Bóng Đá Plus trên MXH

Cầu mây bắt nguồn từ đâu, chơi thế nào?

16:22 ngày 16/06/2018
Xuất hiện vào thế kỷ 15 tại hai quốc gia Thái Lan và Malaysia, môn thể thao này nhanh chóng lan ra nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. Nó “lai” giữa bóng đá và bóng chuyền, thêm một chút của môn cầu lông.

    Người ta gọi nó bằng cái tên chung là Sepak Takraw, với Sepak là đá, còn Takraw là cầu. Thái Lan gọi ngắn là “Takraw” hay “Sepak Raga”, Philippines gọi là “Sipa”, Myanmar gọi là “Chinlone”, Lào gọi là “Kator”, Indonesia gọi là “Raga”, còn Việt Nam du nhập vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước thì gọi là “Cầu mây”.

    Cầu mây là môn bóng chuyền bằng chân với luật chơi rất giống với môn bóng chuyền nhưng người chơi chỉ được sử dụng bàn chân, đầu gối, ngực và đầu.

    Cầu mây là môn thể thao rất phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1990, cầu mây đã được đưa vào thi đấu chính thức tại Đại hội thể thao châu Á.


    Mỗi đội chơi gồm có 3 người và mỗi bên có tối đa 3 lần chạm bóng trước khi đưa bóng qua lưới tới phần sân đối phương. Nếu không thể đưa bóng qua lưới thì sẽ thua một điểm cho đối phương và đội đầu tiên ghi điểm tối đa sẽ là người chiến thắng.

    Sepak Takraw có nguồn gốc từ Malaysia khoảng 500 năm trước. Vào thế kỷ 15, môn thể thao này chỉ dành cho những người trong hoàng gia. Đến khoảng thế kỷ 16, cầu mây đã lan rộng khắp Indonesia và tại đây, cầu mây được gọi là Sepak Raga. Đến năm 1940, phiên bản hoàn chỉnh của môn cầu mây được phổ biến khắp Đông Nam Á.

    Giải cầu mây chính thức đầu tiên được tổ chức tại một câu lạc bộ bơi lội vào ngày 16/5/1945 tại Penang, những đội tham gia chủ yếu đến từ nhiều khu làng của Penang. 

    Trong suốt quãng thời gian này, cầu mây được gọi là Sepak Raga Jaring. Dần dần, cầu mây bắt đầu lan rộng khắp Đông Nam Á và khoảng năm 1950, môn thể thao này đã có mặt ở hầu hết các trường học.


    Năm 1960, Liên đoàn Cầu mây Malaysia được thành lập tại Penang và năm 1965, cầu mây trở thành thành môn thi đấu chính thức tại Đại hội thể thao Đông Nam Á. Sau đó, cầu mây chính thức được đặt tên là Sepak Takraw. 

    Năm 1965, Liên đoàn Cầu mây châu Á (Asian Sepaktakraw Federation - ASTAF) được thành lập. Năm 1992, Liên đoàn Cầu mây (International Sepaktakraw Federation - ISTAF) được thành lập.

    Không chỉ phổ biến ở các nước Đông Nam Á, cầu mây còn lan rộng ở những nơi khác trên thế giới gồm châu Âu và Nam Mỹ. Tại Los Angeles, một cộng đồng cầu mây được thành lập với mục tiêu phổ biến môn thể thao này đến tất cả mọi người trên khắp nước Mỹ. 

    Ngoài ra, cầu mây còn rất phổ biến ở Canada. Một số quốc gia xem cầu mây như là môn thể thao phổ thông như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Brunei, Mỹ, Pakistan.

    Một vài thông tin khác

    - Sân cầu dài 13,4m, rộng 6,1m, độ cao của lưới nam là 1,52m ở giữa và 1,55 ở hai biên, độ cao lưới nữ là 1,42m ở giữa và 1,45m ở hai biên.

    - Trái cầu hiện nay làm bằng nhựa tổng hợp, nặng 250 gr.
    Anh Thư • 16:22 ngày 16/06/2018

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    1 2
    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Nguyễn Hà Thanh Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay