Tiền vệ Ngọc Duy và nỗi niềm xa xứ

Hải An
06:50 ngày 25-05-2016
Dù đã 29 tuổi, nhưng đây mới là lần đầu tiên tiền vệ Nguyễn Ngọc Duy phải xa Hà Nội khi đội bóng CLB Hà Nội của anh biến thành Sài Gòn FC.
Tiền vệ Ngọc Duy và nỗi niềm xa xứ
Dẫu sắp bước vào tuổi “băm”, nhưng Ngọc Duy vẫn giữ được dáng dấp của một chàng thư sinh đất Hà Thành. Khá điển trai, trông anh càng trẻ trung trong chiếc áo phông in hình họa rất ấn tượng và cá tính. 

Chiếc áo đó, cũng có thể như rất nhiều trang phục khác của Ngọc Duy, đều có hơi ấm của bàn tay người vợ chọn lựa cho chồng. 

Không chỉ thế, tuy không xuất hiện trong câu chuyện diễn ra ở một quán cà phê nhỏ ngay trước khi “Nam Tiến”, dấu ấn của người vợ đó luôn xuất hiện qua tâm sự của người chồng. 

Có vẻ như, mọi điều đều ổn với Ngọc Duy, miễn là anh được song hành cùng người bạn đời cùng tuổi Bính Dần (1986).

“NGƯỜI PHỤ NỮ QUYẾT ĐỊNH TẤT CẢ”


- CLB Hà Nội, ở mùa đầu tiên trở lại V.League, sắp sửa “chuyển hộ khẩu” vào Thành phố Hồ Chí Minh. Tâm trạng của Ngọc Duy thế nào? 

+ Rất khó diễn tả. Kể từ năm 14 tuổi đến nay, khi còn ăn tập ở Thể Công đến khi chinh chiến ở V.League trong màu áo lính, rồi Hà Nội T&T và CLB Hà Nội, chưa bao giờ tôi phải xa Hà Nội. 

Thế nhưng bây giờ, tôi và toàn bộ đội bóng đều chuẩn bị có một chuyến thiên di “Nam tiến” đầy bất ngờ. Là cầu thủ chuyên nghiệp, tôi buộc phải chấp nhận cuộc sống xa nhà bởi nó là đặc thù dĩ nhiên của nghề “quần đùi áo số”. 

- Anh có vẻ bình thản nhỉ? Thế còn gia đình, vợ con thì sao? 

+ À, sự bình thản của tôi có được là nhờ vợ cả. Nói thật với anh, vợ tôi lo toan, cáng đáng hết. Tôi vào trong kia thi đấu, cô ấy chấp nhận đưa cả con cái vào cùng để lúc nào gia đình cũng được ở bên nhau. 

Tìm chỗ ở mới, chỗ ăn học mới cho 2 con đâu phải chuyện đơn giản. Thế nhưng, cô ấy lo liệu ổn thỏa cả bởi có thế mới dám vào cả nhà. 

- “Bà nội tướng” của anh thật tuyệt vời phải không?

+ Tôi từ nhỏ đến giờ chỉ biết ăn, ngủ và chơi bóng. Đâu biết làm gì khác. Cầu thủ đa phần đều như thế hết. Mọi chuyện trong gia đình, từ to đến nhỏ đều phó thác cho vợ. Cũng may, vợ là người phụ nữ đảm đang, chịu thương chịu khó, lại biết hy sinh vì chồng con, nên lúc nào tôi cũng có chỗ dựa là hậu phương vững chắc.

Sau khi lấy tôi, rồi sinh con, vợ tôi đã quyết định nghỉ làm ở một nơi có thu nhập tốt, bất chấp sự cản trở quyết liệt của nhiều người, trong đó có cả mẹ vợ tôi. Tôi không cản trở, không khuyến khích mà chỉ tôn trọng quyết định cá nhân của vợ mình. Cũng may là, vợ tôi chưa bao giờ hối tiếc vì sự lựa chọn cá nhân. 

