67 năm ngày thương binh - liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2014)

Anh thương binh Nguyễn Xuân Năng: Hành trình ly kỳ của tuyển thủ bóng bàn “không tay”

Huy Quang
07:05 ngày 27-07-2014
Tại hội thi thể thao người khuyết tật Toàn quốc 2014, người thương binh đã cụt cả hai tay, mất sức lao động tới 81% Nguyễn Xuân Năng đã lập kỷ lục khi trở thành VĐV duy nhất dự đủ cả 18 giải đấu. Dù chỉ giành một tấm HCĐ do đã ở tuổi 63 song đó tiếp tục là một cột mốc mới đánh dấu hành trình kỳ diệu của một tay vợt “không tay” độc nhất vô nhị.
Anh thương binh Nguyễn Xuân Năng: Hành trình ly kỳ của tuyển thủ  bóng bàn “không tay”

BI KỊCH CỦA NGƯỜI THƯƠNG BINH MẤT HAI TAY 
Tròn 18 tuổi, chàng trai Xuân Năng xứ biển Tĩnh Gia (Thanh Hóa) xung phong lên đường nhập ngũ, dù rằng trước đó 2 năm người anh trai cả của ông đã hy sinh trên chiến trường Quảng Trị. Đáng nói hơn, trước đó 3 năm, ông đã từng bỏ học để hăng hái tham gia trực chiến tại địa phương, và vài lần xung phong không được. 

Năm 1972 khi đang luyện tập tại Thanh Hóa để sẵn sàng vào Nam chiến đấu, trong một lần cùng đồng đội dọn đường cho pháo tiến lên đỉnh núi, ông đã dính bom Mỹ. Ông Năng bị thương nặng, mà do điều kiện thuốc men hạn chế, phải một lần tháo khớp và hai lần cắt, nên cuối cùng cụt lủn cả 2 tay, tính từ cùi chỏ trở xuống chỉ còn đúng 1 tấc. 


Nhiều năm vật vã trong đau đớn, hai tay thì mất cả, có thời điểm ông đã xác định buông xuôi, với suy nghĩ kiểu gì mình cũng chết, mà nếu có sống cũng bỏ đi. Bi kịch với ông như nhân đôi, với nỗi ám ảnh và dằn vặt bản thân, bởi mình chưa thỏa nguyện chiến đấu trực tiếp  đã thành thương binh nặng, và tại sao mình lại không ngã xuống nơi chiến trường. 

ĐÔI KHUỶU TAY LÀM NÊN TẤT CẢ 
Nhưng nội lực cùng khát khao sống tuyệt vời, đã giúp ông dần vượt qua sự tuyệt vọng. Đúng 5 năm sau khi bị thương, ông Năng mới quyết định rời cuộc sống ở các trạm điều dưỡng để trở lại với đời thường, và  xác định mình phải trụ vững cho bằng được. 

Cuộc “chiến đấu” mới ác liệt thực sự bắt đầu khi ông lập gia đình cùng cô công nhân Nguyễn Thị Thỏa, rồi 2 người trở về quê xin đất, dựng tạm một căn nhà mái tranh.

Người thương binh “không tay” mà mỗi khi trái nắng trở trời lại đau nhức tê tái đã khiến cho cả dân làng phải kinh ngạc bởi ông vẫn có thể cáng đáng  đủ mọi thứ việc. Từ giặt quần áo, quét nhà, đến gánh mạ, mò ốc, tát nước, be bờ, rồi pha trà, pha cà phê uống, ông Năng đều làm bình thường. Đáng nể hơn, chỉ với đôi khuỷu tay, ông còn dắt trâu đi bừa, rồi kỳ cạch đạp xe ngày mấy chục cây số thu mua hoa quả về cho vợ bán.

