Tranh cãi xung quanh công nghệ VAR: Cái giá của công lý

Kinh Thi Kinh Thi
10:53 ngày 23-06-2017
VAR (video assistant referee, tạm dịch là phương pháp phán xét theo sự trợ giúp của video) đã và đang được thử nghiệm ở khắp các giải bóng đá lớn nhỏ - gồm cả giải Confed Cup đang diễn ra ở Nga. Phương pháp này hay ho đến mức độ nào?
Tranh cãi xung quanh công nghệ VAR: Cái giá của công lý
Chile tưởng đã ghi bàn (trong trận thắng Cameroon 2-0). Nhưng hình ảnh quay chậm cho thấy đấy không phải là pha ghi bàn. HLV Juan Antonio Pizzi của Chile cụt hứng. Ông nói sau trận: “Bóng vào lưới. Bạn lập tức nhìn về phía trợ lý trọng tài. Nếu ông ta không phất cờ, bạn sẽ nhảy cẫng lên vui mừng. Bây giờ, bạn lại không biết mình phải làm gì sau một tình huống như thế”. Cái cảm xúc tuyệt vời nhất trong môn bóng đá giờ bị nhốt chặt, có muốn bùng nổ cũng phải chờ xem người ta có cho phép nó bùng nổ hay không!

Ở mức độ mỹ mãn nhất có thể, phương pháp VAR đem lại một phần công lý cho môn bóng đá. Quyết định của trọng tài có thể sẽ chính xác hơn sau khi xem lại hình ảnh chiếu chậm trong các tình huống ghi bàn, phạt đền hoặc phạt thẻ đỏ. Ngay cả trong trường hợp giả định này, bóng đá cũng đã phải trả giá đắt cho cái gọi là “một phần công lý” rồi. Trận đấu bị gián đoạn, vai trò của trọng tài trở nên mờ nhạt, và cảm xúc có thể bị bóp chết.

Xin nhắc lại: chỉ trong những tình huống cụ thể vừa nêu - mà người ta gọi là “tình huống quan trọng”. Tình huống phạm lỗi giữa sân thì “không quan trọng”, nên cũng chẳng cần phải “có công lý”. Hãy hình dung tiếp: tỷ số đang là 0-0, trận đấu bước vào phút chót, va chạm xảy ra ngay bên ngoài vùng cấm địa. Theo định nghĩa của FIFA thì đấy là tình huống không cần xem lại video - dù đấy rất có thể là tình huống quyết định toàn cục. Ngược lại, nếu tỷ số đã là 4-0 và xuất hiện một trong các tình huống liên quan đến bàn thắng; phạt đền; thẻ đỏ, thì dứt khoát lại phải kiểm tra qua video để quyết định cho đúng!


Tình huống này “cần có công lý” hơn tình huống khác, đấy đã là một quan niệm không được văn minh cho lắm. Thật ra, ngay cả trong một tình huống thật sự quan trọng, cũng chưa chắc VAR đã đúng. Máy móc nào mà đọc cho được suy nghĩ của con người, hả các ngài FIFA? Nếu xem lại pha chiếu chậm và “phát giác” (ghê gớm nhỉ) rằng có đụng chạm giữa hậu vệ và tiền đạo trong vùng cấm, làm sao máy móc phân xử được rằng đấy là sự đụng chạm “có chủ đích”? Nên nhớ: “đụng chạm” và “phạm lỗi” là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Tình huống khiến trọng tài phải quyết định có phạt thẻ đỏ hay không cũng vậy.

Ở trận giao hữu Pháp - Anh gần đây, việc trọng tài thổi phạt đền và đuổi Raphael Varane (Pháp) ra khỏi sân sau khi xem lại hình ảnh video đã gây tranh cãi. Quá dễ hiểu: thiên hạ xưa nay vẫn cứ tranh cãi sau khi xem lại hình ảnh chiếu chậm đấy thôi!

Cuối cùng là chuyện logic thuần túy. Chấp bạn xem lại ngàn lần nếu xuất hiện tình huống bóng đã qua vạch... 1mm. Suy diễn tiếp: nếu có cầu thủ đã việt vị, vào khoảng 0,0001 mm - VAR nào có thể chỉ rõ công lý? Nó cũng khôi hài như cái chuyện tăng từ 3 lên 5 trọng tài (và trợ lý) vậy. Suy nghĩ cho rằng 5 cặp mắt sẽ tốt hơn 3 cặp mắt là một suy nghĩ... ngu ngốc, trước các tình huống mà vấn đề là mắt người không thể nhìn rõ!

VAR chưa phải là khoa học
Phương pháp “mắt ó” trong môn quần vợt là khoa học thuần túy, theo đó máy móc xử lý tình huống đến tận chân tơ kẽ tóc, nên có thể “thấy” bóng đã qua vạch hay còn cán vạch chỉ 1-2mm, điều mà mắt thường không thể thấy được. Về mặt logic, phương pháp VAR của môn bóng đá hoàn toàn không có chỗ nào tương đồng với phương pháp “mắt diều hâu” trong quần vợt.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
32
+16
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-7
46
11
34
-11
45
12
33
-2
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
34
-18
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • Nhiều “sao mai” lộ ra từ U23 Việt Nam sau giải châu Á Nhiều 'sao mai' U23 Việt Nam lộ diện sau U23 châu Á 2024

    U23 Việt Nam đã dừng bước tại tứ kết VCK U23 châu Á 2024, đồng thời lỡ cơ hội giành vé dự Olympic Paris 2024. Nhưng qua những trận đấu vừa qua, đã lộ diện nhiều cái tên đáng kỳ vọng.

  • Joao Cancelo chết vì ảo tưởng sức mạnh Joao Cancelo, 'chết' vì ảo tưởng sức mạnh

    Hậu vệ Joao Cancelo đi đến đâu cũng gây rắc rối từ Man City tới Bayern và giờ là Barcelona. Anh ta mắc bệnh ngôi sao, ảo tưởng sức mạnh, lúc nào cũng tưởng mình đá hay như một tiền đạo. Chính điều này đã khiến sự nghiệp của Cancelo xuống dốc.

  • Arsenal vs Tottenham: Thắng hoặc trắng tay, Pháo thủ chọn đi Arsenal vs Tottenham: Thắng hoặc trắng tay, Pháo thủ chọn đi

    Với việc Liverpool tự loại mình khỏi vòng chiến sau trận thua Everton 0-2, cuộc đua vô địch Premier League chỉ xoay quanh Arsenal và Man City. Tuy nhiên Pháo thủ cũng phải đá tại sân của Tottenham và họ có áp lực phải thắng bởi chỉ một kết quả hòa cũng mang lại lợi thế tâm lý rất lớn. Trận đấu này không chỉ đơn thuần là cuộc chiến giữa một đội tranh vô địch và một đội tranh vé Champions League. Tottenham chắc chắn sẽ quyết tâm đập tan hy vọng vô địch Premier League lần đầu tiên sau 20 năm của Ar

  • Lỗi của Andre Onana? Không, lỗi của MU Lỗi của Andre Onana? Không, lỗi của MU!

    MU lại tự hủy hoại khi lặp đi lặp lại sai lầm khiến HLV Erik ten Hag tiến gần thêm đến đoạn đầu đài khi để Burnley gỡ hoà 1-1. Thủ môn Onana phạm lỗi dẫn đến quả phạt đền, nhưng nhìn kỹ hơn, Andre Onana cũng chỉ là nạn nhân của lỗi hệ thống từ toàn bộ hàng thủ MU.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x