Sự thống trị của bóng đá Hungary ở thập niên 1950 (kỳ 2)

Sự hình thành 'Golden Team' và cuộc tháo chạy của dàn sao Hungary

Trần Hoà
05:45 ngày 07-04-2020
Như đã đề cập ở kỳ 1, từ trận đấu giữa hai CLB mạnh nhất châu Âu thập niên 1950 là Budapest Honved và Wolves, tờ L’Equipe nảy sinh ý tưởng về một giải đấu cho các nhà vô địch.
Sự hình thành 'Golden Team' và cuộc tháo chạy của dàn sao Hungary

Cúp C1 hay Champions League ngày nay đã ra đời năm 1955. Còn ở kỳ này, chúng ta sẽ nói về Honved - một đội bóng Hungary huyền thoại và từng phải chứng kiến các ngôi sao đồng loạt rời bỏ quê hương!

“Golden Team”
Honved được ví như “Dream Team” đầu tiên trong lịch sử bóng đá thế giới với những siêu cầu thủ như Ferenc Puskas, Sandor Kocsis, Laszlo Budai, Zoltan Czibor, Jozsef Bozsik và Gyula Grosics. Họ đã thống trị bóng đá Hungary và châu Âu hồi thập niên 50 thế kỷ trước. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là đội bóng đầy bí ẩn, bởi nó tồn tại cách đây hơn nửa thế kỷ, đồng thời lại ở nền bóng đá không vững mạnh như Hungary. Đặc biệt, sự bí ẩn đến từ việc dàn sao của Honved đồng loạt tháo chạy khỏi Hungary không lâu sau khi cùng đội nhà và các CLB khác thành lập nên Cúp C1.

Do những bất đồng về chính trị, nhiều người đã rời bỏ quốc gia này để đến với phương Tây. Dàn cầu thủ của Honved không phải những ngôi sao bóng đá tháo chạy đầu tiên. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1949, khi Laszla Kubala rời quê hương trong thùng một chiếc xe tải để đến một trại tị nạn ở Áo. Tại đây, sau rất nhiều biến cố, ông đã gia nhập Barca và rồi trở thành một huyền thoại. 

Trở lại với Honved, CLB này ban đầu không quá hùng mạnh. Tuy nhiên, năm 1950, họ đổi tên thành Budapesti Honved SE và trở thành đội bóng của quân đội. Lúc đó, Honved đã có hai cầu thủ rất xuất chúng là tiền đạo Puskas và tiền vệ Bozsik. Nhờ quy chế quân đội, Honved đưa về tất cả những cầu thủ hay nhất của Hungary thời đó, gồm cả Kocsis, Czibor, Budai lẫn thủ thành Grosics. 

Tiền đạo Puskas cũng tháo chạy khỏi Hungary

Những huyền thoại tháo chạy
Honved không chỉ thống trị bóng đá Hungary thời đó, gây tiếng vang tại châu Âu, mà còn tạo nên một ĐT Hungary như chỉ có trong truyền thuyết. Ngày 25/11/1953, Hungary làm khách của ĐT Anh. Đó chỉ là trận giao hữu, nhưng đến nay được thế giới túc cầu ca tụng và thừa nhận là “Trận đấu của thế kỷ”. Tam sư bất khả chiến bại trên sân nhà suốt 90 năm trước đó. Nhưng trước hơn 105.000 khán giả nhà, họ thua cay đắng Hungary 3-6. Một năm sau, Anh hành quân tới Hungary để phục hận. Lần này còn ê chề hơn, họ ra về với thất bại 1-7. Cho đến nay, đây vẫn là trận thua đậm nhất trong lịch sử Tam sư.

Từ tháng 5/1950 đến tháng 2/1956, ĐT Hungary được gọi với cái tên Aranycsapat (tức “Golden Team” - Đội bóng vàng) đã giành tới 43 chiến thắng, 6 trận hòa và chỉ chịu 1 thất bại. Đáng tiếc, đó lại chính là trận chung kết World Cup 1954 trước Tây Đức, với tỷ số 2-3 mà họ từng dẫn trước 2-0. Sau này rất nhiều nguồn tin cáo buộc, các cầu thủ Đức đã sử dụng doping liều cao ở hiệp 2 mới có thể thắng ngược Hungary. 

Nhưng rồi, những đội bóng huyền bí đó, Honved và ĐT Hungary đã bị tan rã. Puskas, Bozsik, Kocsis... theo chân đàn anh Kubala rời bỏ Hungary. Sau trận làm làm khách của Bilbao tại Cúp C1 mùa 1955/56, các cầu thủ Honved đều không chịu trở về nước. Cùng với biến cố chính trị diễn ra lúc đó tại Hungary, trận lượt về được tổ chức tại Brussels (Bỉ). 

Kết quả, Honved chỉ có được trận hòa 3-3 và bị loại, còn các cầu thủ của họ tận dụng cơ hội này để tháo chạy. Họ di chuyển từ Brussels bằng tàu hỏa đến Tây Ban Nha. Puskas sau một thời gian dài bị cấm thi đấu may mắn được gia nhập Real. Trong khi đó, Czibor và Kocsis lại chọn Barca. 
Honved suy yếu hoàn toàn, nhưng Real và Barca đã trở nên vĩ đại hơn nhờ những huyền thoại tháo chạy của CLB này. Những ngôi sao Hungary sau đó còn tạo nên cả một kỷ nguyên thành công tại bóng đá Tây Ban Nha.

“Golden Team” vẫn chưa bị qua mặt
Cho đến nay, “Golden Team” - tức Hungary với nòng cốt là các cầu thủ Honved hồi thập niên 50 thế kỷ trước - vẫn được đánh giá là ĐTQG mạnh nhất lịch sử bóng đá. Họ từng giành tới 2.230 điểm vào năm 1954 theo BXH Elo rating. Tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có ĐTQG nào vươn tới cột mốc này. Tây Ban Nha thời còn tung hoàng với tiqui-taca cũng chỉ giành được cao nhất là 2.165 điểm hồi năm 2010. Còn Đức chỉ có điểm cao nhất là 2.223 vào năm 2014.

“Trận đấu thế kỷ” đã thay đổi bóng đá Anh
Trước khi để thua Hungary 3-6 vào năm 1953 tại Wembley và rồi lại thua 1-7 tại Budapest một năm sau, bóng đá Anh luôn xem thường các nền bóng đá khác tại châu Âu. Họ tự hào vượt trội về thể lực và kỹ chiến thuật so với phần còn lại, đồng thời cho rằng sơ đồ WM là bất khả chiến bại. Tuy nhiên, sau trận thua Hungary khi chơi với sơ đồ 2-3-3-2 và mang triết lý bóng đá tổng lực, bóng đá Anh mới chịu thay đổi và học hỏi các mô hình chiến thuật mới. 

27. Cho đến nay, ĐT Hungary vẫn giữ kỷ lục về số bàn thắng ghi được ở một kỳ World Cup, khi có 27 pha lập công ở giải đấu năm 1954.

XEM THÊM

Ighalo từng làm đồng đội giận dỗi bỏ về nhà một mình

Cái nháy mắt của Ronaldo không phải ký ức đen tối nhất của Rooney

Diego Maradona và Juan Riquelme: Hai 'số 10' kỳ diệu nhưng không thể song hành

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x