David Ferrer, động cơ vĩnh cửu

Lâm Phong
09:20 ngày 10-03-2020
Nếu khoác áo CLB bóng đá nào đó, anh ta sẽ là một động cơ vĩnh cửu, một tiền vệ trung tâm làm công việc dọn dẹp không hào nhoáng nhưng bất kỳ tập thể nào cũng cần. David Ferrer chính là mẫu cầu thủ như thế. Tiếc cho làng túc cầu giáo, Ferrer lại cống hiến nguồn năng lượng của mình cho quần vợt.
David Ferrer, động cơ vĩnh cửu

Cậu bé đập vợt
Vào ngày David Ferrer nói lời chia tay sự nghiệp thi đấu (tháng 5/2019), cả làng banh nỉ treo hashtag #GraciasFerru (cảm ơn Ferrer) như một sự tri ân dành cho anh. Tay vợt được ví như động cơ vĩnh cửu rốt cuộc đã dừng cuộc chơi ở năm 36 tuổi.

Sinh ra và phát triển đến đỉnh cao của sự nghiệp trong bối cảnh thế giới quần vợt hầu như chỉ nói về Roger Federer và Rafael Nadal, nhưng David Ferrer vẫn đi vào tiềm thức của NHM theo cách riêng của mình. Ferrer sinh ra trong một gia đình chẳng liên quan gì tới thể thao. Bố anh là kế toán còn mẹ là giáo viên tiểu học. Bản thân Ferrer khi bước vào tuổi lớn cũng không sở hữu thể hình lý tưởng để trở thành một tay vợt chuyên nghiệp. Ý thức được những thiệt thòi của mình, Ferrer vươn lên bằng ý chí sắt đá.

Ở thời điểm Ferrer 14 tuổi, anh từng trải qua một cuộc khủng hoảng tâm lý và mất niềm tin trầm trọng vào bản thân khi đánh đâu hầu như đều… thua đấy. Ferrer thất bại liên tục ở hệ thống vệ tinh (sau năm 2006 được đổi thành giải Future) và đối mặt với tâm lý: “Mình không có tài năng để trở thành một cỗ máy chiến thắng”.

Trong bước ngoặt cuộc đời đó, người Ferrer chịu ơn chính là bố mình, ông Jamie Ferrer. Ông Jamie đã mất rất nhiều buổi chiều đẹp trời đi dạo với cậu con trai của mình chỉ để Ferrer ngộ ra triết lý của cuộc sống. Thể thao không đơn giản chỉ là chuyện thắng hay thua, cũng không quan trọng có giải thưởng hay trắng tay, mà là cảm giác hạnh phúc khi được sống cùng với niềm đam mê của mình. 

“Trước đó tôi bị các HLV gọi là ‘Cậu bé đập vợt’ vì đã hủy hoại rất nhiều cây vợt sau mỗi thất bại. Nhưng bố đã giúp tôi hiểu được giá trị thật sự của thể thao. Triết lý này theo tôi suốt sự nghiệp. Nhờ được giải thoát về mặt áp lực, tâm lý tôi thoải mái hơn và tiến lên chuyên nghiệp. Tôi phải cảm ơn bố mẹ vì không bao giờ họ đặt tôi trong áp lực chiến thắng”, Ferrer tâm sự. 

Nguồn năng lượng bất tận
Trong buổi trả lời phỏng vấn đầu tiên sau khi giải nghệ, Ferrer được phóng viên hỏi: Anh thích NHM nhớ tới mình vì điều gì? Anh đáp: “Tôi à? Tôi là một tay vợt không bao giờ ngừng di chuyển. Tôi xây dựng sự nghiệp của mình qua từng cú đánh, từng trận đấu, giải đấu, chiến thắng, thất bại”.

Ferrer cũng được các đồng nghiệp miêu tả là một tay vợt sẵn sàng làm tất cả trên sân nhưng luôn từ chối với những chiêu trò phi thể thao. Chuyện kể rằng tại Mỹ mở rộng 2011, Ferrer gặp Andy Roddick trên một sân đấu đã bị mưa lớn tàn phá nặng nề, không đủ điều kiện thi đấu. Roddick từ chối thi đấu trên sân đó và yêu cầu BTC đổi sân bên cạnh. Ferrer thì không có ý kiến gì.

Sau đó, một phóng viên đã tiến về phía Ferrer và yêu cầu anh nói rằng, BTC Mỹ mở rộng đã bất hợp tác, ép anh phải thi đấu trên mặt sân không đảm bảo. Thái độ của tay vợt sinh năm 1982 này thay đổi ngay lập tức. Anh nói tới 5 lần từ “không”, lắc tay liên tục vào mặt phóng viên rồi bỏ đi. 

Nguồn năng lượng tích cực từ Ferrer là điều tồn tại xuyên suốt sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp, kể cả khi anh vươn lên vị trí thứ 3 thế giới (vị trí cao nhất sự nghiệp của tay vợt này) cho đến thời điểm anh xuống tới mức 5 năm liền không thắng nổi một tay vợt nào trong Top 5 ATP. 

Ferrer tự miêu tả về bản thân: “Trước mỗi giải đấu, tôi có hàng triệu ý nghĩ trong đầu. Tôi đặt ra rất nhiều viễn cảnh mình phải đối mặt và nghĩ cách giải quyết nó”. Đây có lẽ là miêu tả cô đọng về cá tính của Ferrer và cho những NHM chưa biết nhiều về anh hiểu tại sao David Ferrer lại được gọi là động cơ vĩnh cửu. 

Thử thách ở vai trò mới
Chỉ vài tháng sau khi chính thức tuyên bố giải nghệ, David Ferrer được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành Barcelona Open. Thành công bước đầu của anh là thuyết phục những tay vợt hàng đầu thế giới như Stefanos Tsitsipas, Daniil Medvedev, Roberto Bautista Agut, Dominica Thiem và Kei Nishikori đến tham dự giải ATP 500 vốn được coi là sân chơi riêng của Rafael Nadal. Mục tiêu của Ferrer trong tương lai là biến Barcelona Open thành giải ATP 500 hấp dẫn bậc nhất bằng việc quy tụ các tay vợt Top 4.

Ngày sinh: 2/4/1982 
Quê hương: Xabia, Alicante, Tây Ban Nha
Giai đoạn thi đấu chuyên nghiệp: 2000-2019
Tay thuận: Phải, đánh trái 2 tay
Tổng tiền thưởng: 31,5 triệu USD
Thành tích thi đấu chuyên nghiệp: 734 trận thắng, 377 trận thua
Số danh hiệu từng giành được: 27, bao gồm 1 chức vô địch Masters 1000 (Paris Masters 2012)
Thứ hạng cao nhất: 3
Thành tích tốt nhất tại các giải Grand Slam: Chung kết Roland Garros 2013 (thua Rafael Nadal)
Thành tích tại các giải đồng đội: Vô địch Davis Cup 2008, 2009, 2011

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x