Dù ở nhà, chăm sóc chồng và 2 con, nhưng cô ấy không sống dựa vào thu nhập của tôi mà vẫn xoay xở mọi cách để kiếm tiền nhờ một shop thời trang online. Hôm nay, trong lúc chúng ta đang trò chuyện, thì cô ấy đang ở Bangkok để nhập hàng về bán (cười).

- Anh từng mở một quán cà phê đúng không? Chắc cũng do vợ anh quản lý?

+ Đúng thế, tôi mở như để trải nghiệm thôi chứ vợ tôi là quản lý chính. Sau này, do cô ấy bận bịu quá nên đành dẹp. 

- Giữa hai vợ chồng, có nhiều điểm chung không?

+ Tất nhiên là thế rồi. 7 năm sống chung, với 2 mặt con đủ nếp, đủ tẻ, chúng tôi chia sẻ với nhau rất nhiều thứ trong cuộc sống. 

Chúng tôi thích đi cà phê với nhau hễ khi nào có thời gian rảnh. Cuối tuần, vợ chồng con cái đưa nhau đi xem phim. Hễ có chương trình ca nhạc nào ưa thích, chúng tôi lại lấy vé đi coi…

- Tôi không thấy yếu tố bóng đá ở đây?

+ À, đó là là do tôi chưa kể mà thôi. Trước khi yêu và lấy tôi, cô ấy chẳng mấy khi xem bóng đá. Thế nhưng, kể từ lúc trở thành vợ tôi, hễ trận nào tôi thi đấu ở Hà Nội, là cô ấy lại có mặt trên khán đài để cổ vũ. Vốn kiến thức về bóng đá của vợ tôi cũng khá đáng nể đấy. 

- Làm thế nào mà anh quen được cô ấy?

+ Tôi nghĩ là do duyên số. Vợ chồng tôi gặp nhau ở đám mừng sinh nhật một người bạn chung. Sau đó yêu nhau và nên vợ nên chồng. 

- Vợ anh đảm đang như vậy, chắc anh chẳng phải động tay động chân gì việc nhà nhỉ?

+ Ôi có chứ. Nói thật với anh, tôi chẳng nề hà chuyện gì cả. Từ dọn dẹp nhà cửa đến rửa bát đĩa. Mình là cầu thủ, quỹ thời gian dành cho gia đình hạn hẹp, nên tranh thủ lúc nào ở nhà là giúp đỡ vợ một chút gọi là. 

Như tôi đã nói ở trên, cầu thủ chúng tôi chỉ biết ăn và đá bóng, nên nếu không có được người vợ tảo tần thì mệt lắm. Cũng may mà… (Cười). Đấy ngay như chuyện tôi bình thản trước việc thay đổi địa phương thi đấu, cũng là nhờ công vợ. Người đàn bà quyết định tất cả!


“LUÔN ĐAU ĐÁU TÌNH YÊU THỂ CÔNG”


- Anh đến với bóng đá như thế nào nhỉ?

+ Như mọi đứa trẻ mê bóng đá thôi anh. Hồi xưa, quanh nhà tôi ở có nhiều khoảnh đất trống nên đám nhóc tụi tôi tha hồ quần thảo với trái bóng. Lớn lên một chút, tôi bắt đầu ăn tập ở “lò” Thể Công. 

Hồi đó, tôi cứ nhớ mãi hình ảnh của mình là một thằng nhóc lóc cóc đạp xe từ Cầu Chui (Gia Lâm) sang sân Cột Cờ để học chơi bóng. Lớn lên chút thì được bố chở bằng xe máy. 

- Anh thuộc lứa cầu thủ tài năng của Thể Công được cử đi tập huấn ở Bulgaria. Nhưng có vẻ lứa đó bị dang dở ? 

