World Cup & VAR: Ý tưởng quan trọng hơn công nghệ

Kinh Thi
Từ 09:28 ngày 05-06-2018
World Cup 2018 sẽ là kỳ World Cup đầu tiên áp dụng công nghệ VAR (video trợ giúp trọng tài). Đại khái, ở các tình huống quan trọng, mà một quyết định sai lầm có thể sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả toàn cục, trọng tài sẽ phải tham khảo kết quả “mổ băng” từ một bộ phận chuyên trách. Trận đấu dĩ nhiên là phải tạm dừng để “chờ kết quả”.
Có 3 vấn đề nổi bật từ những tranh cãi xung quanh việc sử dụng VAR. Đấy cũng là những điều mà FIFA hứa hẹn “sẽ cải tiến” tại World Cup lần này. 1/Làm sao rút ngắn thời gian tạm dừng để chờ kết quả VAR, giúp trận đấu không quá “nát”? 2/Làm sao để thông tin cho khán giả biết: rút cuộc thì VAR đã đưa ra quyết định gì? 3/Xác định đâu là những tình huống quan trọng đến mức phải dùng VAR.

Xem ra, vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục. Điều quan trọng nhất mà chắc chắn FIFA không dám nói ra: nếu VAR... cũng sai, thì như thế nào? Trên nguyên tắc, không có cách gì bảo đảm rằng VAR sẽ cho ra kết quả đúng. Giới hữu trách khẳng định: tỷ lệ quyết định sai của trọng tài đã giảm (bình quân chỉ còn 1 sai sót lớn trong 19 trận đấu dùng VAR, so với 1 sai sót lớn trong 3 trận không dùng VAR). 

Hãy tạm tin vào số liệu của giới nghiên cứu. Nhưng, thế nào là “sai sót lớn”, khi bản thân FIFA còn phải thừa nhận khó khăn trong việc định nghĩa các “tình huống quan trọng”. Mặt khác, nếu phải hy sinh một trong những yếu tố quan trọng nhất trong môn bóng đá (vẻ tự nhiên) chỉ để đổi lấy việc “giảm sai sót” thay vì “chắc chắn không sai”, thì rút cuộc VAR cũng vô ích. 

Ở đây, còn có vấn đề “đánh lận con đen”: 1 sai lầm trong 19 trận chưa chắc là điều tốt đẹp hơn so với 1 sai lầm trong 3 trận (vì vấn đề lớn nhất lại là: sai lầm thế nào, hậu quả ra sao).


VAR phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật truyền hình. Tại World Cup 1998, cả thế giới nhảy xổ vào vòng chỉ trích trọng tài Mỹ Esfandiar Baharmast, khi ông này cho Na Uy hưởng penalty ở phút 89 trong trận gặp Brazil. Quả phạt đền ấy giúp Na Uy thắng 2-1 và qua mặt Morocco trong cuộc đua vào vòng 2. 

Mọi kênh truyền hình đều giúp người xem “thấy” rằng trọng tài sai. Chỉ đến khi một phóng viên truyền hình Na Uy công bố những thước phim của riêng mình, từ một góc quay cũng của riêng mình, thiên hạ mới ngã ngửa: hóa ra đấy là quyết định đúng. Phóng viên nọ chỉ tác nghiệp một cách “thủ công”, chứ chả có kỹ thuật nào đặc biệt.

Với những kỹ thuật tiên tiến, công nghệ siêu việt, hạng chục hoặc hàng trăm góc quay, người ta cứ cố khoa trương rằng mọi chi tiết trong một trận đấu đỉnh cao bây giờ đều được mổ xẻ đến nơi đến chốn. Đấy cũng chỉ là quảng cáo. Tất nhiên, giới bóng đá phải tri ân truyền hình, cảm ơn những bước tiến lớn về công nghệ truyền hình. Nhưng điều đó khác hẳn với tình trạng “nô lệ cho truyền hình”.

Gặp tình huống cầu thủ ghi bàn đã việt vị... 1mm (hoặc với khoảng cách nhỏ hơn nữa), thì dù có xem lại đến ngàn lần, “ngài cố vấn” trong phương pháp VAR cũng không cách gì đảm bảo sẽ có quyết định chính xác để đem lại công bằng tuyệt đối. Mặt khác, với những va chạm đủ hoặc không đủ lực để làm đối phương ngã lăn trong vùng cấm địa, thì công nghệ tối tân nào có thể quyết  định thay cho trọng tài? 

Thực tế cho thấy, chẳng phải đợi những tình huống khó khăn như thế, VAR mới sai. Vấn đề ở đây là: bóng đá cần những ý tưởng hay và mới, chứ không chỉ cần công nghệ tiên tiến.
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x