Trò chuyện tuần này

Cựu tuyển thủ Đỗ Thị Ngọc Châm: “Cơ hội dự World Cup của ĐT Nữ Việt Nam là 50%”

Thu Trang
21:28 ngày 17-05-2014
Dù đã treo giày hơn 3 năm nhưng cựu tiền đạo Đỗ Ngọc Châm vẫn luôn theo sát tình hình của ĐT nữ Việt Nam cũng như bóng đá nữ nước nhà. Bằng góc nhìn am hiểu của người trong cuộc, cựu Hoa khôi của bóng đá nữ đã nhận định về khả năng của ĐT nữ Việt Nam tại Asian Cup sắp tới và cơ hội giành chiếc vé tham dự VCK World Cup 2015 với BĐ&CS.
Cựu tuyển thủ Đỗ Thị Ngọc Châm: “Cơ hội dự World Cup của  ĐT Nữ Việt Nam là 50%”
“KHÂU DỨT ĐIỂM CỦA CHÚNG TA CHƯA TỐT”

- Về khả năng giành vé vào VCK World Cup của ĐT nữ Việt Nam tại sân chơi Asian Cup diễn ra vào ngày 14/5 tới tại sân Thống Nhất (TP.HCM), chị nghĩ cơ hội của chúng ta là bao nhiêu phần trăm?
+ Chiếc vé thứ 5 dự VCK World Cup là cuộc canh tranh giữa 3 đội Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và khoảng cách trình độ giữa 3 đội gần như không cách biệt. Chúng ta có lợi thế sân nhà, khán giả ủng hộ rất nhiệt tình song cũng là một áp lực ngược lại với các cầu thủ. Cá nhân tôi nghiêng về Thái Lan và Việt Nam vì nhỉnh hơn đôi chút so với Myanmar. Nói chung cơ hội của ĐT nữ VN cũng chỉ 50% mà thôi.

- Đâu là điểm mạnh và điểm yếu của ĐT nữ Việt Nam hiện nay?
+ Trong 2 năm qua, chúng ta có sự trẻ hóa đội hình nhưng tôi không đánh giá cao lắm về khâu dứt điểm vì còn rất nhiều vấn đề trong việc cụ thể hóa bàn thắng. Ở cả 2 giải năm ngoái là giải vô địch Đông Nam Á và SEA Games 27, số bàn thắng của ĐT nữ Việt Nam khá ít đã cho thấy hạn chế lớn nhất của chúng ta. 

Đối với Thái Lan, ngay từ khi tôi còn thi đấu cách đây 5-6 năm, họ đã thực hiện trẻ hóa đội hình với lứa cầu thủ sinh từ năm 1988 đến 1992 và bây giờ là thời điểm chín của họ. Thái Lan đã chứng minh điều đó bằng chiếc HCV Ở giải SEA Games 27 khi thắng Việt Nam trong trận chung kết.

- Lối đá của ĐT nữ Việt Nam bây giờ so với thời của chị, Kim Chi, Đào Thị Miện, Văn Thị Thanh, Bùi Tuyết Mai… khác nhau nhiều không?
+ Khác nhau khá nhiều. Bây giờ, các em thi đấu theo phong cách hiện đại, thiên về sức mạnh, tốc độ nhiều hơn và lối chơi bóng dài, mở ra hai cánh. Còn lứa của chúng tôi đá thiên về kỹ thuật, khôn khéo, sự ăn ý và thường đá nhỏ theo nhóm nên ít tốn sức hơn. 

Hiệu quả thì đã được chứng minh qua các lần đoạt HCV SEA Games và vô địch ĐNÁ. ĐT nữ Việt Nam bây giờ mang phong cách khác, các em khỏe hơn, tràn trề nhiệt huyết tuổi trẻ để thể hiện, cống hiến song thiếu sự dày dạn, kinh nghiệm trận mạc. 

