Cầu thủ đột quỵ được sơ cứu thế nào?

Trí Công Trí Công
13:52 ngày 13-06-2021
Tiền vệ Christian Eriksen sau khi bị đột quỵ đã được đồng đội Simon Kjaer sơ cứu kịp thời. Điều đó góp phần giúp chop Eriksen qua cơn nguy kịch. Phóng viên Bongdaplus có cuộc trao đổi với bác sỹ thể thao Phạm Văn Minh để hiểu rõ quy trình sơ cứu khi cầu thủ đột quỵ.

Thưa bác sỹ Phạm Văn Minh, khi một cầu thủ bị đột quỵ trên sân, chúng ta phải thực hiện sơ cứu khẩn cấp như thế nào?

Với một cầu thủ bị đột quỵ trên sân thì chúng ta sẽ tiến hành 5 bước sơ cứu. Bước đầu tiên giống như anh Thành Lương của Hà Nội FC hay trọng tài Ngô Duy Lân ở trường hợp sơ cứu cho hậu vệ Nguyễn Hùng Thiện Đức (trận Hà Nội FC gặp B.Bình Dương ngày 5/5/2019), chúng ta cho cầu thủ nằm ở mặt phẳng cứng tại chỗ, không cho VĐV xê dịch bất cứ đâu. Bước thứ hai chúng ta nghiêng người cầu thủ về một bên để dễ thở hơn, những dịch, dãi, dớt sẽ không bị trào ngược vào trong. Dị vật cũng sẽ ói ra ngoài.

Cầu thủ có thể nhận oxy dễ dàng hơn. Ngoài ra, mình phải kiểm tra trong miệng cầu thủ có dị vật gì không cũng như cố gắng để cầu thủ bị đột quỵ không bị nuốt lưỡi, giống như trường hợp cầu thủ Thành Lương lấy băng đội trưởng nhét vào miệng. Chúng ta nhiều khi còn lấy tay để cầu thủ bị đột quỵ cắn nữa. Bước thứ ba là thời điểm tiểu bộ phận y tế tiến đến khu vực cầu thủ bị đột quy. Họ sẽ quan sát cầu thủ có tỉnh táo không, có ý thức được không hay hôn mê.

Bước thứ tư là chúng ta kiểm tra nhịp tim, không cho uống thuốc hay nhỏ thuốc gì cả. Bước thứ 5 là chúng ta đưa cầu thủ đột quỵ lên xe cứu thương để bác sỹ chuyên khoa xử lý.

Simon Kjaer sơ cứu cho Eriksen bị đột quỵ, trong trận Đan Mạch gặp Phần Lan ở Euro 2020

Vì sao chúng ta phải đặt cầu thủ ở mặt phẳng cứng và không được dùng thuốc khi đó?

Cầu thủ đột quỵ có thể lịm đi. Nếu mình không cho cầu thủ nằm nghiêng thì cầu thủ hôn mê sẽ mất oxy lên não. Điều đó vô thức sẽ không biết gì cả. Mình phải sơ cứu đủ 5 bước trên kia. Quan trọng nhất là bước 1. Nếu xử lý không ổn thì sẽ hại cầu thủ. Bởi nếu mặt phẳng cứng thì sẽ giúp cầu thủ dễ thở hơn. Còn ở mặt phẳng có độ lún thì cầu thủ nằm nghiêng, phổi sẽ bị co bóp, rất nguy hiểm cho cầu thủ bị đột quỵ.

Trong thời gian 5 bước đấy, mình không nên dùng thuốc gì cả kiểu như thuốc huyết áp… Mình xử lý 5 bước sơ cứu sao cho xong trước khi bác sỹ chuyên khoa phụ trách sau đó. Bởi mình chưa nắm rõ cầu thủ có bị dị ứng thuốc không. Nếu cố ý sử dụng thuốc còn gây hại cho cầu thủ hơn.

Nhìn từ trường hợp Simon Kjaer sơ cứu kịp thời cho Eriksen, theo anh bóng đá Việt Nam có cần cho các cầu thủ học về y khoa cơ bản?

Như cầu thủ Thành Lương có học lớp bằng về HLV ở VFF. Anh ấy sẽ được học sơ qua về y tế. Nhờ vậy mà Thành Lương xử lý rất nhanh. Ngoài ra như tôi tìm hiểu bên nước ngoài, các cầu thủ sẽ được các bác sỹ hướng dẫn và dạy xử trí cơ bản nhất trên sân, ngay từ khi còn nhỏ. Cho nên khi bị như thế, họ sẽ xử trí theo phản xạ rất nhanh.

Xin cảm ơn anh về cuộc trao đổi

 

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x