Cầu thủ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh cao hơn người thường
Các nhà khoa học ở Đại học Glasgow (Scotland) đã chứng minh rằng cầu thủ bóng đá có nguy cơ mắc các bệnh về thoái hóa thần kinh cao hơn nhiều người bình thường. Liệu nguyên nhân có phải do họ thường xuyên đánh đầu? Những va chạm là tác nhân gây nên các chấn thương não bộ? Bóng đá có cần phải thay đổi điều lệ để tránh rơi vào một thảm kịch trong tương lai gần? Dưới các sân trường học luôn lưu truyền một trò đùa rằng chúng ta sẽ bị mất đi những tế bào thần kinh sau mỗi cú va đập ở đầu. Nhưng với một số nơi, đặc biệt ở Scotland, thì đây lại không phải là một trò đùa.
Ở đất nước mà đá bóng, xô đẩy và không chiến đã ăn sâu vào văn hóa bóng đá, một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Đại học Glasgow công bố vào tháng 11/2019 giống như “ném đá xuống mặt hồ đang yên ả”. Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh mối liên hệ trực tiếp giữa việc tập luyện bóng đá và những rủi ro đối với sức khỏe tinh thần của các cầu thủ. Theo đó, những cựu cầu thủ bóng đá sống lâu hơn một người bình thường nhưng lại có nguy cơ tử vong vì chứng mất trí nhớ cao gấp ba lần rưỡi người thường.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã so sánh 7.676 cầu thủ chuyên nghiệp Scotland sinh trước năm 1977 với 23.028 người thường sinh trước năm 1977. Kết quả: 1,7% cầu thủ bóng đá mắc chứng bệnh thoái hóa thần kinh so với chỉ 0,5% ở người bình thường. Đó là một lời cảnh báo thực sự.
Scotland vào cuộc ngay tức thì
Chỉ vài tuần sau khi nghiên cứu nói trên được công bố, LĐBĐ Scotland đã trở thành liên đoàn đầu tiên ở châu Âu cấm các cầu thủ nhí chơi đầu cho tới lứa U12. Một quyết định cần thiết để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất về não bộ và sẽ là tương lai của đất nước: trẻ em. Bởi, nếu một người thường có thể bị hỏng não do một quả bóng va đập vào, thì nguy cơ đó được nhân lên gấp nhiều lần cho một đứa trẻ, khi não bộ của chúng mỏng manh hơn người lớn.
“Một đứa trẻ càng nhỏ, cân nặng càng ít thì khi một quả bóng bay vào đầu sẽ phải chịu lực ép mạnh hơn rất nhiều so với một người trưởng thành có cơ bắp mạnh mẽ hơn và một hộp sọ rắn chắc”, Giáo sư y học vật lý và phục hồi chức năng tại Đại học Versailles Saint-Quentin-en-Yvelines, Philippe Azouvi, cho biết về nguyên nhân đầu tiên. Thứ hai, do não bộ trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. “Hậu quả gây ra không giống với một não bộ đã đạt đến độ trưởng thành”, giáo sư Azouvi cho biết.
Mỹ cấm trẻ em đánh đầu từ lâu
Việc Mỹ cấm chơi đầu với trẻ em đã có từ khoảng 5 năm trước. Năm 2015, truyền thông nước này đưa tin về những hậu quả khôn lường trong các ca chấn thương sọ não ở bóng đá Mỹ. Dưới sức ép từ một vụ kiện tập thể của một nhóm phụ huynh cáo buộc FIFA, Hiệp hội bóng đá nhà nghề Mỹ và Hiệp hội bóng đá trẻ Mỹ bỏ bê việc điều trị cũng như giám sát chấn thương đầu, LĐBĐ Mỹ đã quyết định cấm các cầu thủ U10 chơi đầu. Và ngày nay, độ tuổi này nâng lên con số 13. Các giáo viên Mỹ đã phải tuân thủ rất nghiêm ngặt quy định này.
Các liên đoàn ở châu Âu cũng đang có xu thế học theo Scotland nhằm đảm bảo sức khỏe cầu thủ trẻ. Điển hình tại Pháp, họ đã tính đến việc sử dụng những trái bóng đặc biệt, nhẹ hơn và mềm hơn ở cấp độ U15. Thậm chí, từ 15 tuổi trở nên mới được học cách chơi đầu. “Đôi khi cấm đoán như vậy cũng không nên vì khi bóng bay cao tới thì phản xạ hiển nhiên là nhảy lên đánh đầu. Nhưng ở lứa U19 chúng tôi tập 250 buổi/năm mà không có buổi tập nào chuyên về đánh đầu”, Philippe Eullaffroy, Giám đốc Học viện Impact Montreal, cho biết.
Không cần tập đánh đầu từ nhỏ Chơi đầu thực sự nguy hiểm? 17. Trong 7.676 cầu thủ chuyên nghiệp sinh trước năm 1977, có 1,7% mắc chứng bệnh thoái hóa thần kinh. Trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở người bình thường sinh trước 1977 chỉ có 0,5%. |
XEM THÊM
Fernandes rất hay nhưng cần 10 Fernandes nữa để cứu M.U
4 phương án để M.U khai thác Bruno Fernandes xuất sắc nhất
Solskjaer hé lộ phần còn lại của M.U không theo kịp Bruno Fernandes