Premier League chi hơn 1 tỷ bảng mua sắm

ĐỨC CHÂU
11:09 ngày 02-10-2020
Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, các đội bóng châu Âu vẫn mua sắm cầu thủ rầm rộ. Lúc này, số tiền mà Premier League chi ra trên “chợ Hè” đã vượt mốc 1 tỷ bảng. Một con số cho thấy khủng hoảng kinh tế hình như là câu chuyện nào đó, lạ lẫm nằm ngoài các sân bóng.
Premier League chi hơn 1 tỷ bảng mua sắm

Bất chấp đại dịch, Premier League vẫn phóng tay mua bán

Theo báo Guardian, do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, các nền kinh tế thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang ghi nhận mức suy giảm kỷ lục 11,9% trong quý II/2020 và riêng đối với Anh, nền kinh tế nước này cũng lần đầu tiên rơi vào suy thoái sau 11 năm. Trong bức tranh chung nhuốm màu ảm đạm ấy của xã hội, nhiều người dự đoán rằng, thị trường chuyển nhượng của các đội bóng cũng sẽ rất đìu hiu.

Thế nhưng, thực tế lại đang diễn ra hết sức  trái ngược. Tính đến hết tháng 9 vừa qua, chỉ riêng 5 giải bóng đá VĐQG hàng đầu châu Âu (Anh, Đức, Tây Ban Nha, Italia và Pháp) đã chi ra số tiền tương tương 2,5 tỷ bảng để mua sắm cầu thủ.

Trong số này, các đội bóng Anh là những người chi tiêu mạnh tay nhất. 20 CLB Premier League đã “đốt” 1,03 tỷ bảng trên “chợ Hè” năm nay để đưa về hàng loạt bản hợp đồng “bom tấn”. Con số này tuy kém khá xa mức 1,4 tỷ bảng của giải Ngoại hạng Anh tại thị trường chuyển nhượng Hè 2019 song nó vẫn nằm trong Top 7 mùa mua sắm rầm rộ nhất của bóng đá Anh trong kỷ nguyên Ngoại hạng. 

Lá cờ đầu của Premier League ở “chợ Hè” năm nay không ai xứng đáng hơn Chelsea. Với tân binh mới nhất vừa cho ra mắt là thủ môn Edouard Mendy, đội bóng London đã chi tới 225,1 triệu bảng để tăng cường lực lượng. Số tiền này, nếu tính thêm cả các khoản phụ phí mà Chelsea có thể phải thanh toán trong tương lai, sẽ lên tới gần 300 triệu bảng.

Theo chân đoàn quân của tỷ phú Abramovich, Man City cũng có một mùa Hè tốn kém khi đưa về các trung vệ Nathan Ake, Ruben Dias và tiền vệ Ferran Torres với tổng giá trị chuyển nhượng lên đến 123 triệu bảng.

Ngay cả một đội bóng vốn tưởng như đã rất hoàn hảo là Liverpool cũng không nằm ngoài cuộc đua. Nhà ĐKVĐ Premier League cho đến lúc này đã móc hầu bao tới 79 triệu bảng cho các tân binh Thiago Alcantara, Diogo Jota và Konstantinos Tsimikas.

Làn sóng mua sắm từ Premier League tạo thành hiệu ứng, thúc đẩy bức tranh chi tiêu mạnh mẽ tại các giải VĐQG hàng đầu khác. Chẳng hạn như Italia, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19, các đội bóng Serie A cũng vẫn “nướng” vào thị trường chuyển nhượng 576,76 triệu bảng, cao thứ nhì châu Âu và hơn rất nhiều mùa bóng bình thường khác của họ. Để tiện so sánh, Serie A chỉ tốn 349,4 triệu bảng mua sắm cầu thủ hồi mùa Hè 2014, thời điểm mà chẳng ai biết Covid-19 hay SARS CoV-2 là gì.

Cuộc chơi không có đường lùi của nhóm đại gia Big Six

Những con số kể trên sẽ còn tương phản hơn nữa nếu nhìn vào việc, bản thân các đội bóng cũng hầu hết đều suy giảm doanh thu rõ rệt do đại dịch. Từ những cỗ máy kiếm tiền như M.U, Man City cho đến cả những đội bóng căn cơ nhất trong nhóm đại gia như Arsenal đều thua lỗ nặng nề. Arsenal thậm chí còn lần đầu tiên ghi nhận mức tăng trưởng âm sau 22 năm và lỗ tới 27,1 triệu bảng trong năm tài chính 2019.

Lẽ thường, thua lỗ thì phải thắt lưng buộc bụng. Thế nhưng, bóng đá đỉnh cao bây giờ là cuộc chơi “đốt tiền” và không có đường lùi. Muốn vượt qua được những đối thủ đang nắm giữ danh hiệu, các đội bóng Premier League đều phải chọn con đường ngắn nhất là mua về những cầu thủ chất lượng hơn. Suốt cả thập kỷ qua, cứ mỗi mùa Hè người ta lại chứng kiến một kỷ lục mua sắm mới của giải Ngoại hạng Anh là vì thế.

Khi cả làng cùng chạy đua vũ trang, đội nào ngừng đầu tư, đội sẽ…. đi giật lùi. Hãy nhìn vào tấm gương của Arsenal và Tottenham. Chính sách mua sắm tằn tiện của Pháo thủ khiến họ suốt từ năm 2004 tới nay cứ quẩn quanh với mục tiêu chiếm và giữ vị trí thứ… 4 trên BXH.

Tottenham thì chỉ vì dốc túi xây SVĐ mới nên không mua sắm lớn trước mùa 2019/20. Hệ quả là Spurs cán đích thứ 6, một vị trí khó tin khi trước đấy 1 mùa, họ còn vào đến chung kết Champions League.

Bởi lẽ đó, bất chấp kết quả kinh doanh đi xuống, các đội bóng châu Âu vẫn phải đầu tư mua sắm cầu thủ. Con số 1,03 tỷ bảng trên “chợ Hè” năm nay có lẽ khó mà dừng lại. Vẫn còn rất nhiều đại gia chưa hài lòng về đội hình của mình, nhất là M.U.

Đội bóng chủ sân Old Trafford cho đến lúc này vẫn cảm thấy “thiếu thiếu” ở vị trí tiền đạo và những ngày qua, các sếp chuyển nhượng của M.U cũng đang hoạt động hết công suất để “chạy tiến độ” cho kịp đưa thêm ngôi sao về trước ngày đóng cửa “chợ Hè” vào ngày 5/10 tới đây.

3 - So với 10 năm trước, số tiền mua sắm của Premier League năm nay – bất chấp đại dịch - vẫn cao gấp gần 3 lần. Ở “chợ Hè” 2010, các đội Ngoại hạng chi 390,4 triệu bảng còn Hè này, như đã đề cập, là 1,03 tỷ bảng.

XEM THÊM

Bốc thăm tứ kết League Cup: M.U đối đầu Everton, Arsenal đụng Man City

Kết quả Liverpool 0-0 Arsenal (pen 4-5): Pháo thủ giành quyền vào tứ kết cúp Liên đoàn

SỰ KIỆN NÓNG TRONG NGÀY

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x