Những án phạt nặng nhất lịch sử Olympic

Cẩm Chi
14:18 ngày 26-12-2020
Thế vận hội có thể coi như cảnh giới của đời VĐV đỉnh cao và để ghi danh sử sách, nhiều người trong số này sẵn sàng đánh đổi danh dự, tìm mọi cách khiến cái tên của mình được xướng lên trong lễ trao giải. Đây là những án phạt nặng nhất mà Ủy ban Olympic từng đưa ra cho giới thể thao.
Những án phạt nặng nhất lịch sử Olympic

Lance Armstrong (Mỹ, 2000) 

Vụ án của cua-rơ người Mỹ đã trở nên quá nổi tiếng trong giới thể thao. Sau khi nghi án dùng doping bị phanh phui, 7 danh hiệu của Armstrong tại giải đua xe đạp danh giá Tour de France từ 1999 tới 2005 bị hủy bỏ. Nghiêm trọng hơn, khi đào sâu điều tra vụ việc, giới chức trách phát hiện có hẳn một bản kế hoạch của đội tuyển Mỹ giúp Armstrong vượt qua các bài kiểm tra doping từ cuối thập niên 90 thế kỷ trước. Vì thế, chiếc huy chương đồng của Armstrong tại Olympic Sydney 2000 cũng bị tước. Phải 8 tháng sau khi quyết định đó được ban hành, Armstrong mới chịu trả lại huy chương. 

Luiza Galiulina (Uzbekistan, 2012) 

Galiulina là nữ VĐV thể dục dụng cụ hàng đầu quốc gia Trung Á Uzbekistan, có lần dự Thế vận Hội đầu tiên tại Bắc Kinh năm 2008. 4 năm sau, Galiulina vừa đáp xuống sân bay quốc tế London, chuẩn bị cho kỳ Olympic thứ hai thì Ủy ban chống Doping Olympic thông báo, Galiulina dương tính với furosemide, một loại thuốc lợi tiểu giúp giảm cân nằm trong danh mục cấm. Galiulina giải thích trước đó, cô có uống thuốc điều trị bệnh cao huyết áp. Nhưng khi lấy mẫu dự phòng của Galiulina cách đó 8 tháng, chất  furosemide vẫn được tìm thấy. Tròn một tuần sau khi đặt chân tới Anh, Galiulina bị đuổi khỏi làng Olympic, cấm thi đấu 2 năm. 

Marion Jones (Mỹ, 2000)

Một cuộc điều tra năm 2003 được thực hiện với phòng thí nghiệm Bay Area xác định đây là địa chỉ thường xuyên cung cấp steroid (thuốc tăng cơ) cho các VĐV đỉnh cao, bao gồm VĐV điền kinh Marion Jones. Tuy nhiên phải tới năm 2007, Jones mới thừa nhận sử dụng một loại steroid được đặt tên là “tinh thể”, ba tuần trước Olympic Sydney 2000. Cô buộc phải trả lại 5 tấm huy chương giành được năm đó, đồng thời nhận án cấm thi đấu 2 năm.  

Các đội tuyển thể thao Nga (2012, 2014, 2016)

Khi đăng cai Thế vận hội mùa đông Sochi 2014, nước chủ nhà Nga bị cáo buộc cố tình tráo đổi mẫu xét nghiệm doping, qua đó giúp VĐV trót lọt trong việc sử dụng chất cấm để cải thiện thành tích thi đấu đỉnh cao. Ủy ban chống doping Olympic sau quá trình điều tra kết luận, tất cả các VĐV người Nga đã hưởng lợi từ một hệ thống thao túng quy trình giám sát doping. Tại Olymic 2016 ở Rio, 271/389 VĐV Nga không được tham dự còn tại kỳ Paralympic cùng đợt, thể thao Nga bị cấm tham gia. 

Ben Johnson (Canada, 1988)

Ba ngày sau khi giành HCV ở nội dung 100m nam tại Olympic Seoul 1988 với thành tích 9,79 giây, Ben Johnson có kết quả dương tính với stanozolol steroid. Bấy giờ, thành tích của Johnson là kỷ lục thế giới. Trong buổi điều trần, Johnson phủ nhận mọi cáo buộc nhưng sau đó lại thú tội đã sử dụng một loại steroid khác là furazabol khi chuẩn bị trước thềm Thế vận hội. Tới năm 1993, Johnson lại ngựa quen đường cũ, tiếp tục dương tính với một loại ma túy. Lần này, Liên đoàn điền kinh thế giới cấm Johnson thi đấu trọn đời. 

Tyson Gay (Mỹ, 2012) 

VĐV chạy nước rút là thành viên độ chạy tiếp sức 4x100m giành huy chương bạc của ĐT Mỹ tại Olympic London 2012. Tới đầu năm 2013, Tyson Gay có kết quả dương tính với một loại doping làm tăng sự hưng phấn. Nhưng không giống như nhiều đồng nghiệp khác, Gay chủ động tìm cơ quan chức năng để làm việc, hợp tác với cơ quan điều tra chống doping và trả lại huy chương cho Ủy ban thi đấu Olympic. Vì thế, Gay chỉ bị cấm thi đấu 1 năm. 

Sun Yang (Trung Quốc, 2012, 2016) 

Siêu kình ngư người Trung Quốc bị tuyên án cấm thi đấu 8 năm hồi tháng 2 năm nay. Loại doping Sun Yang sử dụng nằm trong danh mục cấm là Trimetazidine. Tuy nhiên sự cố khiến Sun Yang bị cấm thi đấu 8 năm lại diễn ra vào tháng 09/2018, khi anh cố tình dùng búa đập vỡ mẫu thử doping ngay trong phòng xét nghiệm của Liên đoàn bơi lội thế giới. Nhưng hôm 23/12 vừa qua, lệnh cấm 8 năm tạm thời bị dỡ bỏ, chờ một ban hội thẩm vụ án khác tại toàn án liên bang tối cao Thụy Sỹ. 

Christian Coleman (Mỹ, 2020)

Sáng 9/12/2019, nhân viên của Ủy ban phòng chống doping tới nhà của Christian Coleman để lấy mẫu thử doping. Tuy nhiên, nhà vô địch thế giới nội dung 100m lấy lý do ra ngoài sắm đồ chuẩn bị cho lễ giáng sinh. Trước đó, Coleman cũng không có mặt tại nhà để trải qua quy trình giám sát doping bắt buộc. Trên cơ sở này, Coleman bị cấm tham dự Olympic Tokyo 2020, đồng thời không được phép xuất hiện ở các giải đấu chính thức tới hết năm 2022.  

Nicklas Backstrom (Thụy Điển, 2014)

Kết quả dương tính với pseudoephedrine (tăng cường khả năng tập trung) của Backstrom chỉ được công bố vài giờ ngay trước khi đội khúc côn cầu trên băng Thụy Điển bước vào trận chung kết tranh huy chương vàng. May mắn cho Backstrom là quan chức Olympic xác định, anh sử dụng loại thuốc cấm này là do khuyến cáo của bác sỹ đội với đầy đủ chứng từ xác nhận. Cuối cùng, từ án cấm thi đấu 3 năm, Backstrom chỉ bị khiển trách. 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x