Falko Goetz: Hành trình 'đi tìm ánh sáng' của cựu HLV ĐT Việt Nam

Cẩm Chi
11:34 ngày 08-11-2019
Falko Goetz, cựu HLV trưởng ĐT Việt Nam (2011) sinh tháng 3/1962, chưa đầy một năm sau khi bức tường Berlin được dựng lên. Sinh ra và lớn lên ở Đông Đức, nhưng Goetz lại chọn Tây Đức để phát triển sự nghiệp. Chuyến đi của Goetz đầy mạo hiểm, nhưng ông chưa bao giờ hối hận vì những điều đã làm.

Bất đắc dĩ phải ra đi
Có thể nói, Falko Goetz là một trong những cầu thủ tài năng nhất bóng đá Đức từng sản sinh dù ông không có duyên với đội tuyển quốc gia. Ở tuổi 17, Goetz đã có suất trong đội 1 của Dynamo Berlin, CLB giàu truyền thống nhất lịch sử Đông Đức. Thi đấu ở vị trí tiền vệ tấn công, Goetz gây ấn tượng mạnh trước khán giả bởi lối đá kỹ thuật cùng tư duy chơi bóng sáng tạo.

Dù vậy, cơ hội để ông thể hiện tại trường quốc tế lại không nhiều. Đến năm 21 tuổi, Goetz vẫn chôn chân ở các đội tuyển trẻ chứ không được lên tuyển khoác áo ĐT Đông Đức. Nguyên nhân không đến từ trình độ chuyên môn, mà ở lý lịch có vết đen của ông. Khi nghiên cứu hồ sơ gia đình Goetz, họ phát hiện ông có một bà cô ở Anh.

“Tôi muốn cống hiến ở quê hương, ở Đông Đức, nhưng hoàn cảnh lại không cho phép tôi toàn tâm toàn ý thực hiện điều đó. Khi được thi đấu nhiều hơn, dần tạo tên tuổi cho riêng mình, tôi lại càng phải nghiêm túc cân nhắc về sự nghiệp trong tương lai. Tôi không muốn phải thi đấu trong sự ngờ vực. Vì thế, tôi muốn ra đi”, Goetz chia sẻ trên BBC.

Falko Goetz (bìa trái) và người bạn Schlegel trốn sang Tây Đức  vào năm 1983

Vô duyên với đội tuyển
Trước khi vượt sang Tây Đức, Goetz chưa bao giờ khoác áo ĐT Đông Đức. Sau này dù chơi xuất sắc trong màu áo Leverkusen và giúp đội vô địch UEFA Cup 1988, Goetz vẫn không được triệu tập lên đội tuyển. Thời điểm đó, không HLV Tây Đức nào muốn dùng một cầu thủ có xuất thân ở bên kia bức tường.

Ở đội hình Dynamo Berlin khi đó, Goetz có một người bạn tâm giao là Dirk Schlegel. Giống Goetz, Schlegel cũng bị ngờ vực vì thái độ cống hiến cho đội bóng. Vì thế, họ thấu hiểu và tìm thấy sự đồng cảm ở nhau. Ngày Goetz nuôi ý định ra đi, Schlegel cũng đồng lòng đi theo bạn. Kế hoạch vượt qua bên kia bức tường Berlin được cả hai xây dựng tỉ mỉ suốt hơn năm trời.

Để tránh tai vách mạch rừng, Goetz và Schlegel không bao giờ bàn chuyện khi có người xung quanh. Thay vào đó, họ thường rủ nhau chạy tít vào rừng sâu rồi vạch ra từng chi tiết cụ thể. Họ đồng ý việc trèo qua bức tường Berlin là quá mạo hiểm hiểm nên cách tốt nhất là trốn đi khi cùng Dynamo Berlin thi đấu ở Cúp châu Âu.

Chuyến đi điên rồ
Lợi thế của Goetz và Schlegel đến từ lịch thi đấu châu Âu dày đặc của Dynamo Berlin thời điểm đó. Họ liên tục vô địch giải VĐQG Đông Đức nên luôn có suất đá ở Champions League. Mùa thu 1983 là thời điểm Goetz thấy kế hoạch đã chín muồi. Ban đầu, ông tính đi vào tháng 9. Đó là lúc Dynamo Berlin gặp Jeunesse Esch, nhà ĐKVĐ Luxembourg.

Dù cùng Leverkusen vô địch UEFA Cup, nhưng ông chưa từng  khoác áo ĐT Đức

Ở trận lượt đi, Goetz ghi bàn mở tỷ số giúp đội nhà thắng 4-1. Đến trận lượt về, thông qua một người bạn, Goetz bí mật xin được giấy phép tị nạn ở Tây Đức. Tuy vậy khi Goetz đến biên giới Luxembourg, người bạn hứa giúp ông lại không thể hoàn thành đầy đủ thủ tục như dự kiến. Cuối cùng, Goetz lại phải trở về tập trung cùng toàn đội và đợi cơ hội tiếp theo.

Phải đến tháng 11, khi Dynamo Berlin đến Belgrade thi đấu, trưởng đoàn cho các cầu thủ xả trại đúng 1 giờ đồng hồ. Với Goetz, đó là 60 phút thay đổi cả cuộc đời ông. “Tôi và Schlegel ngồi đối diện nhau trên xe bus đến Belgrade. Chúng tôi không nói gì với nhau mà chỉ cần giao tiếp qua ánh mắt thôi. Chuyến đi rất nguy hiểm, nhưng đây cũng là cơ hội vàng phải nắm lấy ngay lập tức”, Goetz hồi tưởng.

Goetz nhét giấy tờ cá nhân và một chút tiền vào trong túi, giả bộ đi mua sắm cùng những đồng đội khác. Thế rồi, ngay khi bước vào cửa hàng ở trạm dừng đầu tiên, ông nhanh chóng nhận ra nơi này có cửa thoát hiểm cách khá xa lối vào. Tận dụng địa thế đó, Goetz và Schlegel lặng lẽ tách khỏi những cầu thủ đang mải mua sắm để lẩn trở lại khu phố.

Rồi cả hai bắt đầu chạy. Ngoài chạy, Goetz chẳng nghĩ được điều gì khác. Ông vội bắt một chiếc taxi, nhờ tài xế chở đi 1km để cắt đuôi đồng đội rồi tìm đường đi bộ tới Đại sứ quán Tây Đức. Hành trình chỉ kéo dài đúng 30 phút nhưng với Goetz, cái cảm giác cứ như thể ông vừa chạy hết một đời người. Dù sau đó Goetz bị cấm thi đấu 1 năm, ông luôn tin rằng mình đã làm đúng.

Thất bại ở Việt Nam
Tháng 6/2011, Goetz được bổ nhiệm làm HLV trưởng ĐT Việt Nam. Với bản lý lịch của một cựu danh thủ và từng huấn luyện ở Bundesliga, Goetz được kỳ vọng sẽ giúp bóng đá Việt Nam bay cao. Tuy nhiên, thất bại bẽ bàng 0-2 trước Indonesia ở bán kết SEA Games 2011, rồi thua Myanmar 1-4 trong trận tranh giải ba khiến Goetz phải nhận toàn bộ trách nhiệm. Ông bị sa thải đúng 1 ngày trước lễ Giáng sinh 2011.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x