Đá phạt trực tiếp trong bóng đá

BONGDAPLUS
06:00 ngày 04-06-2021
Đá phạt trực tiếp là một thuật ngữ rất quen thuộc trong bóng đá nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đá phạt trực tiếp là gì, đá phạt trực tiếp xuất hiện khi nào, điều gì khiến một tình huống đá phạt trực tiếp hợp quy và phạm quy… Hãy đọc bài viết này để có thể biết tất tần tật về đá phạt trực tiếp trong bóng đá.  

Đá phạt trực tiếp là gì?

Trong một trận đấu, bất cứ khi nào chúng ta thấy trọng tài cất còi khi một cầu thủ bị đối phương phạm lỗi nặng ở ngoài vòng 16m50 như đẩy ngã, đốn ngã hoặc một cầu thủ để bóng chạm tay trong một tình huống tranh chấp bóng, chúng ta hiểu rằng, một tình huống đá phạt trực tiếp xuất hiện.  

Bàn thắng ở tình huống đá phạt trực tiếp, tính từ điểm trái bóng xuất phát từ điểm đá phạt bay thẳng vào lưới mà không cần chạm cứ cầu thủ đối phương nào được công nhận là hợp lệ. Do đó, những quả đá phạt trực tiếp thường được coi là cơ hội ghi bàn lớn trong bóng đá.  

Những lỗi nào dẫn đến quả đá phạt trực tiếp?

• Xô đẩy hoặc kéo áo khiến đối thủ bị ngã hoặc mất thăng bằng
• Đá vào chân hay tìm cách đá vào chân đối thủ
• Đánh vào người hay tìm cách đánh vào người đối thủ
• Cản trở đối thủ di chuyển hoặc xử lý bóng
• Choài bóng, tắc bóng nhưng lại chạm chân đối thủ trước
• Nhổ nước bọt vào đối thủ
• Cố tình chơi bóng bằng tay
• Tấn công đối thủ  

Kéo áo khiến đối phương bị ngã là một lỗi dẫn tới tình huống đá phạt trực tiếp

Luật đá phạt trực tiếp của FIFA  

Theo luật 13 của FA về Đá Phạt Trực Tiếp, khi trọng tài thổi còi và chỉ tay xuống điểm một cầu thủ bị đối phương phạm lỗi hoặc một cầu thủ để bóng chạm tay, thì đó chính là điểm đặt bóng của quả đá phạt trực tiếp. Đội bị phạt sẽ lập hàng rào để ngăn chặn hay giảm thiểu mức độ nguy hiểm của quả đá phạt trực tiếp.  

Hàng rào này phải cách điểm đặt bóng tối thiểu 9m15 cho đến khi cầu thủ sút phạt chạm chân vào bóng. Thời gian lập hàng rào sẽ tùy thuộc vào từng mức độ nguy hiểm dẫn tới khả năng ghi bàn của điểm sút phạt. Ví dụ, ở những tình huống đá phạt trực tiếp mà điểm đá phạt ở ngay sát vòng cấm địa thì trọng tài sẽ cho thủ môn của đội bị đá phạt có thêm thời gian để chỉ huy đồng đội lập hàng rào.  

Nếu điểm đá phạt trực tiếp quá gần vòng 16m50 thì hàng rào chống đá phạt có thể không cần phải cách vị trí đặt bóng đúng 9m15 mà chỉ cần cách một khoảng tối thiểu bằng 1/3 khoảng cách từ điểm đặt bóng tới khung thành.

Nếu như thời gian lập hàng rào quá ít, thủ môn cũng có thể kiến nghị với trọng tài để tăng thời gian. Tuy nhiên, đối với những cầu thủ cố tình ngăn cản hoặc cố tình làm trì hoãn tình huống đá phạt trực tiếp sẽ bị trọng tài xử lý theo từng mức độ vi phạm.

Cầu thủ thực hiện cú sút phạt trực tiếp có thể sút bóng ngay sau khi trọng tại cho phép nếu như không có cầu thủ nào của đội đối phương đứng ở trong phạm vi 3m tính từ điểm đá phạt. Bóng sẽ được coi bóng sống ngay sau khi cầu thủ thực hiện quả đá phạt trực tiếp chạm chân vào bóng.  

Trong trường hợp bóng chạm vào tay một cầu thủ lập hàng rào ở ngoài vòng 16m50 thì sẽ có một quá đá phạt trực tiếp khác ở ngay vị trí cầu thủ để bóng chạm vào tay. Nếu như cầu thủ lập hàng rào để bóng chạm vào tay trong vòng cấm thì đối phương sẽ được hưởng một quả phạt đền 11m.  

