1. Rành mạch vị trí
Những vị trí khác nhau cần phương pháp tập luyện khác nhau, đó là chia sẻ của Mark Howard, trưởng ban thể chất CLB Blackburn Rovers. “Ví dụ, một tiền vệ trung tâm thường phải hoạt động trong phạm vi hẹp, cần tới những tình huống ngoặt bóng ngắn, đột ngột. Một cầu thủ chạy cánh cần những tình huống xử lý rộng hơn, khả năng bứt tốc trong khoảng 30 – 40 mét, sau đó lại chạy chậm về vị trí. Một thủ môn thì cần có sức bật tốt”.
2. Nhớ tập các nhóm cơ phía sau
Những chấn thương thường là do sự thiếu cân bằng của cơ thể. “Khi tập những bài tập thể lực, đừng quên những bài tập ở phía sau như lưng, đùi sau hay mông chẳng hạn”, Howard căn dặn.

Đừng quên các bài tập cơ mông và cơ đùi sau
3. Uống nhiều nước
Phải giữ cơ thể luôn đủ nước để đảm bảo nó hoạt động tốt nhất. “Chỉ một chút mất nước thôi cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động”, Howard cho biết, “vì thế hãy uống nhiều nước trước và trong khi tập. Về thực phẩm, bạn nên ăn những thức ăn chứa carbohydrate trước trận đấu ít ngày để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ bắp. Đừng ăn vào ngày thi đấu, bởi như thế là quá trễ”.
4. Dãn cơ
Sự linh hoạt là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa chấn thương. “Trước mỗi trận đấu, chúng tôi thực hiện nhiều bài tập dãn cơ theo các động tác có thể phải sử dụng trên sân. Các bài tập Pilates và yoga rất hữu dụng cho cầu thủ, nó nâng cao sự ổn định cơ bắp”.
5. Hãy nhanh nhẹn lên
Sức bền và sức mạnh tốt rất quan trọng, “nhưng chúng ta cũng cần phải làm cho cơ thể nhanh nhẹn hơn”, Howard cho biết. “Cầu thủ cần phải tăng tốc tốt hơn, phải dừng và đổi hướng đột ngột mà không bị mất đà. Nó phụ thuộc nhiều vào sức mạnh đôi chân”.