Bóng Đá Plus trên MXH

Mua cầu thủ vào ngày cuối TTCN: May ít, rủi nhiều!
Kinh Thi • 12:36 ngày 02/09/2016
Vì sao ngày chuyển nhượng cuối lại chiếm đến 13% tổng doanh số của kỳ chuyển nhượng gồm 90 ngày? Nguyên nhân có lẽ thuộc về tâm lý hơn là chuyên môn.
    Trong số 20 cầu thủ chia tay sân Emirates mùa này, có đến 2/3 là những bản hợp đồng cho mượn. Đấy là những cầu thủ mà HLV Arsene Wenger không cần dùng nhưng cũng chẳng bán được. 

    Nếu không tống khứ được họ, vấn đề của Arsenal không chỉ là phải è cổ trả lương. Danh sách đăng ký, dù ở Premier League hay Champions League, đều có giới hạn. Các cầu thủ “thừa” chẳng những không thể giúp gì, mà còn gây ra rất nhiều khó khăn cho đội. Wenger sẽ nói gì với các cầu thủ “không chạy hết sức”, nếu trong đội còn có cả những cầu thủ chả cần làm gì mà vẫn lĩnh lương?

    Tất nhiên, họ đều “đã từng” là cầu thủ Arsenal, nghĩa là đều đã được HLV Wenger ưng ý, ở thời điểm hoặc giai đoạn nào đó. Bây giờ, ông lại không dùng và ruồng rẫy họ. Như thế là dở - ngay cả với HLV lão luyện, đã nổi tiếng hàng chục năm về biệt tài nhìn người? Nói vậy cũng dễ. 

    Balotelli đã hoàn tất thủ tục để chuyển đến thi đấu cho Nice
    Balotelli đã hoàn tất thủ tục để chuyển đến thi đấu cho Nice

    Chỉ có điều, Arsenal đâu phải đội duy nhất phải tận dụng ngày cuối của “cửa sổ mùa Hè” để tống khứ cầu thủ. Man City của Pep Guardiola chia tay Joe Hart, Samir Nasri, Wilfried Bony, Jason Denayer và Eliaquim Mangala. Liverpool bây giờ chắc còn chưa quên cơn ác mộng Mario Balotelli, dù rút cuộc thì họ đã đẩy được cầu thủ này sang Nice.

    Tất nhiên, không phải cầu thủ nào ra đi theo hình thức cho mượn đều là “của nợ”. Nhưng đa số là như vậy. Có những bản hợp đồng từng làm giới hâm mộ náo nức chỉ mới cách đây không lâu, giờ lại là bản hợp đồng làm cho đội bóng trở nên nhẹ nhàng, khi nhân vật gây thất vọng rút cuộc đã ra đi.

    Vậy nên, giới hâm mộ hãy khoan mừng vội khi thấy đội bóng ưa thích ký được hợp đồng với một ngôi sao đình đám nào đó. Chelsea nên vui vì sự trở lại của David Luiz, hay PSG nhẹ nhõm vì đã bán được hậu vệ đắt giá này? Khó nói lắm.

    Vì sao ngày chuyển nhượng cuối lại chiếm đến 13% tổng doanh số của kỳ chuyển nhượng gồm 90 ngày? Nguyên nhân có lẽ thuộc về tâm lý hơn là chuyên môn. Không kịp mua một cầu thủ đang lên chân nào đấy, bạn sẽ phải chờ thêm nửa mùa bóng, thậm chí có thể đã hết cơ hội (nếu cầu thủ ấy tỏa sáng và trở thành “hàng hot” khiến nhiều đội cùng muốn mua).

    Robinho là tấm gương về thất bại của một thương vụ muộn
    Robinho là tấm gương về thất bại của một thương vụ muộn

    Còn về chuyên môn, người ta đã đúc kết kinh nghiệm và chỉ rõ từ lâu rồi: những bản hợp đồng ngã ngũ nhanh chóng và các cầu thủ đã kịp làm quen với đội bóng mới trước khi mùa bóng bắt đầu khi nào cũng có xác suất thành công cao hơn.

    Vậy nên, ngoài cụm từ quen thuộc “tùy trường hợp cụ thể”, vẫn có thể đưa ra nhận định chung về những bản hợp đồng vội vã cuối cùng: đấy là những canh bạc mà xem ra phần rủi lấn át phần may. Hồi Robinho đến Man City, anh phát biểu trước rừng micro, đại khái là đã chấp nhận đề nghị hấp dẫn của... Chelsea.

    Bấy nhiêu là đủ dự đoán mức độ thành công của bản hợp đồng ấy rồi. Dimitar Berbatov cũng vậy. Ngồi trên máy bay, anh vẫn đang nghĩ mình đến thành phố Manchester để ký hợp đồng với Man City. Hóa ra, đón Berbatov tại sân bay là M.U và ký hợp đồng với anh là HLV Alex Ferguson. Cũng chả trách vì sao Berbatov không thành công như mong đợi.
    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội