Pháp 2010 & 7 đội bóng bị căm ghét nhất lịch sử

CHIÊU VĂN
18:55 ngày 19-11-2013
Trong khi mỗi CĐV bóng đá chân chính đều sẽ bảo vệ đội bóng của mình đến cùng, trong mỗi người hâm mộ cũng luôn có một phần “trung lập”. Đó là lý do tại sao lại tồn tại danh sách này.
Pháp 2010 & 7 đội bóng bị căm ghét nhất lịch sử
1. Argentina (1990)
Đội bóng bị căm ghét nhất lịch sử. Argentina 1990 là cái bóng mờ nhạt về mặt thẩm mỹ của đội bóng đã vô địch kỳ World Cup trước đó. Bản thân giải đấu 4 năm trước ở Mexico đã là đáng lo với Argentina khi Diego Maradona gần như một tay đưa đội bóng tới chức vô địch. Tuy nhiên, ở Ý, ảnh hưởng của Cậu bé vàng đã giảm nhiều, và lối sống không lành mạnh của anh khiến Maradona vào giải không ở phong độ và tình trạng thể lực tốt nhất. Argentina thiếu những cầu thủ để tiến hành kế hoạch A, nên họ chuyển sang kế hoạch B với lối chơi phản bóng đá nhất trong lịch sử.

Argentina khởi đầu tệ hại, thua Cameroon trong trận mở màn. Họ vào trận với tư duy phòng ngự tử thủ, 10 người đều đứng sau bóng và hy vọng vào một pha đột phá của Maradona hoặc Claudio Cannigia. Họ hoàn toàn lép vế trước Brazil, Nam Tư và Ý trên đường vào chung kết, với những chiến thắng cách biệt 1 bàn và sút luân lưu. Các CĐV ghét họ, người xem bóng đá ghét họ và báo chí ghét họ.

Trận chung kết Argentina gặp Tây Đức là trận đấu đáng chán nhất lịch sử World Cup, để rồi công lý chiến thắng khi Tây Đức đánh bại đối thủ 1-0 nhờ một quả penalty.


2. Pháp (2010)
ĐT Pháp hướng tới World Cup 2010 chỉ còn là cái bóng mờ của chính mình. Họ có nhiều tài năng lớn, nhưng những ngày đẹp nhất đã ở sau lưng. Dẫu vậy, người hâm mộ vẫn chờ đợi ở Pháp một màn trình diễn đáng để họ được tôn trọng.

Ngay từ chiến dịch vòng loại, nhiều người đã không ưa Pháp sau khi Thierry Henry chơi bóng bằng tay để giúp Pháp vượt qua Ireland. Ngay trước khi lên đường tới Nam Phi, bộ ba tuyển thủ Sidney Govou, Franck Ribery và Karim Benzema bị liên hệ với một đường dây gái gọi vị thành niên và HLV Raymond Domenech tuyên bố sẽ từ chức sau giải đấu. Khi bóng bắt đầu lăn, Nicolas Anelka cãi nhau với Domenech ở trận gặp Mexico và bỏ ra khỏi sân. Sau khi từ chối xin lỗi, Anelka bị đuổi về nhà và phần còn lại của đội hình tuyên bố đình công. Đội bóng đó trở thành một vết nhơ không thể tẩy rửa trong lịch sử bóng đá Pháp.

3. Leeds United (1973-74)
Một đội khác nổi tiếng chơi bẩn, và Leeds 1973/74 là đặc biệt đáng ghét vì họ có nhiều tài năng lớn, lẽ ra phải nhớ đến như một trong những đội hay nhất của thời 1970 ở Anh. Thật đáng buồn, họ phạm những lỗi rất tệ hại, gian dối và chơi chém đinh chặt sắt. Khi nghĩ về Leeds thời kỳ này, bạn không nhớ tới 2 danh hiệu Fairs Cup, mà tới những pha vào bóng kiểu tiều phu của Billy Bremner và Norman Hunter.

