Sự suy tàn của những đội bóng lớn: Một người bỏ đi, cả trời sụp đổ

AN NGỌC LINH
20:50 ngày 25-03-2014
Gần 1 năm rời ghế HLV trưởng Man United, cái tên Sir Alex Ferguson thậm chí còn được nhắc đến ngày một… nhiều hơn. Sau 2 năm rời Barcelona, Pep Guardiola vẫn được đem ra để so sánh.
Sự suy tàn của những đội bóng lớn: Một người bỏ đi, cả trời sụp đổ
Man United không chỉ nhớ Alex Ferguson, mà còn như đã mất đi một phần máu thịt của nó. Tinh thần của Barca dường như đã tan rã kể từ khi Guardiola ra đi. Họ không chỉ là những HLV, mà còn là chính đội bóng mình dẫn dắt. 

HỌ CHÍNH LÀ ĐỘI BÓNG
Nhà báo lừng danh Martin Samuel của tờ Daily Mail viết: “Man United thực sự chính là Ferguson , từ việc em trai ông, Martin, phụ trách việc tuyển chọn cầu thủ. Mọi chuyện chỉ tốt đẹp chừng nào siêu nhân Fergie còn ở lại. Khi ông ra đi, tất cả sụp đổ.” 

Ferguson can thiệp vào mọi thứ, ngay từ lúc đặt chân đến Man United vào năm 1986. Ông cố gắng thay đổi lối sống của các cầu thủ, bắt những con sâu rượu như Bryan Robson, Paul McGrath và Norman Whiteside phải đi cai nghiện.

Ông không chỉ là người quyết định đội hình ra sân, mà còn trực tiếp tham gia vào công tác trinh sát, chuyển nhượng, quán xuyến từ chuyện nhỏ nhặt như mời gia đình một cầu thủ trẻ ăn tối để nói chuyện về tương lai của anh ta, cho đến vĩ mô như chiến lược xâm chiếm thị trường châu Á.

Đó cũng là cách Pep Guardiola vận hành Barca trong 4 năm đỉnh cao của đế chế Blaugrana. Ông thậm chí là người quyết định rằng sân tập của tất cả các đội bóng tại Barca, từ đội trẻ, đội dự bị cho đến đội một, đều sẽ được phủ cùng một loại mặt cỏ, để cảm giác chơi bóng của họ là thống nhất. 

Ông là người đã nói rằng “Messi phải luôn được hạnh phúc”, và đứng ra tổ chức riêng một đội ngũ chăm sóc riêng cho anh, từ thể chất đến tinh thần. Ông là chiến thuật, là niềm tin, là tính cách của Barca. 

Những nhà tư tưởng bóng đá như thế không những biến đội bóng thành nơi phản chiếu con người họ, mà còn nhất thể hóa đội bóng với chính họ. Họ không những tạo ra cơ chế vận hành của cả đội, mà luôn theo dõi sát sao để đảm bảo rằng từng chi tiết của nó phải đi theo triết lý của họ. Khi vế thứ hai thất bại, thì cũng coi như họ đã rời đội.


KHI HỌ RA ĐI, HOẶC ĐÁNH MẤT MÌNH, TẤT CẢ SỤP ĐỔ
Nhận xét về lý do tại sao Pep có thể duy trì thành công ở Barca lâu đến thế, Carles Rexach so sánh ông với Johan Cruyff: “Pep mang trong máu những nguyên tắc của Cruyff, nhưng Pep khắt khe, kỷ luật hơn và quan trọng hóa những vấn đề nhỏ, những gì mà Cruyff chưa bao giờ có.” 

Thất bại nặng nề trước một Milan được đánh giá thấp hơn rất nhiều ở chung kết Champions League năm 1994 là hệ quả từ việc Cruyff đã đánh mất kiểm soát với Barca: Trong phòng thay đồ, khi tỉ số là 2-0, HLV người Hà Lan chỉ đi tới đi lui rồi rời khỏi phòng. Khi ấy, Hristo Stoichkov đã công khai mâu thuẫn với ông, và các cầu thủ còn lại không còn tin tưởng. Cruyff, dù phải 2 năm sau mới rời đội, nhưng ông xem như đã không còn hiện diện từ thời điểm ấy. 

Đại Inter của Helenio Herrera của thập niên 1960 cũng bắt đầu tan rã sau khi HLV huyền thoại của họ bị Real Madrid ve vãn và không còn tập trung vào việc kiểm soát đội bóng nữa. 

Herrera không chỉ là bậc thầy của chiến thuật trứ danh Catenaccio, mà còn là người đầu tiên nghĩ đến các kỹ năng thúc đẩy tâm lý, như việc vào phòng thay đồ và khích lệ “với 10 người, đội chúng ta có khi còn chơi tốt hơn với khi 11 người” sau khi một cầu thủ bị thẻ đỏ trong hiệp một, hay công thức “Đẳng cấp + Chuẩn bị + Sự thông minh + Thể chất = Những nhà vô địch” được dán khắp nơi trên sân tập và trụ sở CLB. 

Tại Inter, Herrera cũng chính là kỷ luật. Ông cấm các cầu thủ hút thuốc, kiểm soát chế độ ăn uống của họ, gửi các nhân viên CLB đến nhà để kiểm tra xem cầu thủ có… đi ngủ đúng giờ hay không. Ông là người đầu tiên nghĩ đến việc thu thập số liệu của từng cầu thủ để theo dõi sát sao, đánh giá và cải thiện phong độ của họ. 

Sau khi Herrera sang AS Roma với mức lương kỷ lục vào năm 1968, Inter tụt xuống thứ tư chung cuộc, phải chờ 3 năm sau mới lại đoạt Scudetto, và 45 năm để lại được giương Cúp C1/Champions League một lần nữa. Gazzetta dello Sport bình luận: “Inter không Herrera là một Inter đã chết.” Tất cả sụp đổ, vì tất cả do một mình Herrera gây dựng, từ chi tiết nhỏ nhất.

Những gì đang diễn ra ở Man United  và Barca cũng tương tự vậy. David Moyes và những người kế nhiệm Pep chẳng có lỗi gì cả, ngoài việc đã ngồi vào chỗ của một siêu nhân.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Làn sóng cuồng nhiệt từ chuyến xe Castrol Làn sóng cuồng nhiệt từ chuyến xe Castrol

    Khoảng 80 ngày nữa là Cúp bóng đá Thế giới sẽ khởi tranh tại Sao Paulo. Đây cũng là thời điểm mà những chiếc vé đến Brazil xem World Cup nóng hơn bao giờ hết. Đã có hơn 6 triệu đề nghị mua vé đến từ 203 quốc gia nhưng BTC World Cup dự kiến chỉ bán ra 3 triệu vé và dành tới 70% số lượng vé đó cho người dân Brazil.

  • VCK World Cup 1994: Khi cả thế giới thay đổi VCK World Cup 1994: Khi cả thế giới thay đổi

    Cả thế giới gọi bóng đá là football (hoặc fussball, futebol, voetbal..., tùy ngôn ngữ), chỉ riêng nước Mỹ gọi đấy là soccer, vì dân Mỹ đã có môn football của họ, khác hoàn toàn so với khái niệm “bóng đá” mà chúng ta biết đến.

  • Kích cầu khán giả  tại V.League Kích cầu khán giả tại V.League

    Khi nền kinh tế đóng băng, các nhà hoạch định sẽ tìm mọi cách để kích cầu. Trong bối cảnh V.League không thu hút được đông đảo người hâm mộ như hiện nay, BTC giải và các đội bóng cũng nên tính đến chuyện chủ động tìm đến khán giả; kích thích, lôi kéo họ đến sân.

