'Làng World Cup', tham vọng đổi đời của bóng đá Trung Quốc

Cẩm Chi
09:36 ngày 13-07-2019
Algete là một thị trấn vắng vẻ cách thủ đô Madrid khoảng 30km về phía Đông Bắc với vỏn vẹn hai vạn dân.
'Làng World Cup', tham vọng đổi đời của bóng đá Trung Quốc
Nhưng ở đó, người Trung Quốc đã âm thầm xây dựng ngôi làng World Cup ở ngoại ô Madrid để nâng tầm bóng đá. Một cách quyết liệt, dứt khoát và cực kỳ nghiêm túc, LĐBĐ Trung Quốc (CFA) phát đi thông điệp rõ ràng: Bằng mọi giá, họ phải góp mặt ở World Cup 2026. 

Con đường ngắn nhất

Là quốc gia đông dân nhất thế giới, là siêu cường các môn thể thao Olympic nhưng kỳ lạ thay, Trung Quốc vẫn loay hoay tìm đường tới World Cup sau gần hai thập kỷ vắng mặt. Hàng tỷ USD được đổ ra, rất nhiều ngôi sao lớn của châu Âu và Nam Mỹ đã băng qua “con đường tơ lụa” tìm về miền Viễn Đông song rốt cuộc, World Cup vẫn là cái gì đó quá xa xỉ với bóng đá nơi đây.

Các quan chức CFA quyết định thực hiện cú “áp phe” cuối cùng nhằm hiện thực hóa giấc mơ của hơn 1 tỷ NHM nước nhà. Thông qua Sergi Torrents - người có hơn 10 năm tổ chức các sự kiện bóng đá và bóng rổ tại Trung Quốc, CFA đạt thỏa thuận hợp tác với La Liga trước khi bắt tay xây dựng khu liên hợp thể thao đỉnh cao tại ngoại ô Madrid vào năm 2015. 

Ban chấp hành liên đoàn thống nhất, đây là con đường ngắn nhất đưa bóng đá Trung Quốc vượt vũ môn. Chỉ có gửi cầu thủ sang một nền bóng đá phát triển rồi dần dần gieo rắc những ý niệm, hơi thở của quốc gia sở tại thông qua những việc sinh hoạt và tập luyện hàng ngày, bóng đá Trung Quốc mới có thể “hóa rồng”. 

Tháng trước, trung tâm huấn luyện Algete khai trương sân bóng thứ ba theo tiêu chuẩn FIFA. Lễ cắt băng khánh thành có sự hiện diện của Javier Tebas, chủ tịch La Liga và người đồng cấp Du Zhaocai của CFA. Hơn 30 tài năng trẻ xuất chúng nhất ở độ tuổi U15 và U18 được đưa từ Trung Quốc sang, ăn tập thành hai phiên mỗi ngày. Ngoài giờ đá bóng, các em có bể bơi và phòng game thư giãn, có thư viện đọc sách và tóm lại, là mọi thứ cần thiết phục vụ cuộc sống.

Chủ tịch CFA Du Zhaocai bắt tay Chủ tịch La Liga, Javier Tebas trong lễ  khai trương trung tâm đào tạo bóng đá trẻ của Trung Quốc tại Algete
Chủ tịch CFA Du Zhaocai bắt tay Chủ tịch La Liga, Javier Tebas trong lễ khai trương trung tâm đào tạo bóng đá trẻ của Trung Quốc tại Algete

CFA làm tất cả để đảm bảo, những “hạt giống dân tộc” sẽ đại diện cho Trung Quốc xuất hiện tại World Cup 2026. 4 năm qua, hơn 200 HLV, bác sỹ và cán bộ phục vụ trong ngành được La Liga điều động tới Algete nhằm hỗ trợ cho công tác đào tạo bóng đá trẻ Trung Quốc. 

Zhang Le - trưởng văn phòng đại diện La Liga tại Bắc Kinh khẳng định chắc nịch với tờ El Pais, rằng Trung Quốc không thiếu tiền và không quan tâm bao nhiêu tiền cần được chi ra. “Miễn sao, chúng tôi được chơi bóng ở đẳng cấp cao nhất và đi World Cup”, Zhang Le chia sẻ. 

Từ đầu năm 2017, CFA hạn chế tầm phủ sóng của ngoại bình ở giải VĐQG nhằm tạo điều kiện cho các tài năng bản địa phát triển. Mỗi CLB chuyên nghiệp chỉ được đăng ký 3 ngoại binh, và mức tính thuế áp dụng cho từng thương vụ này là 100%. Mặt khác, CFA đưa cầu thủ Trung Quốc ra nước ngoài. 

Trước Algete, CFA cũng đã xây một trung tâm huấn luyện tương tự ở Prague (CH Czech) từ 4 năm trước. 
Những ngôi làng World Cup kiểu mẫu ấy dự kiến sẽ tiếp tục mọc lên ở khắp ngõ ngách châu Âu. Rõ ràng, bóng đá Trung Quốc đầu tư rất nhiều tâm huyết vào đây.

