Top 10 bến đỗ ít ngờ của các danh thủ

MINH TÂM
15:27 ngày 11-04-2020
Đường vinh quang chẳng mấy khi trải hoa hồng. Thế nên, rất nhiều danh thủ phải “vào đời bằng lối nhỏ”: họ chấp nhận khoác áo những đội bóng tầm thường hoặc trải qua phận “người thừa” ở một CLB không phù hợp trước khi chọn được bến đỗ cuộc đời . Dưới đây là 10 ngôi sao như thế.
Top 10 bến đỗ ít ngờ của các danh thủ
1
Jay Jay Okocha (Borussia Neunkirchen)

Hẳn rất nhiều độc giả lần đầu nghe đến cái tên Borussia Neunkirchen. Đấy là đội bóng đang chơi ở giải hạng… 6 của Đức. Năm 1990, Neunkirchen ký hợp đồng miễn phí với một cầu thủ đến từ Nigeria có tên Jay Jay Okocha. Cái tên này thì hẳn những ai yêu mến ĐT Nigeria đều biết. 4 năm sau khi đặt chân đến châu Âu, Okocha trở thành ngôi sao World Cup với màn trình diễn ấn tượng ở USA 1994. Dĩ nhiên, khi ấy anh đã rời Neunkirchen để chơi cho Frankfurt tại Bundesliga.

2
Fabinho (Rio Ave)

Trước khi được Liverpool mua với giá 45 triệu euro hồi mùa Hè 2018, Fabinho là ngôi sao của Monaco. Nhưng trước khi đến Monaco, tiền vệ người Brazil thi đấu cho Rio Ave. Anh được đội bóng nhỏ ở giải VĐQG Bồ Đào Nha này mua về từ Fluminense với giá 500.000 euro và thậm chí, còn bị đem cho Real Castilla (đội B của Real Madrid) mượn suốt 3 mùa giải. Nhưng chính hành trình lưu lạc ấy đã cho Fabinho cơ hội thi đấu và phát lộ hết tài năng, để rồi được Monaco mua về năm 2015 và đổi đời từ đó.

3
Paulo Dybala  (Palermo)

Không đội bóng lớn nào đảm bảo cơ hội thi đấu thường xuyên cho tài năng 18 tuổi Paulo Dybala. Thế nên, mùa Hè 2012, khi rời đội bóng khởi nghiệp là Instituto de Cordoba, tiền đạo người Argentina này đã chọn Palermo. CLB vừa thoát khỏi cảnh xuống hạng ở Serie A mùa trước đang thiếu trầm trọng “hỏa lực” nên ở đó, Dybala đã có cơ hội tỏa sáng. Với 21 bàn và 16 pha kiến tạo sau 93 trận cho Palermo, Dybala giành được tấm vé thông hành đến Juventus vào mùa Hè 2015.

4
Yaya Toure (KSK Beveren)

KSK Beveren là đội bóng quen mặt ở các giải hạng Nhất và Nhì nước Bỉ, với SVĐ có sức chứa… 9.000 người. Nhưng đấy cũng là đội bóng đã giới thiệu một trong những tiền vệ phòng ngự xuất sắc nhất thế giới: Yaya Toure. Ngôi sao người Bờ Biển Ngà rời quê hương đến Bỉ để chơi cho Beveren khi anh 18 tuổi và sau 3 năm khoác áo đội bóng này, Yaya Toure bắt đầu bước lên những nấc thang mới. Từ Metalurh Donetsk, anh chuyển tới Olympiacos, Monaco trước khi cập bến Barca năm 2007.

5
Luis Suarez (Groningen)

Khi Liverpool chi 26,5 triệu euro mua Vua phá lưới giải VĐQG Hà Lan, Luis Suarez về từ Ajax hồi tháng 1/2011, nhiều người lầm tưởng anh là viên ngọc quý trưởng thành từ lò đào tạo trứ danh của Ajax. Nhưng sự thực, Suarez là sản phẩm được mài giũa bởi Groningen. Đội bóng vốn quẩn quanh trụ hạng ở giải VĐQG Hà Lan này mua Suarez về từ Nacional (Uruguay) với giá 800.000 euro ở mùa Hè 2006 và cho anh lĩnh xướng hàng công ngay lập tức. Với 15 bàn thắng cho Groningen mùa 2006/07, Suarez lọt vào “mắt xanh” của Ajax và phần còn lại, là những gì chúng ta đã biết.

6
6. Giovane Elber (Milan)

Những năm 1990, nhắc đến hàng công Bayern thì phải nói đến Elber. Nhưng ít ai biết rằng, chân sút nằm trong Top 10 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho Bayern từng trải qua 4 năm làm “người thừa” tại Milan. Đội bóng Italia mua Elber về từ Londrina (Brazil) với giá 1 triệu euro năm 1990 rồi “vứt” anh cho Grasshoppers mượn trước khi bán sang Stuttgart vào mùa Hè 1994. Thoát khỏi cảnh bị rẻ rúng, Elber lột xác, trở thành “tay súng” đáng sợ nhất Bundesliga và rồi gia nhập Bayern.

