WTA được 'bơm' 150 triệu USD vốn đầu tư

Hải An
10:02 ngày 11-03-2023
Hiệp hội quần vợt nữ (WTA) tìm thấy con đường tồn tại sau khi được rót khoản đầu tư trị giá 150 triệu USD. Khoản tiền này sẽ làm tăng sức hấp dẫn với các tay vợt nữ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới tại giải đấu mà WTA tổ chức.
WTA được 'bơm' 150 triệu USD vốn đầu tư

Bằng việc rót 150 triệu USD, CVC Capital Partners, chủ sở hữu cũ của giải đua xe Công thức 1, sẽ nắm 20% cổ phần tại một công ty thương mại có tên WTA Ventures. Công ty này có chức năng tạo doanh thu bằng việc mở rộng hoạt động tiếp thị cho các giải đấu và các sự kiện, thu hút tài trợ, bán bản quyền phát sóng và dữ liệu. 

Steve Simon, chủ tịch và giám đốc điều hành của WTA, tỏ ra lạc quan về khoản đầu tư đến từ một đối tác thương mại có quy mô toàn cầu và là nhà đầu tư thể thao có tầm cỡ. Sự hợp tác giữa WTA và CVC hứa hẹn sẽ đem nhiều tiền hơn về cho giải đấu, tăng số tiền thưởng cho các tay vợt và tạo ra sức hút lớn.

Tiền thưởng chính là yếu tố căn bản khiến các tay vợt nữ quay lưng với WTA. Mặc dù số tiền thưởng dành cho các VĐV nam và VĐV nữ ở 4 giải Grand Slam là ngang nhau, nhưng khoảng cách về số tiền thưởng ở nhiều nội dung dành cho nam và nữ độc lập đã gia tăng những năm gần đây. 

Năm 2022, thế giới chứng kiến cách biệt ở mức kỷ lục khi một VĐV quần vợt nam kiếm nhiều hơn đồng nghiệp nữ trung bình 70%. Năm ngoái, tại giải ATP Finals, giải vô địch kết thúc mùa giải của nam, đã chi tới 14,75 triệu USD cho giải thưởng, trong khi, giải này của nữ chỉ là 5 triệu USD.

Thêm vào đó, WTA đã mất doanh thu đáng kể vì thiếu các giải đấu tổ chức ở Trung Quốc, nơi WTA đã ký được một hợp đồng béo bở kéo dài 10 năm để tổ chức Vòng chung kết WTA ở Thâm Quyến để nhận được 14 triệu USD tiền thưởng chỉ trong năm đầu tiên, tính từ năm 2019.

Tuy nhiên, chủ nhà Trung Quốc đã hủy bỏ hầu hết các sự kiện thể thao chuyên nghiệp kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào năm 2020. Sau đó, WTA cũng đã đình chỉ tất cả các giải đấu tổ chức ở Trung Quốc vào cuối năm 2021 vì cáo buộc tấn công tình dục của Peng Shuai, một cựu tay vợt Trung Quốc hiện vẫn mất tích sau khi tố cáo.

WTA tuyên bố sẽ không khôi phục các giải đấu ở Trung Quốc cho đến khi họ có thể liên hệ trực tiếp với Peng và một cuộc điều tra đầy đủ và minh bạch được chính quyền Trung Quốc tiến hành đối với các cáo buộc của cô. Song, không có yêu cầu nào của WTA được đáp ứng và họ buộc phải tìm kiếm đối tác mới. 

Bây giờ, với quan hệ đối tác cùng CVC, ông Simon hy vọng khoản tài chính này sẽ cho phép giải đấu đầu tư nhiều hơn vào việc tiếp thị cho môn quần vợt nữ cũng như sản xuất và vận hành các chương trình truyền thông giúp nâng cao giá trị của các VĐV và các giải đấu.

“Xây dựng thương hiệu và tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng là một số điều quan trọng mà tôi nghĩ chúng tôi phải làm tốt hơn những gì đang làm hiện nay để nâng cao kết quả thương mại. Khi kết quả thương mại tốt lên thì chuyện nâng tiền thưởng cho VĐV sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”, Simon phát biểu tại Indian Wells, nơi giải BNP Paribas Open khởi tranh vào tuần này.

Hầu hết thoả thuận thương mại về bản quyền của WTA sẽ hết hạn vào năm 2026. Tuy nhiên, người đứng đầu của WTA từ chối tiết lộ chính xác khi nào các giải đấu được hưởng lợi từ khoản đầu tư 150 triệu USD. Ông cũng khẳng định rằng thỏa thuận này không liên quan trực tiếp đến nguồn doanh thu bị mất ở Trung Quốc. 

Về mối hợp tác với CVC, trước mối lo ngại rằng tầm ảnh hưởng của WTA sẽ bị giảm tại các giải đấu, Simon cam kết: “Không hề có chuyện đó. Cho dù WTA có hợp tác với CVC hay bất cứ đối tác nào, chúng tôi vẫn nắm quyền tự quyết.

Khoản đầu tư này nằm trong ý tưởng lâu năm của tôi nhằm tăng thêm vốn và để tiến lên một tầm cao mới. WTA Tour Inc. không bị ảnh hưởng gì. WTA vẫn kiểm soát 100% các vấn đề về quản trị, quy định và lịch trình”.

Tầm vóc của CVC
CVC Capital Partners thành lập vào năm 1981 và hiện có 25 văn phòng trên toàn thế giới, quản lý hơn 100 tỷ USD. Năm 2021, CVC từng chi 2 tỷ USD để mua 10% cổ phần trong bộ phận thương mại của giải bóng đá La Liga. Cũng trong năm 2021, CVC chi hơn 700 triệu USD để mua nhượng quyền thương mại môn cricket ở Ahmedabad tại Giải ngoại hạng Ấn Độ và khoảng 500 triệu USD để mua 14,3% cổ phần của liên đoàn bóng bầu dục Six Nations.

Hợp tác để rồi tan tác
Quần vợt từng có một số thất bại cay đắng với các nhà đầu tư bên ngoài. Năm 1999, công ty tiếp thị ISL Worldwide ký một thỏa thuận 10 năm trị giá 1,2 tỷ USD với ATP, thỏa thuận này sụp đổ chỉ 2 năm sau đó. Năm 2018, ITF ký thỏa thuận trị giá 3 tỷ USD trong 25 năm với tập đoàn Kosmos, dẫn đến những thay đổi căn bản ở giải Davis Cup, nhưng sự hợp tác này đã tan vỡ vào đầu năm nay.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x