Bóng Đá Plus trên MXH

Tài trợ là cuộc chiến không tên ở Premier League
16:24 ngày 09/02/2023
Sau các cuộc đua đáng kinh ngạc trên TTCN, các CLB Premier League sẽ bước vào một “cuộc chạy đua vũ trang trên lĩnh vực thương mại” khác. Ở đây, họ vẫn tranh giành nhau, nhưng không phải để chi tiền mua hợp đồng mà ngược lại, để kiếm tiền từ các nhà tài trợ béo bở.

    Cuộc đua khác bắt đầu

    Giới mộ điệu cho rằng, những thương vụ lớn nhất của mùa giải bóng đá đã được thực hiện và sự hỗn loạn của thị trường chuyển nhượng có thể được gác lại cho đến mùa hè. Tuy nhiên, thực tế là các CLB tại Premier League cần tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh khác của họ để đảm bảo có đủ tiền chạy đua với các đối thủ.

    Đó có thể xem là một cuộc đua khác, khắc nghiệt không kém gì việc cạnh tranh một siêu tiền đạo mới, và thậm chí còn quan trọng hơn. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tài chính của một đội bóng, kéo theo khả năng chi trả trong tương lai của họ.

    Có đến 10 CLB tại Premier League chưa xác nhận đối tác thương mại chính của họ cho mùa giải tiếp theo. Chelsea, đội chi tiêu nhiều nhất trong tháng 1, không có nhà tài trợ áo đấu ở cả trước ngực và trên tay áo cho mùa giải mới. Khoảng trống đó đáng giá ít nhất 60 triệu bảng.

    M.U cũng phải tìm kiếm nhà tài trợ áo đấu mới sau khi TeamViewer “không chịu được nhiệt” và muốn rút lui sớm. Hợp đồng giữa M.U và TeamViewer kéo dài đến năm 2026 với trị giá 235 triệu bảng (47 triệu bảng mỗi năm). Giờ đây, Quỷ đỏ có quyền mua lại thoả thuận này để bán cho một đối tác khác nếu nhận được con số hấp dẫn hơn.

    Tương tự như M.U, Man City cũng muốn nhận được nhiều hơn từ nhà tài trợ chính, nhưng vẫn “giữ mối” với Etihad. Nếu xuất hiện một đối tác lớn hơn Etihad, Man City sẽ thay đổi.

    Ở cấp độ thấp hơn, Newcastle hy vọng thành công ở mùa giải náy sẽ giúp họ kiếm được một nhà tài trợ mới chịu chi hơn. Tấm gương từ Man City khiến giới chủ Saudi Arabia cẩn trọng và họ đang cố gắng giúp Newcastle tạo ra doanh thu lành mạnh, đủ giúp họ có thể chi tiêu mua sắm cầu thủ mà không vi phạm các quy tắc công bằng tài chính.

    Brentford, Fulham và Wolverhampton Wanderers cũng sẽ hết hạn hợp đồng tài trợ áo thi đấu vào cuối mùa giải này. Trong khi đó, Nottingham thậm chí chưa tìm được đối tác nào ưng ý. Mùa này, Nottingham đang in logo UNHCR, cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc trên ngực áo miễn phí.

    Nhà tài trợ áo đấu TeamViewer sắp nhường chỗ cho đối tác khác trong hợp đồng khủng với M.U sau nhiều năm gắn bó

    Phân hoá giàu nghèo

    Trụ lại Premier League là nguồn thu nhập lớn nhất -tối thiểu 106 triệu bảng trong mùa giải này - nhưng các thỏa thuận thương mại cũng rất quan trọng trong thời đại công bằng tài chính (FFP). Deloitte’s Money League, một báo cáo thường niên được công bố vào tuần trước, là một lời nhắc nhở kịp thời rằng thu nhập từ thương mại tạo ra ảnh hưởng lớn thế nào với các CLB.

    Vấn đề nằm ở chỗ luôn có sự phân chia rõ ràng ở bất cứ giải đấu nào. Premier League đã tạo ra cơ chế phân bổ tiền thưởng và tiền bản quyền truyền hình tuyệt vời, giúp các CLB nhỏ nhất cũng có thể kiếm được bộn tiền. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển ở giải đấu được xem là khắc nghiệt hành tinh không đơn giản.

    Thực tế, có một sự phân chia thương mại rõ ràng ở Premier League: người có và người không. Một CLB trong nhóm “Big Six” có thể đặt mục tiêu mang lại tối thiểu 40 triệu bảng một mùa cho các khoản tài trợ áo đấu - Liverpool và Standard Chartered được cho là trị giá 50 triệu bảng - nhưng đối với hầu hết các CLB bên dưới, có một kỳ vọng rất khác. Họ chỉ mong đợi kiếm được từ 8 đến 12 triệu bảng từ các thoả thuận tương tự.

    Cũng vì điều này, các CLB nằm ngoài “Big Six” thường hợp tác với các nhà cái, đối tác có thể trả cho họ nhiều tiền hơn hẳn kỳ vọng của thị trường đối với họ. Tính riêng ở mùa này, có đến 8 CLB tại Premier League có nhà tài trợ áo đấu là các trang web cá cược, bất chấp các thoả thuận này đang bị các nhà vận động kêu gọi chấm dứt vì nó nguy cơ làm mất hình ảnh của bóng đá chuyên nghiệp.

    Tất nhiên, nếu ký kết với những nhà tài trợ ở ngành hàng khác, các CLB nhỏ phải chấp nhận các con số thấp hơn đáng kể. Đó là lý do họ vẫn chưa thay đổi. 

    Và cũng như trên thị trường chuyển nhượng, các CLB Anh thường nhìn sang đối thủ ngang tầm để tìm kiếm các hợp đồng phù hợp nhất với họ. Các đại gia có xu hướng ký hợp đồng dài hạn, với số tiền tăng dần theo từng năm và cộng thêm tiền thưởng thành tích. Trong khi đó, các CLB nhỏ sẽ ký hợp đồng ngắn hạn, khoảng 2 đến 3 năm để chờ đợi cơ hội bứt phá nếu đột nhiên có một mùa giải thành công ngoài mong đợi.

    Miếng bánh nhỏ ở tay áo 
    Premier League mới cho các CLB quyền khai thác tay áo cách đây ít năm, và tạo ra một thị trường thực sự sống động. Đây chính là nơi dễ thay đổi nhất, với các thoả thuận giá trị chỉ khoảng 4 triệu bảng trở xuống mỗi năm. Cũng vì thế, đây là nơi các CLB so kè quyết liệt nhất. Điều tốt cho các CLB tại Premier League là họ không rơi vào cảnh khó khăn như các giải đấu khác. Trường hợp không có tài trợ như Nottingham rất hiếm khi xảy ra, bởi lẽ hàng trăm thương hiệu lớn vẫn xếp hàng để được xuất hiện tại Premier League.

     

    Thanh Thủy • 16:24 ngày 09/02/2023
    Tags:

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay