Man City sẽ 'toang' nếu hệ thống bị lỗi

Từ 11:18 ngày 22-03-2020
Bạn đã bao giờ xem một đàn ong bay? Sinh thời, HLV nổi tiếng Valery Lobanovsky từng nói thế để ví von, về nguyên lý vận hay chiến thuật của các đội bóng do ông huấn luyện.

Mãi đến sau khi đội Dynamo Kiev của ông đoạt Cúp C2 châu Âu năm 1986, Lobanovsky mới được chỉ định dẫn dắt đội tuyển Liên Xô tại World Cup năm ấy. Vì hoàn cảnh đặc biệt (chỉ có vài ngày chuẩn bị), không ai lấy làm lạ khi hơn nửa danh sách đội tuyển Liên Xô tại World Cup 1986 là các cầu thủ Dynamo Kiev.

Nhưng sao Lobanovsky vẫn phải dùng đến 12 cầu thủ của Dynamo Kiev trong danh sách 20 tuyển thủ Liên Xô tại VCK EURO 1988? Dynamo Kiev không quá hay như nhiều người tưởng. Họ thua Steaua Bucharest ở Siêu Cúp châu Âu sau khi đoạt Cúp C2. Họ thua Porto trong cả 2 lượt ở Cúp C1 mùa bóng kế tiếp, rồi thua cả Rangers ngay vòng đầu tiên ở Cúp C1 mùa 1987/88 - chính là mùa bóng mà cũng lực lượng ấy, khi khoác áo Liên Xô thì lại gây ấn tượng ở đấu trường EURO! Và đấy là lý do để Lobanovsky nói về thứ bóng đá mang hơi hướng khoa học của mình.

Có đến 9/11 cầu thủ Liên Xô đá chính ở trận ra quân tại EURO 1988 là các cầu thủ Dynamo Kiev, và họ thắng ngay Hà Lan một cách thuyết phục. Nhưng khi tái ngộ trong trận chung kết thì Liên Xô lại thua Hà Lan 0-2. Thua ngay từ hiệp 1, và thua rõ ràng!

“Đàn ong” của Lobanovsky luôn bay theo những nguyên tắc định sẵn, nhuần nhuyễn như một bản năng. Ông không thể phá vỡ hệ thống đã được lập trình bằng cách chen vào những cầu thủ khác, dù đấy có thể là những ngôi sao xuất sắc hơn.

Và khi Liên Xô bước vào trận chung kết với sự thiếu vắng trung vệ Oleg Kuznetsov - mắt xích tối quan trọng trong cả hệ thống - thì thất bại là kết quả nhãn tiền. Lobanovsky so sánh tình trạng ấy như một đàn ong đột ngột mất đi con ong đầu đàn. Mọi trật tự lập tức tan biến.

Ở loại hình bóng đá cấp CLB thì Rangers, Porto, Steaua Bucharest đều có sự ăn ý nhất định, nên họ thắng Dynamo Kiev. Các ĐTQG thì không có yếu tố ấy, nên Liên Xô của Lobanovsky thành công hơn Dynamo Kiev, cũng của ông.

Man City của Pep Guardiola cũng được “lập trình” như cách huấn luyện của Lobanovsky ngày xưa. Và khi mất trung vệ Aymeric Laporte thì cả hệ thống trong tay Pep cũng “toang”, như khi Liên Xô mất Kuznetsov.

Những lúc thắng như chẻ tre, thầy trò Pep thật ra không siêu phàm như người ta tưởng. Chẳng qua, đấy là những lúc có đủ mọi mắt xích quan trọng, và hệ thống vận hành ổn thỏa mà thôi. Thắng như đấy là bản năng vậy.

Thắng như cỗ máy lúc thuận lợi, đương nhiên Pep phải chấp nhận nguy cơ tan hoang khi có một chi tiết bị hỏng. Pep đã chọn con đường như thế cho mình, chứ chẳng phải ông không thấy nguy cơ “hỏng máy”.

XEM THÊM

Grealish là giải pháp tốt hơn Maddison dành cho M.U

Covid-19 'khai tử' các bản hợp đồng bom tấn

Thấy và chưa thấy gì từ cuộc họp quyết định số phận Premier League?

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Cùng tác giả
TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x