Bóng chuyền cũng là môn thể thao ưa thích của thương binh Nguyễn Xuân Năng

Không chỉ tự lo cho mình, ông còn là trụ cột của gia đình, nuôi nấng 4 người con đến nơi đến chốn. Cả 4 con đều học xong Đại học hoặc Cao đẳng, thành cán bộ công nhân viên chức dưới đôi khuỷu tay phi thường của bố trong bao năm ròng đã lao động cật lực và tích góp từng đồng. Từ 1986, ông Năng còn tham gia liên tục vào tổ công an xóm, góp phần quan trọng giữ gìn an ninh trật tự tốt ở nơi đây. 

BỘ SƯU TẬP 100 HUY CHƯƠNG 
Để tăng cường sức khỏe, chế ngự những cơn đau, ông Năng đã chơi rất nhiều môn song cuối cùng như một định mệnh lại mê nhất và dừng lại ở bóng bàn - vốn là môn cần nhất đôi tay. 

Và hành trình cầm vợt chơi bóng bàn, bắt đầu từ 1995 với ông thực sự là một sự kỳ công gần như không tưởng. Chỉ chuyện kẹp vợt như thế nào mà ông Năng cũng phải loay hoay khổ sở mãi, lúc đầu thì vào 2 mỏm tay còn lại, sau lại chuyển buộc vào 1 mỏm tay. Kẹp chưa quen, mỗi lần đỡ bóng vợt cứ bay mất, có khi bay thẳng vào mặt bạn chơi. Rồi khi thì di chuyển đỡ bóng đập cả đầu cả mặt vào bàn.

Tập mãi luyện mãi, chỗ buộc vợt vào mỏm tay phải của ông hết thâm tím lại lở loét đau thấu tim, rồi cũng thành sẹo. Cuồi cùng qua 2 năm ròng rã, ngày nào cũng bền bỉ như ngày nào, ông Năng đã thành công, có thể kẹp vợt và chơi được bóng tốt.


Năm 1997, khi giải thể thao người khuyết tật được tổ chức lần đầu tiên,  ông Năng là đại diện duy nhất của Thanh Hóa tham gia, rồi đoạt ngay HCĐ. Chính thành tích ấy đã tiếp thêm động lực cho ông sống vui, sống khỏe và lao vào tập bóng bàn mê mải, để giải năm sau đoạt ngôi quán quân nội dung của mình. 

Kể từ đó, năm nào, ông Năng cũng đều đặn dự tranh và giành hàng loạt thành tích  tại các giải trong nước, hơn thế còn tham gia đoàn thể thao Việt Nam  đoạt nhiều huy chương tại đấu trường khu vực, châu lục. Trong đó, đỉnh cao của ông Năng là tấm HCĐ ở Đại hội thể thao NKT Châu Á - Thái Bình Dương 2006. 

Gần 100 tấm huy chương các loại cùng 20 năm miệt mài bên bàn bóng, dự đủ 18 giải toàn quốc, luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của một người chồng, người cha, tay vợt thương binh Nguyễn Xuân Năng đã trở thành biểu tượng sáng ngời cho tinh thần “tàn mà không phế”. 

Hơn thế, người thương binh - tay vợt không tay này còn được coi là một “kỳ quan” của giới cựu chiến binh và cả thể thao người khuyết tật Việt Nam. 

THÔNG TIN:
Sẽ thi đấu đến khi... thượng thọ 70 
Năm nay đã 63 tuổi, lại là thương binh nhưng xem ra ông còn trẻ khỏe hơn cái tuổi thật khá nhiều. Có được điều đó, có lẽ không chỉ bởi  tinh thần lạc quan, sự thoải mái tư tưởng mà chủ yếu nhờ niềm đam mê cùng nếp rèn tập bóng bàn. 
Tất nhiên chỉ để chơi hay tập bình thường thêm 10 năm nữa với Xuân Năng sẽ rất đơn giản song ông còn muốn chơi bóng bàn - có nghĩa là tiếp tục thi đấu thực thụ, ít nhất tại các giải đấu quốc nội.