Hàng rào trong tình huống chống đá phạt trực tiếp phải cách điểm đặt bóng 9,15m

Các quy định về cách thực hiện quả đá phạt trực tiếp

• Điểm đá phạt trực tiếp

Như đã nói ở trên, điểm đặt bóng để thực hiện quả đá phạt trực tiếp chính là điểm xuất hiện tình huống phạm lỗi do trọng tài xác định. Tất nhiên, nó phải nằm ngoài vòng 16m50.  

• Lập hàng rào ngăn cản đá phạt trực tiếp

Hàng rào ngăn cản quả đá phạt trực tiếp phải cách điểm đặt bóng tối thiểu 9m15 cho đến khi cầu thủ sút phạt chạm chân vào bóng. Nếu điểm đá phạt trực tiếp quá gần vòng 16m50 thì hàng rào không cần phải cách vị trí đặt bóng đúng 9m15 mà chỉ cần cách một khoảng tối thiểu bằng 1/3 khoảng cách từ điểm đặt bóng tới khung thành.  

Số người và người lập hàng rào sẽ do thủ môn của đội bị đá phạt trực tiếp lựa chọn, đa phần hàng rào thường gồm 5 người tuỳ theo khoảng cách của điểm đá phạt đến khung thành. Cầu thủ của đội đá phạt cũng có thể đứng trong hàng rào để tạo ra khoảng trống cho bóng đi qua.  

Thời gian lập hàng rào sẽ do trọng tài chỉ định tùy thuộc vào từng mức độ nguy hiểm dẫn tới khả năng ghi bàn của điểm sút phạt. Nếu điểm đá phạt ở ngay sát vòng 16m50 thì trọng tài sẽ cho thủ môn của đội bị đá phạt có thêm thời gian để lập hàng rào hoặc thủ môn có thể xin thêm thời gian.  

Những cú đá phạt trực tiếp thành bàn đẹp nhất

 

• Thực hiện cú sút phạt trực tiếp

Cầu thủ thực hiện cú sút phạt trực tiếp có thể sút bóng ngay sau khi trọng tại cho phép nếu như không có cầu thủ nào của đội đối phương đứng ở trong phạm vi 3m tính từ điểm đá phạt. Bóng sẽ được coi bóng sống ngay sau khi cầu thủ thực hiện quả đá phạt trực tiếp chạm chân vào bóng.  

• Bàn thắng

Bàn thắng ở tình huống đá phạt trực tiếp, tính từ điểm trái bóng xuất phát từ điểm đá phạt bay thẳng vào lưới mà không cần chạm cứ cầu thủ đối phương nào được công nhận là hợp lệ. Khi cầu thủ đá phạt chạm bóng, bóng được là bóng sống và nếu nó bay vào lưới bởi những cầu thủ khác, kể cả cầu thủ của đội chịu đá phạt, thì bàn thắng vẫn hợp lệ  

• Bóng

Nếu bóng đi thẳng vào lưới đối phương, bàn thắng được công nhận. Nếu bóng bay vào lưới đội được đá phạt trực tiếp thì đối phương được hưởng quả phạt góc. Nếu bóng chạm tay của cầu thủ lập hàng rào, một quả đá phạt trực tiếp lại xuất hiện tại điểm bóng chạm tay. Nếu bóng chạm tay cầu thủ lập hàng rào trong vòng 16m50, trọng tài sẽ thổi penalty.  

Khi cầu thủ chưa chạm chân vào bóng trong pha đá phạt trực tiếp thì bóng bị coi là bóng chết

Một số chiến thuật đá phạt trực tiếp  

Trong một tình huống đá phạt trực tiếp, các cầu thủ thường thực hiện theo 3 cách sau đây:

• Cách thứ nhất: Sử dụng mu bàn chân để sút bóng mạnh hết sức có thể. Có thể để cho một cầu thủ khác đẩy bóng ra xa người và sút bóng hoặc trực tiếp sút bóng ở ngay vị trí đặt bóng. Những chuyên gia sút phạt như Roberto Carlos, Steven Gerrard, Frank Lampard… thường dùng cách này.  

Roberto Carlos của ĐT Brazil từng là huyền thoại đá phạt trực tiếp

• Cách thứ 2: Sử dụng lòng phía trong bàn sân để sút bóng, đánh lừa hậu vệ và thủ môn của đối phương bằng cách đưa bóng đi lệch. Đây là kiểu sút thường được siêu sao sút phạt như Xabi Alonso, Xavi Hernandez, David Beckham, Lionel Messi… áp dụng.  

• Cách thứ 3: Đây cũng chính là cách sút phạt trực tiếp khó thực hiện nhất. Cầu thủ thực quả đá phạt trực tiếp sẽ sút bóng nhẹ nhưng bóng đi rất xoáy. Thủ môn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu với một cú sút này. Những cầu thủ chuyên gia sút phạt trực tiếp kiểu này chính là Andrea Pirlo, Juninho…

Chuyên gia đá phạt trực tiếp Messi và những siêu phẩm

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x