Trong ngày đầu tiên tiếp quản lại đội bóng từ Don Revie, HLV Brian Clough đã yêu cầu tất cả các cầu thủ xếp hàng và ném huy chương vô địch vào sọt rác vì họ đã ăn gian để giành được những tấm huy chương đó. Không có gì ngạc nhiên, nhiệm kỳ của Clough chỉ kéo dài vài tháng.

Đội hình Leeds mùa 1973/74

4. Estudiantes (1967-69)
CLB Argentina là đội giàu thành tích nhất nước những năm 1960, giành hết danh hiệu này đến danh hiệu khác, nhưng việc họ không được ngưỡng mộ tương xứng là có lý do, một phần thể hiện qua biệt danh của đội bóng, “Những sát thủ Juveniles”. Họ đơn giản là đội bóng chơi xấu nhất. HLV Osvaldo Zubeldia thích lối chơi đơn giản. Không may cho các đối thủ, sự đơn giản đó bao gồm cả những pha vào bóng chém đinh chặt sắt, chiến thuật chơi xấu cố ý nhằm triệt hạ đối thủ và rất nhiều tiểu xảo.

Trận đấu khét tiếng nhất vào những năm 1960 của Estudiantes là gặp Milan, bản thân đội này cũng không chơi đẹp đẽ gì, ở chung kết Cúp Liên lục địa 1969. Aguirre Suarez là cầu thủ đá xấu nhất trong đội bóng đá xấu, đã khiến đối thủ Nestor Combin vỡ xương gò má. Hai đội thi nhau phạm lỗi trong sự chứng kiến của tổng thống Argentina, một nhà độc tài quân sự, người đã sốc tới mức sau đó ra lệnh bắt toàn đội vì tội hành hung. Suarez và thủ thành Poletti bị tống giam, những vết nhơ trong lịch sử CLB.

5. Olympique de Marseille (1992-93)
Bernard Tapie là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất của làng bóng đá Pháp, ngay cả từ các CĐV của CLB Marseille. Một mặt, ông đã xây dựng nên CLB vĩ đại nhất lịch sử bóng đá Pháp, đội duy nhất đại diện cho đất nước hình lục lăng tới nay giành chức vô địch C1/Champions League. Mặt khác, ông bị căm ghét vì hàng loạt vụ bê bối dàn xếp tỉ số và làm ăn mờ ám. Nếu như Marseille trình diễn thứ bóng đá đẹp mắt, thì chủ tịch của họ lại cực kỳ xấu tính.

Đội bóng mà Tapie xây dựng thực sự gồm những tài năng lớn: Jean-Pierre Papin, Basile Boli, Chris Waddle, Didier Deschamps, Eric Cantona, Rudi Voller và Marcel Desailly đều khoác áo Marseille trong giai đoạn 1988-1991 dưới thời các HLV như Franz Beckenbauer. Họ đã giành mọi danh hiệu có thể và mùa 1992-93 giành chức vô địch Champions League lần đầu tiên sau khi đánh bại AC Milan 1-0 ở trận chung kết với bàn thắng của Boli.

Marseille gặp Valenciennes vài ngày trước trận chung kết. Lo ngại các trụ cột của ông sẽ dính chấn thương, Tapie đã hối lộ 3 cầu thủ Valenciennes để giúp Marseilles thắng trận dễ dàng hơn. Vụ bê bối bị phanh phui và Marseille bị cấm đá ở châu Âu, tước danh hiệu và đánh rớt hạng. Đội hình ngôi sao của họ tứ tán khắp nơi và phải 18 năm sau Marseille mới có một danh hiệu nữa.

Marseille mùa 1992/93

6. Millwall (những năm 1980)
Đây là trường hợp hiếm hoi một đội bóng bị ghét không vì hành động của ông chủ, HLV hay cầu thủ, mà các CĐV bạo lực. Millwall thực ra chưa bao giờ là đội bóng được yêu mến rộng khắp, nhưng họ cũng trụ lại 2 giải đấu hạng cao nhất ở Anh vào những năm 1980 và còn vào tới tứ kết Cúp FA 1985. Chính ở đó, họ bắt đầu bị mang tiếng và trở thành đội bóng bị ghét nhất nước.

