Ở Croatia, thắng cũng... gây tranh cãi

Kinh Thi
Từ 05:24 ngày 11-07-2018
“Ở Croatia, bóng đá không bao giờ chỉ là bóng đá”. Cây bút Aleksandar Holiga viết như vậy trên tờ The Guardian của Anh. Dĩ nhiên là không sai. Nhưng, không sai vì hãy tìm xem: ở đâu, trong thời buổi này, bóng đá mãi mãi chỉ là bóng đá?

Từ Thủ tướng Merkel đến Tổng thống Grabar-Kitarovic...
Cây bút Aleksandar Holiga chỉ trích những hình ảnh trong phòng thay đồ của ĐT Croatia sau trận gặp Đan Mạch (Croatia thắng trên chấm luân lưu, lọt vào tứ kết), cho là đáng ghét. Dĩ nhiên, đấy là quan điểm riêng của tác giả.

Phụ nữ xuất hiện trong phòng thay đồ của một đội bóng nam, với những thanh niên gần như chỉ còn quần lót trên người và đang chuẩn bị đi tắm - đấy không bao giờ là một hình ảnh không gây tranh cãi. Vấn đề ở đây: người phụ nữ 50 tuổi ấy chính là Tổng thống Kolinda Grabar-Kitarovic của Croatia. Bà ôm chầm lấy từng người để chúc mừng chiến thắng, bắt đầu từ HLV Zlatko Dalic. Bà ôm Luka Modric lâu hơn những cầu thủ khác, và còn nói thêm vài câu.

Ý kiến chỉ trích: hình ảnh của các tuyển thủ Croatia khi ấy còn không đủ chuẩn để họ xuất hiện trước công chúng, nói gì đến một cuộc viếng thăm cấp nhà nước. Hỡi ôi, ở đây làm gì có cuộc “viếng thăm cấp nhà nước” nào. Mà cũng chẳng có gì lạ. Thế giới đã biết từ lâu về những hình ảnh tương tự: thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã vào tận phòng thay đồ để chúc mừng các tuyển thủ Đức.

Tổng thống Grabar-Kitarovic tranh thủ “làm hình ảnh” trước cuộc bầu cử năm sau ở Croatia? Hãy hỏi câu tương tự, về thủ tướng Merkel. Nhưng, ở đây có một khác biệt đáng kể: không phải người dân nào ở Croatia cũng đang hướng về World Cup, cũng xem Modric và đồng đội là những người hùng. Cũng có một bộ phận dân chúng ở Croatia... rất ghét Modric, hoặc vài ngôi sao khác. Ghét, vì Modric có liên quan đến vụ án của Zdravko Mamic - nhân vật từng được cho là có quyền lực nhất trong làng bóng Croatia. Mamic tham nhũng, làm nghèo bóng đá Croatia? Thật ra, tòa vẫn chưa xử. Và Mamic cũng đã... trốn sang Bosnia rồi.


Những nhân vật như Mamic thì nói thẳng ra, nền bóng đá nào cũng có. Bao nhiêu người thích họ, thì sẽ có bấy nhiêu người ghét họ. Mà ai đã ghét Mamic, chờ thấy ông ta vào tù, thì cũng ghét Luka Modric, hoặc ghét luôn bà tổng thống vừa vào tận phòng thay đồ để chung vui với Modric và đồng đội.

Hình ảnh bà Tổng thống Kolinda Grabar-Kitarovic của Croatia vào phòng thay đồ chia vui với các tuyển thủ bị chỉ trích trên báo Anh
Hình ảnh bà Tổng thống Kolinda Grabar-Kitarovic của Croatia vào phòng thay đồ chia vui với các tuyển thủ bị chỉ trích trên báo Anh


... Hoặc từ Boban đến Vida
Ngày xưa, Zvonimir Boban từng đá vào đầu một viên cảnh sát Serbia, khi hỗn loạn xảy ra trong trận đấu giữa Dinamo Zagreb và Red Star Belgrade ở Nam Tư. Đấy là hình ảnh mang tính biểu tượng, nhất là sau khi Bobic giải thích rằng anh làm thế để bảo vệ một CĐV trẻ người Croatia trước viên cảnh sát Serbia. Ngay sau đó, Boban trốn ra nước ngoài. Anh bị cấm dự World Cup 1990, nhưng nhanh chóng gia nhập AC Milan và trở thành một trong những ngôi sao sáng trong làng bóng châu Âu. Chiến tranh bùng nổ giữa Croatia và Serbia 1 năm sau đó.

Đến năm 1998 thì Boban cùng những Davor Suker, Alen Boksic... được tôn vinh như những người hùng dân tộc. Đội tuyển Croatia của họ vươn đến vị trí số 3 tại World Cup 1998, ngay lần đầu tiên dự giải trong tư cách một quốc gia độc lập.

Bây giờ, Boban đã là phó tổng thư ký FIFA, và chắc chắn sẽ không bàn về chính trị nữa, vì cương vị ấy. Nhưng ở xứ sở của Boban, không ai có thể phủ nhận: bóng đá, hoặc “một phần bóng đá”, cũng là chính trị. Hậu vệ Domagoj Vida mới đây đã dùng bóng đá để bày tỏ sự ủng hộ Ukraine sau khi ghi bàn vào lưới đội Nga ở vòng tứ kết World Cup 2018. Không phạt, nhưng FIFA đã cảnh cáo Vida. Anh chống chế: “Đây không phải là chuyện chính trị. Tôi chỉ muốn chia vui với bạn bè của mình ở CLB Dinamo Kiev. Tôi yêu người Nga. Tôi yêu người Ukraine”. Có thật đấy là việc phi chính trị? Ngay trước vòng bán kết, Croatia đã phải sa thải trợ lý HLV Ognjen Vukojevic - nhân vật đã cùng Vida ủng hộ Ukraine, sau trận thắng Nga.

Tình yêu bóng đá sẽ là mãi mãi. Chính trị thì không. Boban biết vậy, nên ông không ở lại Croatia làm việc, mà đến thẳng FIFA. Ghế chủ tịch LĐBĐ Croatia bây giờ thuộc về Davor Suker - Vua phá lưới World Cup 1998. Ngày xưa, người Croatia ca tụng Suker thế nào? Nhưng bây giờ, người hùng Suker đã bị... ghét rồi. Vì Suker bây giờ đã là một chính khách bóng đá. Ở một đất nước mà bóng đá luôn hòa quyện với chính trị như Croatia, thì ngay cả thành công vang dội trên sân cỏ World Cup cũng sẽ trở thành đề tài tranh cãi. Cứ phải có nhiều “phe” chứ!

Nhận định và bình luận trước trận Anh vs Croatia

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x