Cầu thủ HA.GL có hợp với huấn luyện viên Miura?

Trí Công
09:51 ngày 27-12-2015
HLV Toshiya Miura đang chịu rất nhiều áp lực trước hàng loạt những ý kiến cho rằng lối chơi mà ông đang áp dụng cho U23 Việt Nam là chưa thực sự hợp lý.
Cầu thủ HA.GL có hợp với huấn luyện viên Miura?
Thế nhưng đặt ra một câu hỏi ngược lại rằng bản thân các cầu thủ đã thực sự thấm nhuần và đủ khả năng chơi bóng theo phong cách ấy hay chưa thì ít ai nghĩ tới. Liệu rằng, những cầu thủ có sở trường

TIQUI-TACA HAY PHÒNG NGỰ PHẢN CÔNG?
Toshiya Miura có một thời gian tương đối dài gắn bó với nước Đức. Năm 1991, ông quyết định chia tay xứ Phù tang để lên đường du học ở đất nước này. Sau 5 năm rưỡi học tập và làm việc tại đây, chiến lược gia Nhật Bản có trong tay chứng chỉ huấn luyện viên loại A. Và cùng giai đoạn ấy, Miura cũng học làm phiên dịch tiếng Đức để rồi sau khi trở về quê nhà, ông tiếp tục học tiếp khoá phiên dịch ngoại ngữ này và lấy chứng chỉ cao cấp về phiên dịch năm 1996.

Nói như thế để hiểu rằng phong cách Đức thực sự đã thấm nhuần trong triết lý Miura. Hiển hiện rõ nhất chính là bóng đá với những toan tính kỹ lưỡng, lối chơi chặt chẽ và đầy kỷ luật. Nói chính xác hơn ông luôn yêu thích lối chơi phòng ngự phản công, đặc biệt là các tình huống áp sát cùng đường lên bóng thần tốc làm đối thủ không kịp xoay trở. Đó cũng là lý do vì sao Việt Nam, ở tư thế cửa dưới trước nhiều đội bóng Trung Đông, vẫn giành nhiều kết quả thuận lợi. Điển hình nhất chính là việc Olympic Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua vòng bảng để góp mặt ở tứ kết ASIAD 2014. 

Tuy nhiên cũng lối chơi phòng ngự phản công này mà HLV Miura đang chịu khá nhiều sức ép. 3 trận giao hữu vừa qua, U23 Việt Nam không giành lấy nổi một thắng lợi. Đoàn quân của ông thầy Nhật Bản thua trắng ở hai trận đấu tập với đội bán chuyên JFL Selection trong khi cũng phải chờ đến những phút cuối cùng, U23 Việt Nam mới có được một kết quả hoà 2-2 trước Cerezo Osaka


Phong cách tập luyện “nhồi” thể lực, chơi bóng dài của HLV Miura vô hình trung không còn được lòng một bộ phận cổ động viên khi họ cho rằng với tố chất của người Việt Nam thì lối đá kỹ thuật, phối hợp nhỏ theo kiểu “Tiqui-Taca của Barcelona” mà U19 Việt Nam trước đây từng thể hiện mới có thể phát huy hiệu quả.

Những quan điểm đưa ra như vậy không sai. Thực tế bằng phong cách ban bật ấy, U19 Việt Nam mà phần lớn ở đây là những cầu thủ HA.GL đã làm ngây ngất người hâm mộ. Song đặt ngược lại vấn đề, những cầu thủ kỹ thuật như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường có đúng là không phù hợp với chiến thuật của HLV Miura?

Câu trả lời là không. Gác lại những thành tích nhất định ở các giải đấu mà HLV Miura làm được cho Việt Nam sang một bên thì cách huấn luyện của ông thầy người Nhật thực tế cũng mang đến cho các học trò nhiều tín hiệu tích cực. Điển hình rõ nhất chính là sức bền về mặt thể lực. Công Phượng có thể chơi trọn vẹn 90 phút trong nhiều trận đấu. Văn Toàn dù hạn chế về sức mạnh nhưng cũng có thể thi đấu bền bỉ trên sân. Còn Tuấn Anh, Xuân Trường,... tuy thường gặp vấn đề về chấn thương song cũng đã có những cải thiện đáng kể về thể lực qua đó tránh tình trạng... đi bộ ở giai đoạn cuối trận đấu. 