Millwall từ lâu đã có tiếng xấu hooligan và bạo lực, nhưng tên họ chỉ gắn liền với những cuộc bạo động từ giữa những năm 1985, nổi tiếng nhất là chuyến làm khách tới sân Kenilworth Road của Luton năm 1985, gây ra vụ bạo động vào loại tồi tệ nhất lịch sử Anh. Sau trận đấu, ghề ngồi bay xuống sân, nhiều cảnh sát bị thương, các chai nước ở khắp nơi, những đám CĐV đánh nhau gây ra các hậu quả tồi tệ, cửa hàng bị đập phá, xe hơi bị lật úp và đốt phá. Luton sau đó đã phải cấm CĐV các đội khách tới sân Kenilworth Road trong 4 năm trời sau đó, cho tới những cải cách triệt để với các sân bóng của cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher.

7. MK Dons (2004-07)
Một câu chỉ trích hay được đồng thanh đọc vang trên các khán đài nhắm vào những đội nhà giàu mới là: “Các người chẳng có truyền thống gì”. Trong trường hợp của Milton Keynes Dons 3 năm 2004-07, điều này hoàn toàn đúng, và cũng là lý do khiến họ trở thành đội bóng bị căm ghét.

Khi đó, Wimbledon FC đang gặp rắc rối lớn. Họ khó khăn về tài chính, có ít CĐV và phải chia sẻ sân bóng với Crystal Palace, đứng trên bờ vực giải tán. Họ quyết định phát hành cổ phiếu, đổi tên và chuyển sang Milton Keynes, vùng dân cư duy nhất ở Anh còn chưa có một CLB chuyên nghiệp. CLB mới, MK Dons, đã dời xa cơ sở CĐV của họ, dù vẫn giữ lịch sử truyền thống của Wimbledon FC.

Nhưng tính toán của họ đã thất bại. Các CĐV Wimbledon nổi giận vì việc đổi tên. MK Dons bị báo chí gọi là “Franchise FC” (CLB mua lại thương hiệu). Hội CĐV của Wimbledon tẩy chay hội CĐV mới thành lập. Rốt cuộc, không có ai thắng trong quyết định sai lầm đó.

Chris Samba trong màu áo Blackburn

8. Blackburn Rovers (2011-13)
Blackburn là một gương mặt quen thuộc của Premier League. Họ là đội đầu tiên chấm dứt sự thống trị của Man United trong cuộc đua vô địch và có một đội hình rất mạnh dưới thời HLV Kenny Dalglish với Tims Sherwood, Flowers, Shearer, Sutton và Colin May. Sự tan đàn xẻ nghé của đội hình đó sau này nhận được nhiều sự cảm thông và chia sẻ từ các CĐV trung lập. Nhưng giờ họ lại bị ghét bỏ. Chỉ một từ giải thích cho điều đó: Venky’s.

Tháng 11/2010, công ty chuyên chế biến thịt gia cầm chi 23 triệu bảng để mua lại 99,9% CLB và tuyên bố sẽ biến Blackburn thành đội bóng lớn nhất nước Anh, để rồi cuối cùng họ trở thành trò hề lớn nhất nước Anh. Mọi quyết định của những ông chủ mới đều lố bịch hoặc tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng. Venky’s nói, mà không ai tin, về việc đưa Blackburn dự Champions League, rồi sa thải HLV Sam Allardyce, thay ông này bằng Steve Kean chưa hề có kinh nghiệm ở đỉnh cao. Kean là một thất bại toàn diện. Blackburn rớt hạng sau khi Venky’s thay 4 HLV trong vòng 6 tháng, dẫn tới sự phản ứng dữ dội từ chính các CĐV nhà.

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
36
+58
85
2
36
+60
83
3
36
+43
78
4
36
+20
67
5
36
+12
63
6
36
+12
57
7
35
+19
54
8
35
-3
54
9
37
-12
52
10
36
-4
48
11
37
-12
48
12
37
-13
46
13
37
-7
44
14
36
-8
43
15
36
-6
38
16
36
-10
35
17
36
-21
26
18
36
-32
25
19
36
-33
24
20
36
-63
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x