Xếp hạng các vụ chuyển nhượng của MU theo giá LẠM PHÁT

Trung Nghĩa
06:09 ngày 01-04-2022
Do những biến động về kinh tế, xã hội và dịch bệnh, tình hình lạm phát đang tăng cao trên toàn thế giới. Vậy, những vụ chuyển nhượng lớn nhất của MU sẽ có giá bao nhiêu vào thời điểm này?

Một trong những lời chỉ trích phổ biến nhất đối với Man United là việc họ đã không biết cách dùng tiền để mua thành công như trong những năm đầu của kỷ nguyên Premier League.

Từ năm 1993 đến 2013, Sir Alex Ferguson là huấn luyện viên chi tiêu nhiều nhất ở Premier League trong 3 lần. Nhưng 2 trong 3 mùa giải đó, Man United đã trở thành nhà vô địch.

Ferguson không nhất thiết phải chi nhiều tiền nhất để có đội hình xuất sắc nhất giải Ngoại hạng. Bởi ông thường là huấn luyện viên giỏi nhất giải đấu ở bất kỳ thời điểm nào.

Những tài năng của lứa 1992 đã tạo ra nền móng vững chắc cho CLB và Sir Alex không cần phải tham gia vào thị trường chuyển nhượng liên tục để nâng cấp đội bóng. Kỹ năng đàm phán chuyển nhượng của Ferguson cũng thường giúp ông có được những cầu thủ chất lượng với giá thấp hơn mong đợi.

Và sẽ thật thú vị khi thấy các giao dịch chuyển nhượng tốt nhất của ông trông sẽ “hợp lý” như thế nào khi được điều chỉnh theo mức lạm phát ở thời điểm hiện tại.

Để đưa ra một bức tranh chính xác hơn về cách phí chuyển nhượng đã thay đổi theo thời gian, chuyên gia tài chính bóng đá Kieran Maguire và đồng nghiệp Jason Laws tại Đại học Liverpool đã phát triển một máy tính điều chỉnh cho lạm phát bóng đá gia tăng dựa trên doanh thu tăng dần qua các năm.

Sir Alex từng rất khôn ngoan trong các vụ chuyển nhượng

Những tính toán đó chuyển đổi phí chuyển nhượng lịch sử của Premier League thành chi phí tương đương của họ bây giờ. (Phí 'hiện tại' dựa trên tiền năm 2019, vì đó là năm trước không bị đại dịch COVID-19 bóp méo và do đó phản ánh thực tế hơn nhiều về sức mạnh chi tiêu trong bóng đã hiện đại).

The Athletic đã sử dụng công cụ tính toán lạm phát bóng đá của Maguire-Laws cho 3 vụ chuyển nhượng đắt nhất mỗi mùa kể từ khi Premier League bắt đầu để xem mức phí hiện nay sẽ là bao nhiêu.

Vụ chuyển nhượng gần 30 triệu bảng đưa Rio Ferdinand từ Leeds sang Man United sẽ có giá 132 triệu bảng vào thời điểm hiện tại. Mức giá của Ferdinand sẽ tương đương với những trung vệ xuất sắc nhất thời điểm hiện tại như Virgil van Djik.

Ferguson biết khi nào và ở đâu nên phá két cho những cầu thủ hàng đầu, những người có thể trải qua một thập kỷ tỏa sáng trong màu áo Man United.

Vụ chuyển nhượng 3,8 triệu bảng của Roy Keane vào năm 1993 sẽ gần hơn với mức 94 triệu bảng ngày nay. Man United sẽ rất may mắn nếu họ mua được tiền vệ có bộ kỹ năng của Keane với giá thấp hơn con số đó vào mùa hè khi cửa sổ mở cửa trở lại.

Trong khi đó, mức giá 30 triệu bảng đã chi cho Wayne Rooney vào năm 2004 để mua lại từ CLV Everton sẽ được quy đổi ra khoảng 110 triệu bảng bây giờ.

Cũng cần lưu ý mức độ tài chính của Man United có nghĩa là Ferguson có thể chi nhiều tiền hơn cho các cầu thủ trong đội so với các đối thủ của mình.

Hợp đồng trị giá 2,25 triệu bảng đưa Ole Gunnar Solskjaer đến Old Trafford vào tháng 7 năm 1996 tương đương với 33 triệu bảng ngày nay. Henning Berg (5 triệu bảng) sẽ là một bản hợp đồng trị giá 75 triệu bảng, trong khi Teddy Sheringham (3,5 triệu bảng) có giá 53 triệu bảng.

Man United có thể thống trị Premier League một phần là do họ sẵn sàng chi đậm cho các ngôi sao. Nhưng một phần quan trọng không kém là do khả năng của Ferguson trong việc cân nhắc hợp lý các vụ chuyển nhượng sắp tới của mình.