+ Có thể nói, lứa chúng tôi chẳng khác gì lứa cầu thủ của Học viện Hoàng Anh Gia Lai bây giờ cả. Rồi lại được Viettel cử sang tập huấn tại Bulgaria vào năm 2006. 

Theo dự kiến, chúng tôi sẽ tập huấn ở đây 16 tháng. Nhưng do không nghiên cứu kỹ quy tắc cấp visa của Bulgaria nên vấn đề nảy sinh. Bởi Bulgaria chỉ cấp visa mỗi lần 3 tháng, và gia hạn 2 lần liên tiếp mà thôi. 

Sau 6 tháng, chúng tôi buộc phải ra khỏi Bulgaria, đến nước châu Âu nào đó rồi mới quay trở lại Bulgaria để nhập cảnh. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà chúng tôi quay về Việt Nam, rồi lại sang tập huấn tiếp 6 tháng ở… Đức. 

Kể ra, nếu không bị sự cố visa trên để hoàn tất chương trình 16 tháng huấn luyện ở Bulgaria, tôi chắc chắn rằng, lứa chúng tôi cũng sẽ làm nên điều gì đó bởi những gì chúng tôi được tập huấn là rất bổ ích. Thế nhưng…

- Sau khi Thể Công tan rã, dường như cầu thủ của Thể Công khó tìm thấy thành công ở những đội bóng mới? Anh nghĩ thế nào về vấn đề này?

+ Theo tôi, có lẽ cầu thủ Thể Công bị chi phối bởi tính kỷ luật quân đội. Chúng tôi chỉn chu trong mọi lĩnh vực nhưng lại thiếu đi một chút cá tính, một chút bất cần trong tính cách để tạo nên sự tương thích cao khi ra khỏi môi trường Thể Công. 

- Anh nghĩ gì nếu như Thể Công được tái lập trong thời gian tới đây?

+ Tôi cũng hiểu ý câu hỏi của anh rằng, liệu tôi có quay trở lại khoác áo Thể Công nếu đội bóng tái lập không chứ gì? 

Tôi xin nói thẳng luôn: Là cầu thủ chuyên nghiệp, tôi phải tôn trọng hợp đồng của mình với đội bóng chủ quản chứ không phải muốn hay không muốn theo sở thích cá nhân. Về mặt tình cảm, tôi luôn khao khát có ngày được khoác lại màu áo Thể Công. 

Chuyện chia ly, giải tán đội bóng là điều đáng tiếc nhất mà chẳng ai mong muốn. Nhưng biết làm thế nào được, đó là số phận của cả một đội bóng và biết bao con người yêu mến nó. 


BÌNH THẢN KHI “KHÔNG GẶP THỜI”


- Anh được đánh giá là cầu thủ có kỹ thuật hay nhất nhì Việt Nam trong thời của mình nhưng lại không tỏa sáng trong màu áo ĐTQG nhỉ?

+ Điều này thật khó nói, nhưng tôi cho rằng có lẽ tôi “vô duyên” với màu áo Tuyển.  Về vấn đề này có 2 khía cạnh. 

Thứ nhất, tôi không may mắn dính chấn thương đúng lúc mình thi đấu tỏa sáng nhất vào năm 2009. Sau 9 tháng dưỡng thương, tôi mới có thể trở lại sân cỏ thì cơ hội đã mờ nhạt.

Thứ hai, tôi sinh không gặp thời. Vốn là một tiền vệ cánh, nhưng ở những năm tôi sung sức, vị trí này không được trọng dụng vì lý do chiến thuật. 
Tôi buộc phải đá bó vào trong nên cũng bị hạn chế rất nhiều đến lối chơi và sở trường thi đấu kỹ thuật. 

Chỉ có giai đoạn ông Henrique Calisto cầm ĐT Việt Nam vào giai đoạn 2009-2010 là tôi thấy vai trò của mình phù hợp. Nhưng rất tiếc khi đó lại dính chấn thương.

- Có phải do anh yếu thể lực nên ít được chấm không? 