Không chỉ trên phương diện thể lực, thực tế lối chơi bóng dài mà HLV Miura ưa chuộng ở U23 Việt Nam cũng xoay quanh các trọng tâm như Xuân Trường, Văn Toàn, Công Phượng. Khả năng chuyền dài vượt tuyến của Xuân Trường kết hợp với tốc độ và chọn vị trí khôn ngoan của cặp tiền đạo HA.GL rõ ràng là một trong những thứ vũ khí lợi hại để U23 Việt Nam có thể triển khai chiến thuật phòng ngự phản công với cách thức tiếp cận khung thành nhanh nhất có thể. Còn nhớ ở giải U21 Quốc tế 2015, chính miếng đánh này đã giúp U21 HA.GL có 2 bàn thắng vào lưới U21 Myanmar ở vòng bảng. Và cũng miếng võ này, U23 Việt Nam có bàn thắng thứ 2 vào lưới Cerezo Osaka khi Văn Toàn với lợi thế tốc độ đã đón đường chuyền dài của đồng đội trước khi nổ súng. 

Một trong những nhân tố quan trọng không kém trong đội hình U23 Việt Nam cũng là một cầu thủ HA.GL. Đó là Trần Hữu Đông Triều. Khả năng tấn công và phòng ngự linh hoạt giúp tiền vệ người Quảng Nam có thể chơi đa dạng nhiều vị trí trong một trận đấu. Và nhờ thế mà HLV Miura có thể thay đổi đội hình cũng như cách chơi cho U23 Việt Nam tuỳ vào diễn biến trên sân. 

Cần phải nói thêm rằng, HLV Miura luôn dặn các học trò về sự nguy hiểm của đối phương ở giải đấu sắp tới. Họ sẽ chẳng có nhiều thời gian để cầm bóng hay phô diễn kỹ thuật. Đó là vì sao mà ông thầy Nhật Bản yêu cầu họ tập luyện ít chạm và chịu khó chuyền dài vượt tuyến. Bởi như vậy U23 Việt Nam mới đảm bảo sự an toàn trong khung gỗ cũng như tiếp cận cầu môn đối phương theo cách đơn giản nhất có thể. 


Cũng cần nhấn mạnh rằng không phải lúc nào chiến lược trên cũng được rập khuôn máy móc. Còn nhớ ở trận đấu với Cerezo Osaka vừa rồi, khi 5 cầu thủ HA.GL cùng có mặt trên sân và trong điều kiện lý tưởng, họ vẫn thể hiện những pha phối hợp đập nhả nhằm kéo giãn hàng phòng ngự đối thủ. 

3 trận đấu chạy đà vừa qua, U23 Việt Nam không thắng. Nhưng nó cũng cho thấy một hy vọng rằng các cầu thủ HA.GL nói riêng thực tế đã hiểu và thích nghi linh hoạt với triết lý, phong cách mà HLV Miura xây dựng.

CỜ ĐẾN TAY, PHẢI PHẤT NGAY
Ở vòng loại U23 châu Á 2016, HLV Miura triệu tập 9 cầu thủ HA.GL lên đội tuyển. Nhưng sau cùng con số đó vơi dần xuống 6 khi U23 Việt Nam thi đấu tại Malaysia. 3 tháng sau ở SEA Games 28, 6 cầu thủ đội bóng phố Núi lên Hà Nội hội quân nhưng hai trong số đó là Tuấn Anh và Văn Trường đã phải sớm chia tay đội tuyển.


Có những lý do để quân số HA.GL lên tuyển bị loại. Chủ quan là chấn thương. Khách quan là tính cạnh tranh cao độ. Tuy nhiên ở quá trình chuẩn bị VCK U23 châu Á lần này, đã không còn những cái tên “nặng ký” như Võ Huy Toàn, Hồ Ngọc Thắng hay Quế Ngọc Hải trong danh sách. Hiển nhiên khi ấy, cơ hội cho các cầu thủ HA.GL sẽ nhiều hơn. Bởi thực tế lúc này, những con người tốt nhất thuộc lứa U23 tại Việt Nam gần như đã được HLV Miura trao cơ hội. Trong đó có 9 gương mặt của HA.GL.

Việc bổ sung thêm Văn Thanh, Đức Lương – những con người từng sát cánh với U23 Việt Nam ở hai chiến dịch trước đó trong năm 2015 mở ra một hy vọng cho đội bóng phố Núi về việc cung cấp nhiều đại diện cho đội tuyển quốc gia. Nếu như Xuân Trường có thể giữ phong độ và thể lực như hiện tại, Tuấn Anh và Hồng Duy sớm bình phục chấn thương thì rất có thể những cái tên hay nhất từng toả sáng trong màu áo U19 Việt Nam trước kia sẽ lại cùng nhau chinh chiến ở đấu trường U23 châu Á. 

Cầu thủ HA.GL được sử dụng thế nào dưới thời HLV Miura


 * Tính ở 9 cầu thủ HA.GL được gọi tập trung chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2016 của U23 Việt Nam
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x