nhận dương tính với virus corona chủng Covid-19.

  • Bị cách ly tại Trung Quốc, Cannavaro chia sẻ về cách duy nhất phòng đại dịch virus corona Bị cách ly tại Trung Quốc, Cannavaro chia sẻ về cách duy nhất phòng đại dịch virus corona

    Từ nơi bị cách ly tại Trung Quốc, Fabio Cannavaro đã chia sẻ với Iker Casillas, người đồng đội cũ tại Real Madrid về cách duy nhất phòng đại dịch virus corona

  • 5 vấn đề gây nhức nhối với bóng đá châu Âu 5 vấn đề gây nhức nhối với bóng đá châu Âu

    Khi bóng đã ở châu Âu đã phát triển thành một ngành công nghiệp với các mắt xích ăn khớp nhau thì chỉ cần một khâu bị đình trệ, cả cỗ máy sẽ điêu đứng. Bóng đá đang tạm hoãn khắp các sân cỏ ở lục địa già tạo ra rất nhiều hệ lụy.

  • Truy tìm thần tượng của các... thần tượng Truy tìm thần tượng của các... thần tượng

    Pele, Alfredo Di Stefano, Diego Maradona, Zinedine Zidane, Ronaldo “béo”, Xavi hay Lionel Messi là những tượng đài của bóng đá thế giới, những thần tượng của nhiều thế hệ cầu thủ. Nhưng ít ai biết rằng, chính những huyền thoại ấy cũng có thần tượng của riêng mình...

  • Pele khiến Nigeria chấm dứt nội chiến: Sự thật hay hư cấu? Pele khiến Nigeria chấm dứt nội chiến: Sự thật hay hư cấu?

    Sự nghiệp hiển hách của Pele không chỉ bao gồm 3 chức vô địch World Cup hay hơn 1.000 bàn thắng được ghi. Tương truyền rằng nửa thế kỷ trước, Vua bóng đá từng khiến cuộc xung đột đẫm máu tại Nigeria phải chấm dứt khi ông đặt chân tới đây đá giao hữu. Nhưng sự thực có đúng như vậy hay không?

  • Olympic Tokyo 2020 bị hoãn vì Covid-19 Olympic Tokyo 2020 bị hoãn vì Covid-19

    Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã quyết định mở đường cho Olympic Tokyo và Paralympic Games diễn ra vào thời gian khác thay vì hè này, do ảnh hưởng từ Covid-19.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x