  • World Cup 1994: Cái giá quá đắt của 1 bàn thua World Cup 1994: Cái giá quá đắt của 1 bàn thua

    Mười ngày sau cú đá phản khiến Colombia thua Mỹ tại World Cup 1994, thế giới mới kinh hoàng khi thấy bi kịch thật sự của Escobar là như thế nào.

  • World Cup 1994: Oleg Salenko - Người hùng bị lãng quên World Cup 1994: Oleg Salenko - Người hùng bị lãng quên

    Anh chỉ thi đấu 3 trận tại World Cup 1994. Trận đầu, anh chỉ ngồi ghế dự bị, được vào sân ở phút 55. Sau 3 trận vòng bảng, anh và đồng đội phải xách va ly về nước. Vậy mà anh lại là Vua phá lưới. Chỉ bấy nhiêu cũng đã đáng phục.

  • Bale: Khi siêu xe đã chạy xong rốt-đa Bale: Khi siêu xe đã chạy xong rốt-đa

    Người ta đã hoài nghi bản hợp đồng bom tấn Gareth Bale sẽ là một thất bại lịch sử của Real Madrid và ông chủ tịch Florentino Perez.

  • Daniel Alves: "Nếu sợ Ronaldo, tôi đã chẳng khoác áo Barca" Daniel Alves: "Nếu sợ Ronaldo, tôi đã chẳng khoác áo Barca"

    Rạng sáng 24/3, Barcelona sẽ chạm trán Real Madrid trong trận El Clasico lượt về ở La Liga. Và trước trận đánh quyết định mùa giải, Daniel Alves đã dành cho kênh Gol TV một cuộc phỏng vấn thú vị. Ở đấy, hậu vệ này đã nói về sức ép của trận Siêu kinh điển, những thử thách sắp tới và cả cảm giác khi ghi bàn vào lưới đối thủ.

  • Bale sử dụng đôi giày nhẹ nhất lịch sử cho trận El Clasico Bale sử dụng đôi giày nhẹ nhất lịch sử cho trận El Clasico

    Gareth Bale sẽ bước vào trận El Clasico trên đôi giày nhẹ nhất lịch sử mà hãng Adidas vừa trình làng. Trọng lượng của đội F50 siêu nhẹ chỉ là 135 gram.

  • 13h00 ngày 23/3: K.Antlers vs Cerezo: Khách khó vượt ải 13h00 ngày 23/3: K.Antlers vs Cerezo: Khách khó vượt ải

    Antlers đang dẫn đầu J.League sau vòng 3 với màn khởi đầu hoàn hảo, toàn thắng, ghi 9 bàn và giữ sạch lưới. Cerezo thua ĐKVĐ Sanfrecce trên sân nhà ở vòng khai mạc nhưng đội bóng này đã ngay lập tức đứng dậy với 2 chiến thắng liên tiếp để vươn lên vị trí thứ 3 trên BXH. Trận đấu tại Kashima chiều nay, vì thế, rất đáng chờ đợi.

  • Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson (Kỳ 16): Quyết định ngu nhất trong đời Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson (Kỳ 16): Quyết định ngu nhất trong đời

    Dù đã quen với Naomi, nhưng thời gian ấy Mike chưa sẵn sàng để ổn định với bất kỳ người con gái nào cả. Anh vẫn chơi trò bắt cá nhiều tay. Nhưng rồi 1 cô gái đã làm thay đổi cuộc đời anh. Đó là Robin Givens, người vợ đầu tiên đầy duyên nợ của “Mike Thép”.

  • Nemanja Matic: “Chỉ mất một phút để quyết định trở lại Chelsea” Nemanja Matic: “Chỉ mất một phút để quyết định trở lại Chelsea”

    Ở một chừng mực nào đó, Matic đã bị Chelsea hắt hủi. Nhưng anh không vì thế mà lưỡng lự khi cơ hội tới Stamford Bridge xuất hiện lần nữa.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x