Khoản chi lớn nhất của Man United trong thời kỳ hoàng kim những năm 1990 của họ có xu hướng dành cho những cầu thủ phù hợp với cả chiến thuật và văn hóa. Có một số sai sót rõ ràng - đáng chú ý nhất là 155 triệu bảng tính theo thời hiện đại đã được chi cho Juan Sebastian Veron - nhưng nhìn chung, khi Man United được quản lý bởi Ferguson, họ đã chi rất tốt trên thị trường chuyển nhượng.

Ferguson đã nghỉ hưu sau chức vô địch gần đây nhất của câu lạc bộ vào mùa giải 2012/13. Và một khi ông không còn nữa thì bánh xe rất nhanh chóng chệch choạc.

"Đội hình vĩ đại thứ 4 của Man United" do vị HLV người Scotland tạo ra với Phil Jones (38 triệu bảng thời hiện tại) và Chris Smalling (18 triệu bảng ở thời điểm hiện tại), Shinji Kagawa (31 triệu bảng năm 2022) và Robin van Persie (52 triệu bảng thời hiện tại). Nhưng đội hình này đã nhanh chóng lụn bại. 

Sự ra đi của giám đốc điều hành David Gill trong cùng mùa hè mà Ferguson từ chức đã tạo ra một khoảng trống về kiến ​​thức bóng đá mà câu lạc bộ vẫn đang phải phục hồi gần một thập kỷ sau đó.

Một loạt các HLV đến rồi đi từ David Moyes, Louis van Gaal, Jose Mourinho và Solskjaer đã chứng kiến ​​các giao dịch chuyển nhượng của Man United trải qua thời kỳ đen tối và thất bại.

Năm 2012, người hâm mộ hy vọng Ferguson sẽ mua một tiền vệ trung tâm để giảm bớt gánh nặng cho bộ đôi Michael Carrick và Paul Scholes đã già cỗi, đồng thời chuẩn bị cho câu lạc bộ trước những thử thách mới. Nhưng rốt cuộc, Quỷ đỏ vẫn chưa có một tiền vệ trung tâm thực sự chất lượng trong 10 năm qua.

Kỳ chuyển nhượng mùa hè đầu tiên đối với mọi HLV thời hậu Ferguson giống như một phản ứng đối với kỳ chuyển nhượng trước đó. Moyes không có được những cầu thủ mà ông muốn trong mùa 2013/14. Vì vậy người kế nhiệm Van Gaal đã có rất nhiều bản hợp đồng một năm sau đó.

Kỳ chuyển nhượng đầu tiên của Mourinho vào năm 2016 đã cố gắng thay thế cách tiếp cận định lượng bằng một chất lượng từ khắp lục địa. Mùa Hè đầu tiên năm 2019 của Solskjaer, coi trọng việc đảm bảo các tài năng người Anh hoặc quen thuộc với môi trường Premier League.

Dưới thời Solskjaer, United dường như đã tìm ra cách sử dụng thời điểm chuyển nhượng để cải thiện về mặt chiến thuật (tức là cách giành chiến thắng trong một trận đấu bóng đá) và dường như đang trên đà phát triển một chiến lược chuyển nhượng chặt chẽ (tức là làm thế nào để mang về những cầu thủ có thể giúp bạn thắng nhiều trận bóng đá liên tiếp). 

Nhưng các vấn đề vẫn tồn tại với công tác hậu cần (tức là làm thế nào để đưa được cầu thủ phù hợp đến câu lạc bộ vào đúng thời điểm) trong các vụ chuyển nhượng của Man United.

Chỉ trong 5 mùa giải vừa qua, Man United đã chi ròng hơn 500 triệu bảng. Đội hình hiện tại của họ là một trong những đội được tập hợp nhiều nhất ở bất kỳ đâu trong bóng đá thế giới. Tuy nhiên, bản hợp đồng được nhắc đến nhiều nhất của họ trong kỳ chuyển nhượng mùa hè 2021 liên quan đến việc mang về Cristiano Ronaldo. 

Ngôi sao 36 tuổi là cầu thủ ghi bàn hàng đầu của họ trong mùa giải này, nhưng là một cầu thủ không nằm trong kế hoạch ban đầu của họ khi mùa giải trước kết thúc.

Man United từng rất giỏi trên thị trường chuyển nhượng đến mức những khoản chi lớn của họ vẫn có giá trị ở thời điểm hiện tại, trong khi những cầu thủ tầm trung của họ gần như là một sơ đồ hoàn hảo.

Sau đó, một trong những người quản lý câu lạc bộ vĩ đại nhất mọi thời đại đã nghỉ hưu và Man United không còn duy trì được sự khôn ngoan của mình. Sự hỗn loạn sớm ngự trị với những khoản tiền đầu tư một cách sai lầm. Và nó vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi.

Nguồn The Athletic
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x