Điểm bất lợi của ĐT nữ Việt Nam bây giờ là phụ thuộc quá nhiều vào 2 trụ cột Lê Thị Thương và Trần Kim Hồng. Song, cả hai tuyển thủ này đều trên dưới 30 tuổi nên sẽ bị ảnh hưởng vì lối đá dùng sức. Nếu 2 trụ cột này không thể hiện phong độ hay bị đối thủ vây chặt, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Dù vậy, ĐT nữ Việt Nam vẫn còn 2 gương mặt đang sung sức là tiền đạo Minh Nguyệt và Nguyễn Thị Muôn sẽ là chỗ dựa cho các đàn em. Nếu bộ đôi này có phong độ ổn định và sắc sảo hơn nữa thì chúng ta sẽ tiến xa.

- Theo chị, các gương mặt nào sẽ thay thế các cựu binh đã giải nghệ cũng như chia sẻ gánh nặng ghi bàn cho Minh Nguyệt?
+ Theo tôi biết, ở vị trí trung vệ, HLV Trần Vân Phát đang tin tưởng Trương Thị Kiều hợp với Ngọc Anh, Hải Hòa trong sơ đồ 3-5-2. Ở tuyến giữa có Thanh Hương, Tuyết Dung của Hà Nam rất triển vọng thế vai chị Kim Chi ngày trước. 

Trên hàng công, vẫn là Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Muôn đá chính và có một vài gương mặt dự bị như Huỳnh Như (TP HCM) hay Nguyễn Thị Nguyệt (Hà Nam). Ở cánh trái, tôi chưa thấy ai có khả năng công thủ toàn diện như Văn Thị Thanh trước kia. 

Đối với cặp tiền đạo Nguyệt - Muôn sở dĩ tôi khá lo ngại vì phong độ của họ thiếu ổn định lẫn độ sắc bén cần thiết, nhất là trong những trận cầu đinh. Dù sao tôi hy vọng qua nhiều thời gian tập luyện và tập huấn, ĐT nữ Việt Nam tạo ra được sự gắn kết về lối chơi, đa dạng hơn về chiến thuật.

- Giả sử Việt Nam phải gặp Thái Lan hoặc Myanmar để tranh vé đi World Cup, chị nghĩ đối thủ nào sẽ khó đá hơn?
+ Về chuyên môn tôi đánh giá Thái Lan cao hơn Myanmar. Thái Lan có kiểu đá hơi giống Việt Nam là phòng ngự - phản công nhưng Myanmar lại dùng kiểu đá thô rắn, không ngại làm đau đối phương. Dù sao gặp Myanmar vẫn dễ hơn dù để thắng họ, mình cũng bầm dập mình mẩy (cười).


“CẦN NẮM BẮT CƠ HỘI NGÀN NĂM CÓ MỘT”

- Lâu nay, bóng đá nữ vẫn mang nhiều vinh quang về cho Việt Nam nhưng chịu cảnh thiệt thòi. Chị có nghĩ tấm vé vào World Cup sẽ là một cú hích để bóng đá nữ chúng ta thay đổi khả quan hơn.
+ Bóng đá nữ bao giờ cũng thiệt thòi hơn bóng đá nam trên mọi phương diện. So với thời trước kia thì bóng đá nữ bây giờ bớt khổ hơn đôi phần chứ nói để bằng bóng đá nam thì không thể. Ví dụ, ĐT nam có thể đi châu Âu tập huấn chứ ĐT nữ tốt lắm chỉ được sang Trung Quốc, Hàn Quốc. 

Rồi việc tìm tài trợ cho CLB hay cho giải VĐQG đều gặp rất nhiều khó khăn. Tôi rất hy vọng rằng, nếu ĐT nữ Việt Nam đoạt vé dự World Cup sẽ tạo ra cú hích để thay đổi, ít nhất là khán giả và doanh nghiệp sẽ ủng hộ bóng đá nữ nhiều hơn.

- Có người nói rằng chiếc vé World Cup của ĐT nữ Việt Nam là “cơ hội ngàn năm có một”, chị nghĩ thế nào?
+ Đúng là ngàn năm có một, đặc biệt khi CHDCND Triều Tiên bị FIFA cấm vận nên vắng mặt. Tôi hy vọng các em sẽ thực hiện được ước mơ đó và quan trọng hơn nếu đạt được, chúng ta có một bước dậm nhảy để có thể làm được những điều lớn lao hơn. 