Ông hoàn toàn tự tin và ước mơ mình sẽ “trình thọ” 70 vẫn bên bàn bóng thi đấu, mà càng tuyệt vời hơn nếu được tô điểm bằng những tấm huy chương. Không phải vì thành tích mà sâu xa hơn qua đó thể hiện niềm đam mê và ý chí “già” của mình.

Có thể chơi 4 môn  thể thao 
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Paralympic Việt Nam, ông Vũ Thế Phiệt - người từng dẫn các VĐV khuyết tật dự tranh đủ các loại hình giải đấu quốc tế lớn nhỏ thì chưa từng thấy ai trên thế giới cụt cả 2 tay chơi bóng bàn như ông Năng.

Ngoài ra, ông  còn có thể chơi 3 môn khác gồm cờ tướng và kinh ngạc hơn với bóng chuyền và billiards. Bóng chuyền và billiards chính là hai môn ông thử sức một thời gian dài trước khi gắn bó với bóng bàn. Hiện giờ, vào các buổi chiều, ông vẫn thường xuyên chơi bóng chuyền để đa dạng hóa các hình thức rèn luyện sức khỏe, và bổ trợ thêm cho bóng bàn. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
32
+16
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-7
46
11
34
-11
45
12
33
-2
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
34
-18
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • 3 gương mặt cầu thủ ấn tượng tại VCK U17 QG Báo bóng đá - Cúp Thái Sơn Nam 2014 3 gương mặt cầu thủ ấn tượng tại VCK U17 QG Báo bóng đá - Cúp Thái Sơn Nam 2014

    VCK U17 Quốc gia báo Bóng đá - Cúp Thái Sơn Nam luôn là sân chơi để phát hiện những tài năng cho các ĐTQG trẻ. Cũng như những năm trước, VCK 2014 được tổ chức tại Huế đã giới thiệu rất nhiều cầu thủ trẻ có triển vọng. Dưới đây là một số gương mặt điển hình.

  • Những người hùng mạt lộ: Nỗi hận bị bêu trong sử sách Những người hùng mạt lộ: Nỗi hận bị bêu trong sử sách

    Thất bại thì quá rõ rồi, nhưng họ thất bại không phải vì bản thân họ kém tài. Ngặt nỗi, giới nghiên cứu sau này sẽ chỉ nhìn lại thành tích thuần túy và lạnh lùng cho rằng họ đã thất bại tại World Cup 2014. Một sự bất công đến từ số liệu. Họ là ai?

  • BLV Vũ Quang Huy: Ấn tượng về những giọt nước mắt đàn ông BLV Vũ Quang Huy: Ấn tượng về những giọt nước mắt đàn ông

    “Đứng ở góc độ người làm truyền hình, tôi có thể nói rằng người hâm mộ thường sẽ nhớ các khoảnh khắc ấn tượng lâu hơn các vấn đề chuyên môn của giải đấu. Tôi ấn tượng với những giọt nước mắt đàn ông ở World Cup này, nhất là khi đến cả những gã đàn ông nổi tiếng lạnh lùng của ĐT Đức cũng không cầm được nước mắt”, BLV Vũ Quang Huy chia sẻ với BĐ&CS.

  • Nghệ thuật "săn đầu người": Đừng lóa mắt vì hào quang World Cup Nghệ thuật "săn đầu người": Đừng lóa mắt vì hào quang World Cup

    “Italia thất bại ư? Nói rằng tôi thất bại ở World Cup này thì đúng hơn”! Nếu bạn chưa hiểu vì sao ông chủ AC Milan Silvio Berlusconi lại nói như vậy, thì hãy nghe tiếp: “Tôi đã sắp bán được (Mario) Ballotelli sang Anh. Bây giờ, ai sẽ mua Balotelli sau khi xem World Cup 2014”!

  • World Cup 2014: Hay nhất hay chưa phải hay nhất? World Cup 2014: Hay nhất hay chưa phải hay nhất?

