1. Dòng nhạc Techno của Berlin là di sản văn hoá UNESCO
Mới đây hồi tháng 3, Techno - bắt nguồn từ Berlin đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể do UNESCO bình chọn, quyết định được đưa ra sau nhiều thập kỷ dòng nhạc này thúc đẩy cá nhân và cộng đồng tự do thể hiện bản thân một cách độc đáo, đặc biệt với nhóm người yếm thế trong xã hội gồm: phụ nữ, cộng đồng LGBTQ+, người khuyết tật, người da màu, người có địa vị kinh tế xã hội thấp hơn.
2. Đức có nhiều vườn thú nhất thế giới
Với hơn 400 sở thú lớn nhỏ, Đức giữ ngôi đầu. Các vườn thú ở Đức có không gian rất rộng, thường được thiết kế như một khu rừng rậm thu nhỏ với nhiều loại động thực vật khác nhau. Đi chơi ở sở thú cũng là một nét văn hoá truyền thống của người Đức, dù là gia đình hay các cặp đôi đang hẹn hò.
3. Đức có tới hơn 300 loại bánh mì
Người Đức sử dụng bánh mì cho các bữa ăn hàng ngày. Bữa sáng, trưa, tối đều có thể ăn với các loại bánh mì khác nhau, kết hợp cùng món chính. Các loại bánh mì được ưa chuộng nhất là: bánh mì lúa mạch đen, bánh mì nguyên cám đen, bánh mì lúa mạch trắng, bánh mì yến mạch nguyên hạt.
4. Đường cao tốc không giới hạn tốc độ
Có tới 70% tuyến đường cao tốc ở Đức không kiểm soát tốc độ. Đức có tổng cộng 120 đường cao tốc với khoảng 260 ngã ba và giao lộ.
5. Tiêu thụ bia thứ nhì thế giới
Đứng đầu là người Séc. 70% người Đức thích uống bia, 50% thường xuyên uống. Trong năm 2022, ước tính 1 người Đức tiêu thụ 92 lít bia 1 năm. Tuy nhiên mức tiêu thụ bia ở Đức đang có xu hướng giảm dần, thấp hơn đáng kể tới 25,3% so với 20 năm trước. Trong những năm 1970, ước tính 1 người Đức tiêu thụ tới hơn 150 lít bia/ năm. Có khoảng 1.500 nhà máy bia ở Đức với hơn 7.000 loại bia.
6. Độc lạ Berlin
Thủ đô Berlin lớn gấp 9 lần Paris và có nhiều cầu hơn Venice. Berlin có 700 cây cầu trong khi Venice chỉ có 409. Berlin là thành phố có nhiều chợ Giáng Sinh nhất thế giới với hơn 80 hội chợ. Cũng ở Berlin, phụ nữ được quyền ''thả rông'' hoàn toàn tại tất cả các bể bơi công cộng. Vào mùa hè, các sông hồ của Berlin cũng cho phép người dân tắm khoả thân.
7. Đa văn hoá
Đức được tạo thành từ 16 liên bang. Trong hiến pháp của mình, mỗi bang liên bang được chia thành 403 quận, trong đó 294 quận và 102 thành phố độc lập. Bavaria là bang liên bang lớn nhất với 70.550,19 km2. Năm 2022, 24,3% dân số Đức có lịch sử nhập cư. Có hơn 103 ngàn người Việt đang sinh sống tại Đức.
8. Xuất bản nhiều sách nhất thế giới
Đức sản xuất khoảng 94.000 đầu sách mới mỗi năm. Cuốn sách đầu tiên được in ở Đức là cuốn Kinh thánh bằng tiếng Latinh của Johann Gutenberg. Tạp chí đầu tiên từng được xuất bản được xuất bản ở Đức vào năm 1663 với tựa đề “Erbauliche Monaths-Unterredungen” (xây dựng các cuộc trò chuyện hàng tháng) của nhà thơ và nhà thần học Johann Rist.
9. Tiếng Đức - "tiếng châu Âu"
Tiếng Đức vẫn là ngôn ngữ có nhiều người bản xứ nhất ở châu Âu với khoảng 100 triệu người sử dụng. Đây là ngôn ngữ chính thức ở Đức, Thụy Sĩ, Áo, một phần nước Bỉ, Luxembourg và Liechtenstein. Tiếng Đức cũng là ngôn ngữ thứ 3 tại trường học phổ biến nhất thế giới. Có 35 phương ngữ tiếng Đức khác nhau.
10. Quê hương của cây thông Noel
Truyền thống cây thông Noel (Tannenbaum) có nguồn gốc từ Đức. Người ta tin rằng Martin Luther, một người theo đạo Tin lành người Đức từ thế kỷ 16, đã bắt đầu truyền thống này.