Giấc mơ có thật

Đã là tháng thứ 8, He Xiaoke, tiền đạo số 1 của đội U15 quốc gia tập luyện ở Algete. “Ăn, ngủ, đọc sách, học ngoại ngữ, đá bóng và ước mơ”, Xiaoke nói với El Pais về câu khẩu hiệu được treo trên đầu giường mỗi học viên thuộc diện “quy hoạch” như cậu. 

10 tuổi, cậu bé sinh ra ở Bắc Kinh đã sống xa nhà và học cách tự lập khi được Shandong Luneng (CLB của Marounne Fellaini và Graziano Pelle) nhận vào lò đào tạo. Trong 4 năm tiếp theo, bố mẹ Xiaoke làm việc cật lực mới đủ tiền mua thêm căn hộ tại tỉnh Sơn Đông và chuyển về sống cho gần chỗ con trai tập. 

Được vài tháng, Xiaoke nhận giấy triệu tập lên đường sang Tây Ban Nha tiếp tục hành trình mới. “Em cần ở đây 3 tháng nữa mới được về nghỉ phép vì khóa học giao tiếp tiếng Tây Ban Nha vừa khởi động được ít lâu”, Xiaoke bộc bạch. 

Các cầu thủ trẻ Trung Quốc tại Algete
Các cầu thủ trẻ Trung Quốc tại Algete

Giống như Xiaoke, Li Hao - sản phẩm ưu tú của lò Guangzhou Evergrande cũng mang theo hoài bão. 8 tuổi, Li Hao được tuyển trạch viên của Guangzhou Evergrande phát hiện. 4 năm sau, tập đoàn Wanda đưa Li Hao tới Madrid tham quan và gặp gỡ Jan Oblak, thủ môn của Atletico. “Anh ấy thật tuyệt, nhưng mục tiêu của em còn xa hơn nữa. Hè 2026, em hy vọng mình sẽ đứng trong khung gỗ ĐTQG tham dự World Cup tại Bắc Mỹ”, Li Hao hồn nhiên nói về “tham vọng” của mình. 

Những đứa trẻ mới lớn ấy là hình ảnh biểu trưng cho dự án bóng đá đồ sộ chính phủ Trung Quốc phát động vào mùa xuân 2015. Bóng đá phải được đưa về cấp cơ sở, và trường học nào cũng sẽ ưu tiên dạy đá bóng. Hơn 1 thập kỷ trước, chỉ có 10.000 trẻ nhỏ tham gia các lớp đào tạo bóng đá thường xuyên ở Trung Quốc nhưng bây giờ, con số ấy đã lên tới 7 triệu. 


Trong phòng giải trí của trung tâm Algete, Xiaoke vừa cầm trên tay cây đàn guitar, vừa nói về “sứ mệnh” của bản thân, của Li Hao và của 28 người bạn đồng trang lứa khác. Họ chấp nhận từ bỏ con đường học vấn vốn luôn được coi trọng tại Trung Quốc để cùng đeo đuổi giấc mơ chung: Làm cho bóng đá Trung Quốc vĩ đại trở lại.

Oscar Mayo, giám đốc tiếp thị quốc tế của La Liga sớm nhận ra tiềm năng của thị trường Trung Quốc. Không phủ nhận nguồn lợi nhuận béo bở mà quốc gia này đem tới giúp La Liga giàu lên nhanh chóng nhưng Mayo cam kết, việc kiếm tiền chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu của đơn vị này khi tham gia liên minh với CFA. “Hãy tới Trung Quốc, để thấy và cảm nhận sự cồn cào trong ruột gan của người dân nơi đây khi nhắc tới World Cup”, Mayor hào hứng nói về bóng đá Trung Quốc.


Những đứa trẻ như Xiake và Li Hao mang trên mình trọng trách nặng nề của cả dân tộc. Biết đâu đấy, tham vọng của người Trung chưa dừng lại tại đây, chẳng hạn như vươn mình thành thế lực của bóng đá thế giới? 

Đại dự án bóng đá 
Đề án phát triển bóng đá được chính phủ Trung Quốc thông qua năm 2016 có vài điểm đáng lưu ý. Dự kiến tới năm 2022, Trung Quốc sẽ có từ 30 đến 50 triệu trẻ em chơi bóng, xây thêm 70.000 sân bóng và khai trương 20.000 học viện bóng đá. Tới 2025, sẽ có khoảng 8% dân số Trung Quốc tham gia hoạt động bóng đá thường nhật, vượt qua mức 7% của châu Âu và 5% của châu Mỹ. Đây là chân đế vững chắc để bóng đá Trung Quốc thực hiện tham vọng xưng bá trong làng túc cầu thế giới.  
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x