+ Cầu thủ nào cũng có điểm mạnh, yếu. Tôi là người thiên về lối chơi kỹ thuật nên không thể thi đấu theo kiểu thiên về thể lực được. Chuyện HLV chọn lựa tuyển thủ thế nào là phụ thuộc vào nhãn quan cá nhân và tiêu chí tuyển lựa khác nhau. 

Bản thân tôi chơi bóng không nổi bật bằng người khác, nhưng tư duy bao quát, khả năng kết hợp với đồng đội lại là thế mạnh của tôi. Kể từ sau chấn thương năm 2009, tôi may mắn không phải nằm viện nghiêm trọng lần nào nữa, luôn giữ phong độ ổn định, mỗi mùa ghi 5-6 bàn thắng. 

- Anh có thấy buồn khi bị coi vô duyên với ĐTQG không? 

+ Buồn thì có nhưng tôi chấp nhận nó một cách bình thản. Mình không gặp thời thì có muốn khác cũng chịu. Quan trọng là ở CLB, lãnh đạo rất tin tưởng mình nên sẽ phải nỗ lực thi đấu, cống hiến để đáp lại sự tin tưởng đó. Mùa này, được trao băng thủ quân của đội bóng tân binh V.League, tôi càng phải cố gắng nhiều hơn nữa.

- Anh dự định sẽ thi đấu thêm bao nhiêu năm nữa?

+ Với tình trạng hiện nay, tôi nghĩ mình có thể thi đấu thêm 3 mùa nữa.

- Sau đó, khi anh giải nghệ, dự tính tương lai sẽ là gì?

+ Tôi đã có dự định đi học bằng HLV. Năm vừa qua, vì có quá nhiều trở ngại nên kế hoạch đó chưa được thực hiện. 

- Xin chúc anh thi đấu thành công dù ở bất cứ đâu, đồng thời xin chúc gia đình của anh luôn tràn ngập hạnh phúc và niềm vui!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Marcell Jansen treo giầy làm marketing Marcell Jansen treo giầy làm marketing

    29 tuổi, đúng vào độ tuổi chín nhất của sự nghiệp thi đấu thì Marcell Jansen bất ngờ giải nghệ. Nhưng là một cầu thủ thông minh và nhạy bén, cựu ngôi sao Bayern, Hamburg và ĐT Đức đã có những toan tính cẩn thận, từng bước cho một sự nghiệp mới không bóng đá trước khi quyết định treo giày…

  • Jari Litmanen về quê vợ tư vấn cá cược Jari Litmanen về quê vợ tư vấn cá cược

    Mùa Hè năm 2011, Jari Litmanen - siêu sao bóng đá thập niên 1990 giã từ sân cỏ trong màu áo HJK. Kể từ ấy, cựu tiền đạo Ajax, Barca và Liverpool sống lặng lẽ, yên bình cùng vợ con tại Tallinn, thủ đô đất nước Estonia.

  • Bóng đá Anh suy yếu vì... nhiều tiền Bóng đá Anh suy yếu vì... nhiều tiền

    Bóng đá Anh chỉ giàu có khi Premier League ra đời vào năm 1992 và kể từ đó, chất lượng chuyên môn của "quê hương bóng đá" bắt đầu sụp giảm. Tiền khiến người Anh có giải vô địch quốc gia hấp dẫn nhất hành tinh, nhưng tiền cũng khiến Tam Sư trở thành những chú mèo ở đẳng cấp ĐTQG.

  • Anthony Stevens & chuyện tình cổ tích chắp cánh cho sự nghiệp Anthony Stevens & chuyện tình cổ tích chắp cánh cho sự nghiệp

    Thi đấu tồi tệ tại Nga nhưng chính tại nơi đây Errol Anthony Stevens lại gặp được một nửa của mình. Cô gái tóc vàng xinh đẹp đã chấp nhận vứt bỏ tất cả để theo chàng trai Jamaica tới Thái Lan, Việt Nam, những mảnh đất mà cô chưa từng biết tới.

