Nhìn lại đại hội thể thao châu Á 2018: Cơ hội nào cho Đông Nam Á?

Đỗ Tuấn Đỗ Tuấn
18:58 ngày 02-09-2018
Asian Games 2018 đã kết thúc vào ngày 2/9 tại Jakarta (Indonesia). Sau hơn 20 năm, một nước của khu vực Đông Nam Á mới đăng cai Á vận hội, nhưng có vẻ như đại hội thể thao lớn nhất châu lục vẫn còn quá tầm với các nước của khu vực Đông Nam Á.
Nhìn lại đại hội thể thao châu Á 2018: Cơ hội nào cho Đông Nam Á?

Á vận hội đang “bình dân hoá”

Asian Games 2018 tổ chức 53 môn thi đấu với tổng cộng 445 bộ huy chương. Kết thúc đại hội, đoàn Trung Quốc gần như không có đối thủ xứng tầm khi dẫn đầu tổng sắp với 132 HCV, 92 HCB và 65 HCĐ, hơn gần gấp đôi so với đoàn về nhì là Nhật Bản. 

Với một cường quốc thể thao đang sở hữu nhiều nhà vô địch đẳng cấp Olympic và thế giới, không ngạc nhiên khi Trung Quốc giành HCV nhiều nhất ở các môn cơ bản như bơi, điền kinh, nhảy cầu, canoeng, rowing, TDDC… Vì vậy, có cảm giác Á vận hội chính là nơi để các thành viên thể thao Trung Quốc phô diễn sức mạnh, đồng thời cũng là đợt “tổng dợt” của cường quốc này cho đại hội Olympic sẽ diễn ra sau đây 2 năm. 

Khi Trung Quốc giành gần 1/3 HCV Á vận hội, đương nhiên số còn lại sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt của các đoàn thể thao khác, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là 2 quốc gia chiếm ưu thế nhất. Vậy cơ hội nào cho các nước khu vực Đông Nam Á?

Pencak silat lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu của Asian Games 2018. Ảnh: Đức Cường
Pencak silat lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu của Asian Games 2018 - Ảnh: Đức Cường

Cần nhìn thẳng thắn, thể thao khu vực Đông Nam Á lâu nay vốn được xem là vùng trũng của châu Á, nên các nước khu vực này nhiều năm qua đã tổ chức đại hội thể thao riêng (SEA Games), nhằm cố gắng rút ngắn khoảng cách trình độ với châu lục và thế giới. Tuy nhiên, tiêu chí tốt đẹp ban đầu của SEA Games gần đây đang bị các nước, đặc biệt là quốc gia đăng cai, làm biến tướng khi đưa nhiều môn thể thao “lạ” mang tính đặc thù riêng vào thi đấu nhằm tranh đoạt huy chương. 

Không chỉ SEA Games, ngay cả Asian Games năm nay sau 20 năm mới được một nước Đông Nam Á tái căng cai (gần nhất là Thái Lan năm 1998), nhưng cũng bị nhiều chuyên gia thể thao hàng đầu than phiền rằng “đang bị bình dân hoá”, với nhiều môn thể thao lạ lẫm như đánh bài, pencak silat, kabaddi, sambo, kurash, trượt ván, dù lượn, leo tường… qua đó giúp các nước có phong trào trung bình yếu có thể tranh đoạt huy chương. 

Đông Nam Á đang đứng đâu ở châu Á?

Cũng bởi có nhiều môn thể thao “lạ”, nên nước chủ nhà Indonesia đã lần đầu vươn lên vị trí thứ 4 tổng sắp với 31 HCV, 24 HCB và 43 HCĐ. Một thành tích cực kỳ bất ngờ, bởi 4 năm trước tại Hàn Quốc, Indonesia chỉ đứng thứ 17 với 4 HCV, 5 HCB, 11 HCĐ. 

Tuy nhiên, nhìn thành tích sẽ không ngạc nhiên khi môn võ cổ truyền pencak silat đã giúp cho nước chủ nhà giành đến 14 HCV, leo tường (3HCV), dù lượn (2HCV). Dẫu như thế, phải thừa nhận các tuyển thủ Indonesia cũng rất xuất sắc khi giành đến 2 HCV ở môn cầu lông, 2 HCV xe đạp địa hình, 1 HCV quần vợt, 1 HCV rowing, 1 HCV cử tạ… những môn trong hệ thống Olympic.

Ở Đông Nam Á, duy nhất nước chủ nhà Indonesia lọt vào tốp 10 nước dẫn đầu trong bảng tổng sắp huy chương, trong lúc Thái Lan, Maylaysia, Việt Nam, Singapore, Philippnes chỉ nằm trong nhóm 20. Dẫu như thế, giới chuyên môn vẫn có thể vui khi có đến 9 quốc gia Đông Nam Á giành huy chương Á vận hội kỳ này, trừ Bruinei và Đông Timor. 

Bùi Thị Thu Thảo là nữ tuyển thủ duy nhất của Đông Nam Á giành HCV điền kinh - Ảnh: Đức Cường
Bùi Thị Thu Thảo là nữ tuyển thủ duy nhất của Đông Nam Á giành HCV điền kinh - Ảnh: Đức Cường

Trong khi đó, đoàn Việt Nam dù đứng thứ 17 trong bảng tổng sắp, nhưng thực tế thể thao Việt Nam đã có những bước tiến dài so với 4 năm trước ở kỳ đại hội trên đất Hàn Quốc. Lần ấy đoàn Việt Nam giành được 1 HCV, 10 HCB, 25 HCĐ và xếp thứ 21 tổng sắp, nhưng lần này giành được 4 HCV, 16 HCB, 18 HCĐ. 

Đặc biệt, 2 chiếc HCV điền kinh và rowing được chính Trưởng đoàn Trần Đức Phấn nhìn nhận là “vàng mười” bởi nằm trong nhóm môn Olympic. Đồng thời, chiếc HCV nhảy xa của Bùi Thị Thu Thảo đã giúp Việt Nam là nước Đông Nam Á duy nhất giành được HCV điền kinh, qua đó giúp chúng ta vững ngôi vị số 1 môn thể thao nữ hoàng ở khu vực.

Qua thành tích tại Á vận hội 2018, có thể nhìn nhận thể thao Đông Nam Á dù đã có những bước tiến đài trong thời gian gần đây, nhưng thực tế vẫn còn một khoảng cách lớn so với châu Á. Chẳng nói đâu xa, cứ lấy 3 môn thể thao cơ bản là điền kinh, bơi và thể dục làm ví dụ sẽ thấy rất rõ. Cần nói thêm, đây có thể xem là 3 môn có số huy chương nhiều nhất đại hội, nhưng ở Đông Nam Á chỉ Việt Nam, Thái Lan và Indonesia có huy chương điền kinh, bơi chỉ vỏn vẹn Singapore và Việt Nam, còn môn thể dục không có nước nào của khu vực giành huy chương. Bấy nhiêu đủ để nói lên nhiều vấn đề.

Đông Nam Á khi nào mới có tiếng nói mạnh mẽ ở Á vận hội, có lẽ cần nhiều cách nghĩ và làm mạnh mẽ theo hướng căn cơ, chứ không phải chăm chăm nhắm vào những cuộc đua thành tích tại SEA Games như hiện nay.


Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x