VAR bắt khán giả phải học lại cách xem World Cup?

Trần Hoà
Từ 09:12 ngày 06-06-2018
Sau công nghệ xác định bàn thắng (Goal-line) ở World Cup 2014, FIFA sẽ áp dụng công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) tại World Cup 2018. Tuy nhiên, VAR khác rất nhiều Goal-line, có thể khiến khán giả phải thay đổi cách xem bóng đá.

Công nghệ gây tranh cãi

Công nghệ Goal-line là một thành công lớn trong bóng đá nói chung và World Cup nói riêng. Nó đơn giản chỉ là hệ thống các “mắt thần” để xác định bàn thắng đã được ghi hay chưa, tức bóng qua vạch cầu môn hay chưa. Goal-line hoàn toàn được sử dụng bằng máy móc và đưa ra kết quả trong tích tắc, gần như không có độ chễ làm ảnh hưởng tới trận đấu.

Tuy nhiên, VAR lại hoàn toàn khác. Công nghệ này mới được công bố năm 2016. Cho đến nay nó mới chỉ được thử nghiệm và áp dụng ở một vài trận đấu và một số giải đấu riêng lẻ, nổi bật nhất là Bundesliga của Đức và Serie A của Italia.

VAR là một hệ thống được kết hợp giữa máy móc, công nghệ và cả con người. Các trận đấu áp dụng VAR được bố trí rất nhiều máy quay để truyền hình ảnh về một trung tâm phân tích hay cũng có thể gọi là phòng điều hành. Mỗi giải đấu áp dụng VAR sẽ thiết lập một trung tâm riêng. Còn tại World Cup 2018, nó có tên là IBC và được lắp đặt tại thủ đô Moscow. 

Cũng như trên sân bóng, tại World Cup 2018 sẽ có một tổ trọng tài video “điều khiển trận đấu” tại IBC cho mỗi trận, gồm 1 trọng tài video chính và 3 trọng tài video phụ. Những người này theo dõi, bám sát trận đấu như tổ trọng tài trên sân. Khi phát hiện vấn đề, họ sẽ thông báo cho trọng tài chính. Hoặc ngược lại, họ sẽ nhận được đề nghị phân tích lại tình huống từ trọng tài chính trên sân.


Tất nhiên, trọng tài video hay trọng tài trực tiếp điều khiển trên sân không thể áp dụng VAR cho mọi tình huống. Theo quy định của FIFA, họ chỉ được sử dụng VAR cho 3 tình huống cơ bản sau:

Một là xác định bàn thắng có đúng luật không? (ví như cầu thủ ghi bàn có việt vị hay phạm lỗi hay không). Hai là xác định quyết định thổi phạt penalty có đúng hay không? Ba là quyết định truất quyền thi đấu một cầu thủ có đúng hay không? Ngoài 3 tình huống cơ bản trên, còn một tình huống phát sinh mà VAR có thể sử dụng. Đó là xem lại trọng tài rút thẻ đỏ có đúng với cầu thủ mà ông muốn truất quyền thi đấu hay không?

Như vậy, VAR chỉ được sử dụng cho 3 tình huống trong bóng đá, nhưng có thể nói đó cũng là quá nhiều và quá đủ để người ta phải lo ngại, phán xét và chỉ trích. Trước tiên, đó chính là những tình huống quan trọng và mang lại nhiều cảm xúc nhất trong bóng đá. 

Ghi bàn, hãy khoan ăn mừng

VAR sẽ khiến khán giả phải học lại cách xem và cách thưởng thức World Cup tại nước Nga sắp tới. Bạn sẽ nhảy lên ăn mừng khi đội nhà lập công hay tuyệt vọng khi đối thủ ghi bàn ư? Không, hãy khoan đã! Vì khi có VAR, hầu hết các đội bị ghi bàn đều sẽ phản ứng và yêu cầu trọng tài sử dụng nó.


Sẽ phải mất vài chục giây hoặc vài phút để trọng tài nhận kết quả từ tổ trọng tài video ở phòng điều hành, trọng tài mới đưa ra quyết định. Sau đó, khán giả và các cầu thủ nhà mới có thể ăn mừng. Đây là thực tế đã xảy ra trong rất nhiều trận đấu áp dụng VAR, ví như ở FIFA Club World Cup 2017.

Sẽ có nhiều ý kiến nói rằng, việc đổi cảm xúc để lấy sự công bằng, minh bạch và chính xác cũng có thể chấp nhận được trong bóng đá. Tuy nhiên, đó lại là điều mà VAR chưa đạt được. Trước tiên, VAR không phải là công nghệ chính xác như Goal-line. Nó chỉ là việc sử dụng băng ghi hình quay chậm lại tình huống để giúp các trọng tài video đưa ra quyết định bằng mắt thường.

Mà hình ảnh quay chậm với những góc nhìn khác nhau vốn không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tế. Đó còn chưa nói tới vấn đề các trọng tài video không minh bạch và công bằng, đơn giản họ cũng chỉ là con người. Cần lưu ý, người từng phụ trách bộ phận VAR của Bundesliga đã bị sa thải hồi giữa mùa vừa rồi vì cáo buộc dàn xếp tỷ số!

VAR chưa giải quyết được yếu tố chính xác, công bằng và khách quan, nhưng đã lấy đi nhiều cảm xúc của NHM. Khán giả sẽ phải học lại cách xem bóng đá tại World Cup 2018!
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x