NHỮNG SCANDAL RÚNG ĐỘNG LÀNG TENNIS (Kỳ 6)

Mary Pierce & bi kịch 'từ mặt bố'

Cẩm Chi
09:09 ngày 05-08-2020
Trong thời đại của mình, Mary Pierce được ví như đóa hoa hồng của làng banh nỉ nhờ vẻ ngoài xinh đẹp và tài năng quần vợt. Nhưng sự nghiệp của cô không bao giờ vươn tới đỉnh cao khi phần lớn thời gian phải nơm nớp sống trong nỗi lo sợ bị Jim, người cha ruột của mình tấn công.
Mary Pierce & bi kịch 'từ mặt bố'

Về cơ bản, Mary Pierce là một tài năng xuất chúng. Sinh năm 1975, nữ tay vợt có 3 quốc tịch này từng vô địch Úc mở rộng (1995) và Roland Garros (2000). Ngày còn thi đấu, Mary được kỳ vọng sẽ vươn tầm, trở thành một tượng đài của tennis thế giới chứ không chỉ dừng lại ở hai danh hiệu lớn. 

Đâu là lý do khiến cô chững lại, mãi đeo danh “thần đồng không bao giờ lớn”? Câu trả lời là Jim Pierce, bố của Mary. Năm 1993, Mary tuyên bố cắt đứt quan hệ bố-con với Jim sau nhiều năm bị bạo hành về tinh thần và thể chất dù thực tế, cô từng thừa nhận chính phương pháp khắc nghiệt của Jim mới là chìa khóa đem tới thành công trong thể thao đỉnh cao.  

Quyết định đó là giọt nước tràn ly, gây hoang mang trong dư luận ngày ấy bởi mọi người đã quá quen thuộc với hình ảnh Mary đánh bóng, ông Jim ngồi trên hò hét. Nhưng Mary, trong buổi họp báo tròn 20 năm trước, đã nói rõ rằng: “Tôi không còn lựa chọn nào khác. Dù đau lòng, nhưng chưa từng hối hận”. 

Những phương pháp huấn luyện hà khắc của Jim là nguyên nhân khiến Mary Pierce từ mặt bố mình

Jim là một ông bố không bình thường. Sở cảnh sát thành phố Greensboro, California, Mỹ từng phát hiện Jim chỉ là tên giả của tay tội phạm Bobby Glenn Pierce có tên trong hồ sơ lưu trữ. Trước khi tập trung vào cuộc sống của một người cha, một HLV tennis, Jim bị kết án cho các tội danh cướp của, hành hung và tàng trữ vũ khí trái phép. Năm 1960, bệnh viện tâm thần New York cũng xác nhận đã xử lý trường hợp của bệnh nhân Bobby Glenn, mắc chứng rối loạn tâm thần phân liệt. 

Tất nhiên, không ai nhìn vào quá khứ để đánh giá một con người nhưng ngay cả khi đã “hoàn lương” và sống một cuộc đời bình thường, Jim vẫn khó từ bỏ bản tính côn đồ, hung hăng. 

Năm 1987, Jim ngồi trên khán đài và hét lên “Giết con **** kia đi”, ý muốn cổ động con gái đánh bại Magdalena Maleeva. Vì phát ngôn xúc phạm đó, Jim bị Hội đồng VĐV của WTA bỏ phiếu, thống nhất cấm tham dự mọi sự kiện chính thức do đơn vị này tổ chức trong 6 tháng. Cũng trong trận đấu đó, Mary bước đầu thể hiện thái độ khi ném vợt vào thẳng khu ghế ngồi của bố và hét lên: “Đừng làm con nhục thêm nữa”. 

Đó chỉ là một trong nhiều biểu hiện quá đà của Jim. Tờ Sport Illustrated thuật lại trong thời gian dài khi huấn luyện cho Mary, Jim ép con gái tập từ trưa tới khi trời đã tối sầm, đến nỗi cậu con trai ngủ gục ở bên ngoài vì không thể đợi bố và chị gái. Mary xác nhận điều này bởi trong trí nhớ của cô, lần muộn nhất cả nhà lên xe đi về từ trung tâm huấn luyện là… 2h sáng. 

Nhìn chung, tâm ý của Jim là đúng đắn: Chỉ khổ luyện mới đem lại thành công. Nhưng phương pháp của ông ta phản khoa học, và nó gây ra đau đớn, tổn thương và ám ảnh tâm lý cho Mary. 

Khi Mary tuyên bố cắt đứt quan hệ với Jim, cô còn làm thêm một động tác, là xin lệnh cấm lại gần từ tòa án. Nhưng Jim không ngừng theo đuổi con gái mình, nói đúng nghĩa là “săn đuổi trên từng cây số”. Ông ta xem lịch thi đấu, đặt vé máy bay tới từng nơi và truy lùng địa chỉ khách sạn của con gái. Mary thấy sợ, thuê vệ sỹ thì lập tức, Jim xông tới, dùng nắm đấm của kẻ ưa bạo lực đánh cho anh vệ sỹ tội nghiệp thừa sống thiếu chết. Những nhân chứng tại Rome, Italia năm 1993 kể lại, máu của anh vệ sỹ người Italia ấy vương vãi dọc hành lang khách sạn còn Mary bấy giờ, đang thu lu trong chiếc tủ quần áo, cửa khóa trái và cầu trời khấn phật không phải gặp lại người cha tồi tệ đó.  

Cuối cùng, ngày 20/7, tòa án tối cao bang New Jersey buộc phải áp dụng cảnh giới cao nhất cho sự bảo vệ Mary khỏi ông bố nguy hiểm kia. Theo đó, Mary được phép tự vệ bằng bất kỳ hình thức nào nếu Jim có dấu hiệu tấn công. Một câu chuyện buồn, của một tài năng tưởng chừng sẽ vươn tới đỉnh cao. 

Cuối cũng cùng tha thứ 

Hồi đầu năm, trên tư cách đại sứ hình ảnh cho chiến dịch “Sức khỏe cộng đồng tennis” do WTA tổ chức, Mary Pierce nói rằng cô đã tha thứ cho bố mình. “Khi nhìn lại, tôi cũng hiểu ông ấy làm vậy chỉ vì muốn tốt cho con gái. Có thể, những gì tôi có ngày hôm nay là kết quả của những ngày tháng ấy”, Pierce tuyên bố. Ngoài ra, Pierce cũng tiết lộ từ năm 2000, cô đã nối lại quan hệ với bố khi ông lâm bệnh nặng. 

- Ngày sinh: 15/01/1975 
- Quốc tịch: Pháp, Mỹ, Canada 
- Nơi sống: Florida, Mỹ 
- Chiều cao: 1m78 
- Thời gian thi đấu: 1989 -> 2008 
- Thứ hạng cao nhất WTA:  3 (30/01/1995) 
- Danh hiệu: 18 
- Thành tích nổi bật: Vô địch Úc mở rộng (1995) & Roland Garros (2000), Chung kết Mỹ mở rộng (2005), Tứ kết Wimbledon (1996, 2005). 

XEM THÊM

Đón xem màn so găng đỉnh cao giữa Sam Eggington gặp Ted Cheeseman

Chuyện VĐV đóng phim 'người lớn'

Sự kiện nóng trong ngày

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x