  • Nguyễn Bảo Quân: “ĐT futsal Việt Nam không đến World Cup để du lịch” Nguyễn Bảo Quân: “ĐT futsal Việt Nam không đến World Cup để du lịch”

    Trong khoảnh khắc Phùng Trọng Luân thực hiện thành công lượt sút luân lưu để mang về chiến thắng trước Nhật Bản, toàn đội Futsal Việt Nam như vỡ òa trong niềm vui sướng.

  • Về hưu, Rivaldo bán xe chống đạn vì Chúa Về hưu, Rivaldo bán xe chống đạn vì Chúa

    Sau khi treo giày, Rivaldo không tiếp tục theo đuổi sự nghiệp bóng đá trên cương vị lãnh đạo dù có cơ hội. Anh mở công ty chuyên kinh doanh xe hơi chống đạn hạng sang. Nhưng cơ duyên nào đưa cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 1999 đến với cái nghề này? Đó là nhờ một lời khải truyền của Chúa...

  • Man United vô đối về bê bối tình dục Man United vô đối về bê bối tình dục

    Từ thời George Best tới “thế hệ 92” và ngày nay là “những cậu nhóc” như Timothy Fosu-Mensah, Manchester United luôn là tâm điểm của những bê bối tình dục…

  • ĐT Đức: Hết rồi thời “lao động với quả bóng” ĐT Đức: Hết rồi thời “lao động với quả bóng”

    Một thời, người ta luôn nói đến “tinh thần Đức”, “ý chí Đức”. Cũng đúng, khi mà xã hội thế nào thì bóng đá thế ấy. Bây giờ, xã hội Đức khác hẳn, và bóng đá Đức giờ cũng khác hẳn ngày xưa. Chỉ có một điều không bao giờ đổi, như cựu danh thủ Anh Gary Lineker từng nói: “Bóng đá là môn thể thao có 22 cầu thủ, và cuối cùng người Đức luôn thắng”.

  • Giải Thể Thao Sinh Viên Việt Nam VUG: Sức mạnh tinh thần từ cựu sinh viên Giải Thể Thao Sinh Viên Việt Nam VUG: Sức mạnh tinh thần từ cựu sinh viên

    Sau nhiều tháng trời tranh tài quyết liệt và sôi nổi, cúp futsal toàn quốc Giải Thể Thao Sinh Viên Việt Nam (VUG) đã kết thúc với chức vô địch dành cho đại học Xây dựng Hà Nội sau khi đánh bại đại học Kiến trúc Đà Nẵng 3-1 trong trận chung kết diễn ra hôm 15/5 tại Nhà thi đấu Tân Bình (TP.HCM).

  • Các chủ đề chém gió của cánh mày râu Các chủ đề chém gió của cánh mày râu

    Đàn ông khoái cà kê cũng như phụ nữ khoái shopping, làm đẹp. Những khi ngồi lại với nhóm chiến hữu thân thiết, đàn ông lại tám đủ thứ chuyện trên đời. Vậy khi tụ tập, cánh mày râu thường “chém gió” về những chủ đề gì?

  • Võ sư mù Nguyễn Kim Hoàng - Chế ngự khổ đau bằng Pencak Silat Võ sư mù Nguyễn Kim Hoàng - Chế ngự khổ đau bằng Pencak Silat

    Căn bệnh Lupus ban đỏ đã cướp đi cầu thận và đôi mắt của võ sư Nguyễn Kim Hoàng. Nhưng nó không thể quật ngã thầy ra khỏi “thảm đấu” của cuộc sống. Bằng nghị lực quật cường và tình yêu mạnh mẽ với Pencak Silat, thầy vẫn rắn rỏi chiến đấu với bệnh tật, vượt qua cơ cực số phận để tiếp tục truyền dạy tinh hoa võ học cho lớp lớp học trò.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x