7
Ronaldinho (Sion)

Sau 3 mùa bóng tỏa sáng tại Gremio, Ronaldinho được PSG mua về với giá 5 triệu euro năm 2001. Nhưng sự thực, PSG không phải CLB châu Âu đầu tiên mà Ronaldinho khoác áo. Trước đó, khi còn là một thần đồng nhí, Ronaldinho đã chơi vài trận cho đội thiếu niên của Sion. Đó là năm 1993, nhờ có anh trai (Roberto Assis) đang khoác áo Sion mà Ronaldinho được đội bóng Thụy Sỹ này nhận vào tập luyện. Tiếc là các HLV của Sion khi ấy không nhận thấy tài năng kiệt xuất của Ronaldinho nên cậu bé đã trở lại quê nhà sau vài tháng.

8
Grafite (Le Mans)

Lần gần nhất Wolfsburg vô địch Bundesliga, mùa 2008/09, có dấu ấn cực lớn của Grafite. Chân sút người Brazil ghi tới 28 bàn sau 25 trận mùa đó và hợp cùng Edin Dzeko thành “súng 2 nòng” tàn phá mọi hàng thủ. Nhưng cách đấy 3 năm, Wolfsburg chưa biết Grafite là ai. Cầu thủ sinh năm 1979 này được phát hiện bởi Le Mans. Đội bóng hạng Nhì Pháp đã bỏ ra 3,5 triệu euro để mua Grafite về từ Sao Paulo năm 2006 trước khi bán anh cho Wolfsburg sau đó 1 mùa.

9
Lucas Torreira (Delfino Pescara)

Tiền vệ phòng ngự trụ cột của Arsenal hiện nay, Lucas Torreira, đã học những kỹ năng đánh chặn đầu tiên tại đội bóng rất nhỏ Delfino Pescara. CLB đang chơi ở Serie B của Italia mua Torreira về từ đội trẻ Wanderers (Uruguay) rồi sau đó bán anh cho Sampdoria sau 2 mùa giải với giá 3 triệu euro. Số tiền tưởng là to với Pescara hóa ra quá nhỏ. Bởi mùa Hè 2018, Sampdoria thu về tới 26,5 triệu euro từ việc bán Torreira cho Arsenal.  

10
Diego Simeone (Pisa)

Năm 1990, tiền vệ 20 tuổi của Velez Sarsfield, Diego Pablo Simeone đã chọn Pisa khi bắt đầu chinh phục châu Âu vì muốn được thi đấu thường xuyên. Thật không may, ngay mùa đầu tiên, Simeone đã cùng Pisa rơi xuống Serie B và không thể trở lại Serie A ở mùa tiếp theo. Tình cảnh khó khăn khiến Pisa phải bán đi những cầu thủ tốt nhất. Và Simeone, vì thế, có được bước ngoặt cuộc đời khi chuyển tới Sevilla năm 1992. Kể từ đó, sự nghiệp của tiền vệ người Argentina thăng tiến theo chiều thẳng đứng, để rồi anh trở thành trụ cột ở cả ĐTQG lẫn các CLB Atletico, Inter và Lazio.

XEM THÊM

Người thừa của Liverpool trở thành phát hiện mới ở vị trí trung phong

Có sự tiến hóa nào cho tiền đạo ở Premier League nữa không?

Edin Dzeko, thủ lĩnh đích thực ở thành Rome

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU

    Cơn khô hạn bàn thắng của Rasmus Hojlund đã được giải tỏa với pha lập công vào lưới Sheffield United. Nếu MU biết cách "chăm sóc" cho chân sút người Đan Mạch tốt hơn thời gian qua, có lẽ mọi chuyện đã khác.

  • Hà Đức Chinh: Tiền đạo U23 Việt Nam cũng cần phòng ngự trước Iraq U23 Việt Nam: Bắt đầu phòng ngự từ các tiền đạo

    U23 Iraq là một đối thủ mạnh, dù là 6 năm trước hay hiện tại, với U23 Việt Nam. Khi bước vào sân lúc bấy giờ, tôi nhận cả nhiệm vụ phòng ngự. Tôi nghĩ, những cầu thủ cùng vị trí trong đội hình U23 Việt Nam hiện tại cũng sẽ được thầy Tuấn giao trọng trách như thế.

  • Lê Nguyên Hoàng: Trung vệ hay nhất của U23 Việt Nam Trung vệ 19 tuổi, cao 1m76 đang gây sốt của U23 Việt Nam là ai?

    Dù mới 19 tuổi nhưng Lê Nguyên Hoàng đang được xem là trung vệ quan trọng bậc nhất trong đội hình của U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2024. Màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ gốc Nghệ An được giới chuyên môn đánh giá cao, đưa ra những nhận xét “có cánh” đầy tích cực.

  • Góc nhìn: 50% tấm vé Olympic của HLV Hoàng Anh Tuấn 50% tấm vé tới Paris của HLV Hoàng Anh Tuấn

    Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã có 50% tấm vé tới Olympic Paris 2024. Phía trước là U23 Iraq đầy tham vọng nhưng U23 Việt Nam cũng đã sẵn sàng làm nên bất ngờ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x