- Nền tảng của một nền bóng đá quốc gia bao giờ cũng là khâu đào tạo trẻ. Hiện tại bóng đá nữ Việt Nam đang gặp phải khó khăn gì?
+ Khó khăn lớn nhất vẫn là chế độ đãi ngộ cho cầu thủ, HLV còn thấp; cơ sở vật chất đào tạo còn hạn hẹp nên khó thu hút được nhiều em gái theo con đường bóng đá. Hiện nay, chỉ có Hà Nội và TP.HCM là có đầu tư tương đối bài bản cho khâu tuyển người, huấn luyện. Quảng Ninh cũng có điều kiện tài chính song không kiếm được người, phải đi đến Quảng Ngãi hay Hà Nam để tuyển quân. 

- Trong 2 năm qua, Thái Lan đã tổ chức giải VĐQG nữ khá bài bản và chủ trương thuê cầu thủ ngoại về thi đấu và cũng gửi 3-4 tuyển thủ QG sang Nhật Bản rèn giũa, nâng cao trình độ. Theo chị, chúng ta có nên học theo Thái Lan hay không?
+ Tôi thấy rất cần thiết. Cách đây 4-5 năm, đội nữ Hà Nội cũng từng mời 2 cầu thủ người CHDCND Triều Tiên về tập luyện, thi đấu và quả thật họ khiến chúng tôi học được rất nhiều từ kỹ chiến thuật đến kỷ luật và ý chí. 

Tôi cho rằng lẽ ra Việt Nam nên làm điều đó từ lâu rồi. Do hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, nên giải VĐQG nữ của chúng ta chỉ có 6 đội quanh quẩn đá với nhau, trình độ vì vậy rất khó nâng cao hay chính xác hơn là khó tạo ra sự đột biến về chất lượng.

- Cám ơn chị về cuộc trò chuyện này!

THÔNG TIN:
Từng là tiền đạo số 1 của ĐT nữ Việt Nam suốt gần 1 thập kỷ nhưng Đỗ Thị Ngọc Châm lại không có duyên với SEA Games. Cả 3 kỳ SEA Games mà chúng ta đoạt HCV vào năm 2003, 2005, 2009 thì Ngọc Châm đều gặp phải chấn thương nặng ở đầu gối. Dù vậy, Ngọc Châm cũng đã 2 lần vô địch giải ĐNÁ và được ghi nhận bằng danh hiệu Quả bóng Vàng năm 2011.

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

  • Pha “thiết đầu công” của Zidane được nhớ mãi Pha “thiết đầu công” của Zidane được nhớ mãi

    Chỉ riêng trọng tài Nga Valentin Ivanov đã phất đến 16 thẻ vàng cùng 4 thẻ đỏ, và đấy là cũng chỉ riêng trong trận BĐN - Hà Lan ở vòng 1/8. Lạ hơn, chỉ riêng cầu thủ Josip Simunic của Croatia đã lĩnh đến 3 thẻ vàng trong trận gặp Australia. Tổng thể, World Cup 2006 là kỳ World Cup lập kỷ lục về số thẻ phạt, với 345 thẻ vàng và 28 thẻ đỏ.

  • Sau ánh hào quang của bóng đá nữ Sau ánh hào quang của bóng đá nữ

    Lâu nay, các cầu thủ bóng đá nữ luôn gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước có nền bóng đá phát triển.

  • Hãy cho bóng đá nữ một điểm tựa Hãy cho bóng đá nữ một điểm tựa

    Cách đây 2 tháng, ở sân Thống Nhất, trong khuôn khổ lượt đi giải VĐQG 2014, tiền đạo Nguyễn Thị Minh Nguyệt (Hà Nội 1) chia sẻ rằng có một vài CLB của Thái Lan ngỏ ý mời cô qua thi đấu ở giải VĐQG nước này: “Họ nói bóng đá nữ Thái Lan đang mở cửa nên cần cầu thủ ngoại về thi đấu để tạo tính hấp dẫn và nâng cao trình độ”.