    Nhiều người khẳng định: World Cup 2014 chính là kỳ World Cup hay nhất xưa nay. Một số phản biện, rằng đấy không phải là giải hay nhất. Các bài báo mang tính trung dung thì lại xem đấy là đề tài thú vị để độc giả bàn cãi.

  • Những ngôi sao trên bầu trời Brazil: Dẫu không vô địch, vẫn xứng danh anh hùng Những ngôi sao trên bầu trời Brazil: Dẫu không vô địch, vẫn xứng danh anh hùng

    World Cup (và cả EURO) xưa nay thường có tình trạng: những ngôi sao được kỳ vọng trước giải rút cuộc lại gây thất vọng. Năm nay, dạng ngôi sao như thế nhìn chung không nhiều. Ngược lại, có những ngôi sao tưởng đã hoặc đang thoái trào bỗng nhiên tỏa sáng. Ngôi sao mới vươn lên cũng không phải ít. Brazil 2014 rất hay một phần nhờ tình trạng này.

  • Cầu thủ bị Premier League ruồng bỏ làm bẽ mặt bóng đá Anh tại World Cup Cầu thủ bị Premier League ruồng bỏ làm bẽ mặt bóng đá Anh tại World Cup

    Các tuyển thủ Anh - dĩ nhiên luôn được gắn mác ngôi sao Premier League - phải lặng lẽ về nước với vị trí chót bảng. Hơn thế nữa, có khá nhiều cầu thủ bị giới bóng đá Anh chê bai vừa thi đấu tưng bừng tại World Cup 2014. Nhìn vào sự thể hiện của họ, giới chuyên môn trong làng bóng Anh có thể bẽ mặt!

  • Giá như World Cup kéo dài 1 năm Giá như World Cup kéo dài 1 năm

    Thế là một tháng thiên đường đã chấm dứt với các đức ông chồng. Cả 4 năm hồi hộp chờ đợi, ấy thế mà, ngày vui ngắn chẳng tày gang.

  • HLV CLB SLNA, Nguyễn Hữu Thắng: “Người Đức  đã đứng lên từ đau thương” HLV CLB SLNA, Nguyễn Hữu Thắng: “Người Đức đã đứng lên từ đau thương”

    Trải qua những năm tháng học tập và sống cùng không khí bóng đá Đức trong thời kỳ “đổi mới”, HLV Nguyễn Hữu Thắng rất khâm phục thành quả đăng quang tại World Cup 2014 của thầy trò HLV Joachim Loew, và cho rằng đó là điều không có gì ngạc nhiên khi bóng đá Đức chấp nhận phá đi làm lại từ “đống đổ nát”.

  • Lê Quốc Vượng: “Đức sẽ là Tây Ban Nha phiên bản 2” Lê Quốc Vượng: “Đức sẽ là Tây Ban Nha phiên bản 2”

    Tôi không nói rằng, ĐT Đức vô địch ấn tượng nhất trong lịch sử 20 lần World Cup được tổ chức, nhưng riêng tại giải đấu lần này, không ai xứng đáng bằng thầy trò HLV Joachim Loew trong số 32 đội tham dự. Đức lên ngôi một cách thuyết phục và tôi nghĩ rằng, đây chỉ là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của ĐT Đức.

  • ĐT Đức: Các tài năng sóng sau xô sóng trước ĐT Đức: Các tài năng sóng sau xô sóng trước

    Sau giải đấu thất vọng EURO 2000, Đức bắt đầu ào ạt đổ nguồn lực vào đào tạo những cầu thủ trẻ ở các lứa tuổi thấp nhất và từ trình độ phong trào, học hỏi từ các quốc gia láng giềng Hà Lan, Pháp và có cách riêng của họ, với người dẫn đường là Mathias Sammer, cựu đội trưởng ĐTQG bấy giờ là giám đốc kỹ thuật của LĐBĐ Đức (DFB).

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x