  • Siêu mẫu Xuân Lan: “Bóng đá Việt Nam sẽ  phát triển nhờ bác Dũng” Siêu mẫu Xuân Lan: “Bóng đá Việt Nam sẽ phát triển nhờ bác Dũng”

    Siêu mẫu, diễn viên, đạo diễn Xuân Lan là mỹ nhân hiếm hoi của showbiz Việt tường tận về bóng đá, có thể đọc vanh vách hồ sơ của từng “Quả bóng Vàng”. Xuân Lan cũng tâm đắc và tự hào vì mình đã đoán đúng kết quả của nhiều trận đấu tại Premier League. Đồng thời, cô cũng là gương mặt thân quen của một chương trình truyền hình liên quan đến bóng đá.

  • Italia lặp lại câu chuyện cổ tích có thật Italia lặp lại câu chuyện cổ tích có thật

    Một lần nữa, Italia lên ngôi vô địch World Cup ngay giữa cơn sóng gió. So với lúc scandal Totonero bùng nổ vào năm 1980 và Azzurri vô địch World Cup 1982, thì chức vô địch World Cup 2006 giữa scandal Calciopoli còn hiển hách gấp bội.

  • Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc: Ông bầu kiêm “sát thủ” của đội bóng Stars United Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc: Ông bầu kiêm “sát thủ” của đội bóng Stars United

    Dù đã 2 lần phẫu thuật chứng thoát vị đĩa đệm, nhưng ca sĩ Ưng Hoàng Phúc (tên thật là Nguyễn Quốc Thanh) luôn say mê với các môn thể thao, đặc biệt là bóng đá. Với cầu thủ của đội bóng nghệ sỹ Sài Gòn này, bóng đá không chỉ là thú vui đơn thuần mà chính là niềm đam mê cuồng nhiệt.

  • Tây Ban Nha thành công với “kế hoạch B” Tây Ban Nha thành công với “kế hoạch B”

    Cho đến trước năm 2012, chưa có đội bóng nào từng vô địch 3 lần liên tiếp ở 2 giải lớn EURO, World Cup. TBN đi vào lịch sử với kỳ tích ấy tại EURO 2012. Chức vô địch EURO 2012 bắt đầu bằng một “kế hoạch B” khá hay của HLV Vicente del Bosque.

  • Paul Pogba - Nhờ mẹ chọn người yêu? Paul Pogba - Nhờ mẹ chọn người yêu?

    Paul Pogba không thích biến mình thành Mario Balotelli mà muốn là một David Beckham mới của bóng đá thế giới. Tuy vậy, quái kiệt trẻ của Juventus vẫn chỉ là anh chàng khờ khạo ở ngoài đời và phải nhờ tới mẹ… chọn người yêu?

  • Bí mật của Pogba Bí mật của Pogba

    Cùng Bóng đá & cuộc sống khám phá những bí mật trong cuộc sống của ngôi sao bóng đá Paul Pogba.

  • Pogba là sai lầm của Sir Alex? Pogba là sai lầm của Sir Alex?

    Paul Pogba không có tên trong cuốn tự truyện dày 350 trang của Alex Ferguson. Điều đó có nghĩa, hoặc tài năng trẻ người Pháp không bao giờ xuất hiện trong tâm trí của nhà cầm quân lão luyện, hoặc Fergie chẳng muốn nhắc tới cái tên Pogba - sai lầm lớn trong sự nghiệp 26 năm cầm quân lừng lẫy của ông ở Manchester United.

  • Kiện tướng thể dục dụng cụ Phạm Phước Hưng: Thoát kiếp phế nhân để  trở thành nhà VĐTG Kiện tướng thể dục dụng cụ Phạm Phước Hưng: Thoát kiếp phế nhân để trở thành nhà VĐTG

    Tại Cúp thế giới môn Thể dục dụng cụ (TDDC) trên đất Croatia mới đây, Phạm Phước Hưng đã làm nên cuộc lội ngược dòng hi hữu khi vọt lên giành danh hiệu Á quân trong cuộc đấu chung kết, dù ở vòng loại chỉ xếp hạng 6.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x